Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Đồng Nai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Đồng Nai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

Báo cáo của Google về sự thay đổi xu hướng của người tiêu dùng


COVID-19 đã làm thay đổi cơ bản lối sống của chúng ta và cách chúng ta kết nối với mọi người. Nó cũng làm thay đổi sự quan tâm, sự kỳ vọng và hành vi mua sắm của khách hàng. Google đúc kết ra 5 xu hướng mới sau đây để các doanh nghiệp tham khảo và chọn hướng kinh doanh thích hợp cho mình.

COVID-19 khiến mọi người thay đổi lối sống và hành vi tiêu dùng. Ảnh: Google

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

“Nhà” mới của Facebook


Ngày 8-3, Facebook đã thông báo kể từ ngày này giao diện của ứng dụng trên máy tính sẽ thay đổi theo chiều hướng thuận tiện và tốt đẹp hơn. Thế nhưng với nhiều người, cho đến giờ này vẫn chưa hề thấy Facebook trên máy tính của mình có gì thay đổi cả. Tại sao vậy?

Thực ra Facebook trên máy tính của mọi người trên thế giới đều đã được thay đổi kể từ ngày 8-5-2020. Chỉ có điều là sự thay đổi ấy không diễn ra tự động mà chỉ diễn ra khi có sự tác động của người dùng. Muốn làm quen với giao diện mới, người dùng phải nhấp vào nút Thiết lập trên Menu và chọn mục Chuyển sang phiên bản Facebook mới.

Giao diện phiên bản Facebook mới

Facebook chiến đấu với những nội dung thù hằn trên nền tảng của mình


Những năm qua, mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng bị lên án là nơi dung dưỡng và phát tán những nội dung bạo lực và thù hằn, đặc biệt là sau vụ xả súng tại nhà thờ Hồi giáo ở New Zealand hồi tháng 3 năm ngoái. Facebook đã phải nỗ lực rất nhiều để xóa bỏ những nội dung ấy trên nền tảng của mình.

Có một thực tế đáng buồn là trong những năm qua mạng xã hội là mảnh đất lý tưởng cho việc nuôi dưỡng và phát triển những ý tưởng và hành vi khủng bố, kích động thù hằn và bạo lực. Từ việc khơi gợi ý tưởng khủng bố đến tổ chức hiệu triệu những người tham gia sang đến việc tuyên truyền những “thành quả” đạt được do khủng bố, tất cả đều được thực hiện dễ dàng trên mạng xã hội và nhờ đặc điểm phổ biến rộng, nhanh của nó, những nội dung xấu này lan truyền nhanh chưa từng thấy. Đỉnh điểm của sự việc là vào tháng 3-2019, khi kẻ thủ ác xả súng tại nhà thờ Hồi giáo ở New Zealand.

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2020

Tik Tok hưởng lợi nhờ đại dịch


Khó có thể khẳng định rằng COVID-19 là nguyên nhân chính khiến ứng dụng video giải trí Tik Tok phát triển mạnh, nhưng điều hiển nhiên là trong quý 1-2020 – quý bùng phát đại dịch – số lượt tải ứng dụng Tik Tok trên thế giới là hơn 300 triệu, cao hơn bao giờ hết và vượt xa các ứng dụng khác.

Số lượt tải về và doanh thu tăng vọt

Theo thống kê từ Sensor Tower, trong quý 1-2020 số lượt tải ứng dụng Tik Tok trên toàn cầu là 315 triệu lượt, con số cao nhất trong một quý của Tik Tok và cũng là con số vượt xa số lượt tải của các ứng dụng khác. Hiện TikTok đạt 2 tỷ lượt tải, tăng gấp đôi so với hơn một năm trước.

Biểu đồ số lượt tải Tik Tok theo từng quý. Nguồn: Sensor Tower

Google Lens, đã hay càng hay hơn!

Google Lens là một công nghệ nhận dạng hình ảnh do Google phát triển, được thiết kế để khi ta đưa ống kính máy ảnh (của điện thoại di động) vào một đối tượng nào thì nó sẽ cung cấp các thông tin về đối tượng đó. Ra đời từ cuối năm 2017 trên một số thiết bị của Google, đến tháng 3-2018 Google Lens đã được cài đặt sẵn trên nhiều thiết bị không phải của Google và đem lại những trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. Cách đây vài hôm, Google Lens lại vừa có thêm những tính năng mới nữa, công cụ này đã hay càng hay hơn!

Hãy để Google Lens nhìn giúp bạn

Bạn đang đi dạo bỗng nhìn thấy một bông hoa đẹp và lạ. Bạn muốn biết hoa này là hoa gì nhưng không biết hỏi ai, lên Google tìm cũng không được vì không biết hoa tên gì thì làm sao mà nhập vào để tìm. Hãy để Google Lens giúp bạn. Giơ ống kính Google Lens về phía hoa làm động tác chụp hình, thế là bạn sẽ có ngay các thông tin cần biết về hoa đó.

Giơ Google Lens lên chụp hình hoa, bạn sẽ được cung cấp ngay thông tin về hoa

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Thương mại điện tử Việt Nam trong mùa dịch biến động ra sao?


Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, trong đó có thương mại điện tử (TMĐT) bởi vì khi dịch bệnh bùng phát thì người ta sẽ phải hạn chế di chuyển và giao tiếp trực tiếp, phải mua sắm online nhiều hơn. Thế nhưng cụ thể những biến động này như thế nào? Bản đồ TMĐT Việt Nam Quý 1-2020 do website tìm kiếm và so sánh giá iPrice Group cùng công ty đo lường SimilarWeb vừa công bố cho chúng ta cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này.

Top sàn TMĐT Việt Nam quý 1-2019 có chút ít thay đổi

Bốn ông lớn TMĐT Việt Nam vẫn là bốn cái tên quen thuộc, nhưng trật tự có chút thay đổi. Xếp thứ nhất vẫn là Shopee, Tiki đã lấy lại vị trí thứ nhì, vị trí thứ ba và thứ tư lần lượt là Lazada và Sendo.

Lượng truy cập website của các sàn TMĐT từ Q1-2019 đến Q1-2020. Nguồn: iPrice

Sản phẩm video hội nghị Google Meet được cung cấp miễn phí trên toàn thế giới

Google Meet - sản phẩm video hội nghị với nhiều tính năng cao cấp của Google – vốn là một ứng dụng có thu phí. Trong mùa dịch COVID-19, Google đã cung cấp ứng dụng này miễn phí đến một số đối tượng hạn chế, như trường học. Mới đây, ngày 29-4, Google tuyên bố bắt đầu cung cấp miễn phí Google Meet với đầy đủ tất cả các tính năng cao cấp cho tất cả mọi người dùng trên toàn thế giới.

Cung cấp miễn phí Google Meet trên toàn thế giới

Ngày 29 tháng Tư, Javier Soltero, Phó Chủ tịch G Suite của Google, cho biết:

Các cuộc họp video giúp chúng ta kết nối với nhau - từ trao đổi công việc với đồng nghiệp, tâm sự những người thân cho đến việc học từ nhà.

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

Google giúp bạn tránh rủi ro COVID-19… online


Khi mọi người trên khắp thế giới đang ở nhà do COVID-19, nhiều người đang chuyển sang các ứng dụng và công cụ truyền thông mới để làm việc, tìm hiểu, truy cập thông tin và kết nối với những người thân yêu. Cũng từ đó những rủi ro trực tuyến liên quan đến COVID-19 tăng lên, Google đã có tổng kết và đề xuất những giải pháp hỗ trợ.

Những rủi ro bảo mật trực tuyến lợi dụng sự bùng phát COVID-19

Nhóm phân tích mối đe dọa của Google liên tục theo dõi các hoạt động hack và phát hiện ra một loạt các trò lừa đảo mới như: mail và tin nhắn giả danh các tổ chức từ thiện và tổ chức phi chính phủ (NGO) chống lại COVID -19, hướng dẫn từ các quản trị viên của hệ thống trực tuyến; mail và tin nhắn gửi đến các nhân viên làm việc tại nhà và cả các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe giả mạo. Các hệ thống của Google cũng đã phát hiện ra các trang web chứa phần mềm độc hại đóng vai trò là trang đăng nhập cho các tài khoản truyền thông xã hội phổ biến, các tổ chức y tế và thậm chí cả bản đồ coronavirus. Trong vài tuần qua, các bộ phân loại tiên tiến của Google đã phát hiện 18 triệu phần mềm độc hại hàng ngày và các hành vi lừa đảo liên quan đến COVID-19, bên cạnh hơn 240 triệu tin nhắn rác liên quan đến COVID.

Để bảo vệ bạn khỏi những rủi ro này, Google đã xây dựng các biện pháp bảo vệ nâng cao cho các sản phẩm của Google để tự động xác định và ngăn chặn các mối đe dọa trước khi chúng đến tay người dùng. Các mô hình học máy (machine learning) trong Gmail đã phát hiện và chặn hơn 99,9 % thư rác, lừa đảo và phần mềm độc hại. Bảo mật tích hợp của Google cũng bảo vệ bạn bằng cách thông báo cho bạn trước khi bạn vào các trang web lừa đảo, quét các ứng dụng trong Google Play trước khi bạn tải xuống. Mặc dù vậy, để giữ an toàn ở mọi nơi trực tuyến, không chỉ trên các sản phẩm của Google, Google đề nghị người dùng lưu ý các vấn đề sau.

Facebook ra mắt Messenger cho trẻ em tại Việt Nam


Ngày 22-4, Facebook vừa chính thức giới thiệu Messenger Kids (Messenger cho trẻ em, hay gọi theo Facebook là Messenger nhí) tại Việt Nam. Ứng dụng này hiện có mặt tại hơn 70 quốc gia trên toàn cầu, bao gồm Việt Nam, và sẽ bổ sung thêm nhiều quốc gia khác trong thời gian tới.

Ứng dụng Messenger Kids giúp cha mẹ quản lý bé tốt hơn nhưng vẫn mang đến niềm vui cho bé

Có lẽ đây là thời điểm thích hợp nhất để Facebook tung ra Messenger nhí, trên blog của mình Facebook viết: Khi các trường học đóng cửa và mọi người sống giãn cách, hơn bao giờ hết phụ huynh đang hướng đến công nghệ để giúp con cái họ kết nối với bạn bè và gia đình. Messenger nhí là một ứng dụng trò chuyện và nhắn tin video giúp trẻ em kết nối với bạn bè và gia đình trong một không gian vui vẻ, do phụ huynh kiểm soát. Hôm nay, chúng tôi bắt đầu tung ra Messenger nhí đến nhiều quốc gia hơn và chúng tôi đã thêm các lựa chọn mới cho cha mẹ để kết nối trẻ em với bạn bè. Bắt đầu từ hôm nay, trẻ em ở hơn 70 quốc gia mới trên thế giới có thể sử dụng Messenger nhí, và sẽ có thêm nhiều quốc gia nữa trong thời gian tới.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

YouTube khởi động chiến dịch “Ở nhà với tôi” trên toàn cầu

Hưởng ứng lời kêu gọi giãn cách xã hội cách ly tại nhà để chung tay phòng chống sự lây lan của dịch COVID-19, người dân tại nhiều quốc gia đang thực hiện cách ly xã hội, bao gồm cả Việt Nam. Nhằm giúp mọi người khỏi cảm thấy buồn chán, cô lập và đơn độc trong thời gian này, YouTube đã khởi động chiến dịch #StayHome #WithMe trên toàn cầu.

Hàng ngàn Nhà sáng tạo YouTube trên toàn thế giới đang sản xuất ra các video để đồng hành cùng khán giả của mình trong thời gian cách ly. Theo báo cáo từ YouTube, số lượng video trung bình được tải lên YouTube hằng ngày trên toàn cầu có chứa cụm “Stay Home” (ở nhà) trong tiêu đề kể từ 15-3 đã tăng 590% so với trước đó. Đồng thời, lượt xem trung bình hằng ngày trên toàn cầu cũng tăng 100% với các video nấu ăn và 200% với các video tập luyện tại nhà.

Tại Việt Nam, kênh Google Vietnam đã thay đổi diện mạo mới để ủng hộ chiến dịch này. Nhiều nhà sáng tạo nội dung YouTube Việt cũng đã bắt đầu đặt hashtag #StayHome #WithMe trên video của mình và tăng cường năng suất tạo ra các video thú vị để động viên tinh thần cho các khán giả của mình, cùng nhau trải qua thời gian cách ly xã hội một cách tích cực và ý nghĩa nhất.

Cậu học sinh 17 tuổi và trang web theo dõi tình hình dịch bệnh COVID-19 toàn thế giới


Hiện giờ, để theo dõi tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam hoặc trên toàn thế giới ta có thể vào website của Bộ Y tế hoặc các các website uy tín của các tổ chức quốc tế như WorldOMeters, WHO. Bên cạnh đó có một trang web cũng có đầy đủ thông tin chính xác về dịch bệnh trên toàn thế giới, dễ xem và cập nhật từng phút nhưng lại chỉ do một cậu học sinh 17 tuổi thực hiện. Trang web này được hàng triệu người truy cập mỗi ngày.

Avi Schiffmann và trang web của mình

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020

Ứng dụng Big Data để đo lường hiệu quả cách ly xã hội


Cách ly xã hội (social distancing) là một chiến lược y tế công cộng, nhằm làm hạn chế sự lây lan của bệnh truyền nhiễm, hiện đang được áp dụng tại rất nhiều nơi trên thế giới trước tình trạng COVID-19 đang bùng phát. Việc hạn chế người dân đến những nơi công cộng hoặc giảm lượng người tập trung ở những địa điểm như cơ quan, bệnh viện... cũng nằm trong chiến lược đó. Thế nhưng làm sao đo được mức độ giảm tập trung ở những điểm công cộng ấy?

Chúng ta thấy những bức ảnh chụp cảnh các địa điểm vắng bóng người, nhưng cụ thể là vắng bao nhiêu % so với bình thường và có phải là thường xuyên vắng như thế không hay chỉ là ảnh chụp ngẫu nhiên? Nói cách khác, nếu chính phủ muốn xác định chính xác hiệu quả của việc cách ly xã hội do mình đề ra thì làm sao?

Lợi dụng nỗi lo trước COVID-19, Hacker tấn công mạng trên toàn thế giới


Trong một báo cáo gần đây, ngày 8-4-2020, Microsoft cho biết thời gian qua hackers đã tận dụng những đặc điểm của tình trạng bùng phát COVID-19 để gây ra các cuộc tấn công mạng trên toàn thế giới.

Diễn biến các vụ tấn công qua mạng hiện nay

Trong bài viết của mình, ông Rob Lefferts – phó chủ tịch Microsoft 365 Security – cho biết tất cả các quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới đều có ít nhất là một vụ tấn công qua mạng lợi dụng chủ đề COVID-19, như bản đồ dưới đây cho thấy.

Sơ đồ thể hiện các cuộc tấn công mạng trên thế giới, tính theo số lượng file chứa virus, tính đến 7-4-2020

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

Dịch COVID-19, người Việt tìm gì trên Google?


Google vừa cung cấp số liệu thống kê cho biết người Việt tìm gì trên Google trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID-19. Ngoài ra, theo diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Google Xu hướng (Google Trend) có thêm chuyên trang theo dõi thông tin Xu hướng Tìm kiếm Nổi bật liên quan virus Corona để người dân, doanh nghiệp và truyền thông báo chí có thể nắm bắt kịp thời.

Từ ngày 3-4, Google đã thay đổi Doodle trên trang chủ của mình bằng hình ảnh vui về sống tốt trong thời kỳ dịch COVID-19, với thông điệp: Stay home, Save Lives: Stop coronavirus

Dịch COVID-19, người ta truy cập những trang web nào?


Nếu Google, nhà tìm kiếm chuyên nghiệp, thống kê xem người ta tìm kiếm những gì trên web thì SimilarWeb, nhà phân tích website chuyên nghiệp, lại thống kê cho chúng ta những trang web nào được mọi người truy cập nhiều nhất trong mùa dịch COVID-19. Dữ liệu dưới đây cập nhật ngày 4-4-2020.

Những trang web chính cung cấp thông tin về dịch bệnh COVID-19

SimilarWeb giới thiệu 4 website chính cung cấp thông tin về dịch bệnh COVID-19 trên thế giới. đó là:

-        Website của Tổ chức Y tế Thế giới WHO: who.int. Website này đạt 274,3 triệu lượt truy cập trong 28 ngày qua.
-        Website của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC Hoa kỳ: cdc.gov. Website này đạt 350,7 triệu lượt truy cập trong 28 ngày qua.
-        Website của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Khối EU CDC EU: ecdc.europa.eu. Website này đạt 12 triệu lượt truy cập trong 28 ngày qua.
-        Website thống kê về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên toàn thế giới: www.worldometers.info. Website này đạt 988,8 triệu lượt truy cập trong 28 ngày qua.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Lượng truy cập Facebook tăng vọt nhưng doanh thu theo chiều ngược lại


Những ngày dịch bệnh này nhiều người ở nhà, nhiều người không có việc làm, lại thêm nóng lòng muốn biết thông tin về người thân, về diễn biến bệnh dịch nên lượng truy cập Facebook tăng vọt. Đối với một mạng xã hội, lượng truy cập là chỉ báo quan trọng nhất cho thấy mạng ấy đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, Facebook lại không mừng. Tại sao vậy?

Đối với một mạng xã hội, doanh thu lớn nhất của họ đến từ quảng cáo. Theo quy luật, lượng truy cập càng cao thì số lượng nhấp vào quảng cáo càng nhiều, doanh thu càng lớn. Doanh thu lớn kéo theo lợi nhận cao, mạng xã hội lại có thêm tiền để nâng cấp hệ thống của mình. Với Facebook và những mạng xã hội khác, quy luật ấy không đúng trong thời gian này.

Người Việt đang sử dụng ví điện tử ra sao?

Công ty nghiên cứu thị trường Cimigo ngày 25-3-2020 đã công bố kết quả nghiên cứu về nhận định và hành vi của người dùng đối với những thương hiệu ví điện tử phổ biến tại Việt Nam. Trong xu thế thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là trong tình hình SARS-nCoV-2 đang bùng phát hiện nay, việc tìm hiểu về vấn đề này khá thiết thực không chỉ với người kinh doanh mà cả với người tiêu dùng.

Ví điện tử dùng để thanh toán gì nhiều nhất?

Nghiên cứu của Cimigo cho thấy MoMo, Moca và ZaloPay là 3 ví điện tử được sử dụng phổ biến nhất ở 2 thành phố chính của Việt Nam là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, chiếm 90% thị phần người dùng ví điện tử. Các ví điện tử phổ biến trên thị trường hiện được dùng nhiều nhất để nạp tiền điện thoại, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn định kỳ, thanh toán dịch vụ giao đồ ăn và đặt xe công nghệ. Trong đó, MoMo và ZaloPay được dùng nhiều nhất để nạp tiền điện thoại, chuyển tiền và thanh toán hóa đơn định kỳ. Moca được dùng chủ yếu cho nhu cầu thanh toán xe công nghệ (đối tác của Grab), nạp tiền điện thoại, chuyển tiền và giao đồ ăn.

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

YouTube giữa mùa dịch Covid-19: Thà xóa lầm hơn bỏ sót!


YouTube có một đội ngũ nhân sự rất lớn để kiểm soát các video được tải lên. Trong tình hình đại dịch Covid-19 họ phải giảm một lượng lớn nhân sự này. Như vậy phải chăng việc kiểm duyệt các video tải lên YouTube sẽ lỏng lẻo hơn? Câu trả lời là Không, mà ngược lại.

Trong thông báo mới nhất gửi đến người dùng, YouTube viết:

“Tại YouTube cũng như tại các công ty đối tác, chúng tôi có các nhóm phụ trách việc hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng YouTube – từ những chuyên viên trả lời các câu hỏi của người dùng và nhà sáng tạo, đến những người đánh giá video để phát hiện hành vi vi phạm chính sách. Các nhóm và công ty đối tác này có hàng ngàn nhân viên chuyên trợ giúp người dùng và nhà sáng tạo. Trước diễn biến phức tạp của virus corona, chúng tôi đang tiến hành những bước cần thiết để bảo vệ sức khỏe của nhân viên, lực lượng lao động mở rộng, và các cộng đồng nơi họ sinh sống. Một trong những bước này là giảm số lượng nhân viên ở một số địa điểm nhất định.

Amazon trong cơn lũ SARS-CoV-2

Giữa cao điểm của dịch SARS-CoV-2 nhiều công ty phải hạn chế giờ làm việc của nhân viên, cho làm việc tại nhà hoặc cho nghỉ việc tạm thời. Các đại gia công nghệ như Google, Apple, Microsoft… cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên có một đại gia công nghệ khác hành xử ngược lại, đó là Amazon. Giữa cao điểm dịch SARS-Cov-2, họ tuyển thêm nhân viên, tăng giờ làm việc tại chỗ của nhân viên!

Dù đã tự động hóa cao độ, Amazon vẫn cần đến hàng trăm ngàn công nhân lao động trực tiếp

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

Giữa mùa dịch Covid-19, nhìn lại tình hình thương mại điện tử Việt Nam 2019

Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, mọi người đều hạn chế đi lại, tiếp xúc. Vì vậy việc mua hàng qua mạng trở thành nhu cầu cần thiết hơn trước rất nhiều. Cái khó khăn của nhiều ngành nghề lại trở thành thời cơ thuận lợi cho thương mại điện tử (TMĐT). Trong tình hình đó, ta cùng nhìn lại bản đồ TMĐT Việt Nam năm 2019 để dự báo sự phát triển TMĐT năm 2020.

Bản đồ TMĐT Việt Nam là một bảng thống kê do iPrice Insights thực hiện xếp hạng top 50 doanh nghiệp TMĐT tại Việt Nam dựa trên lượt truy cập trung bình theo quý, xếp hạng ứng dụng di động và số người theo dõi trên mạng xã hội. Bản đồ năm 2019 vừa được công bố đầu tháng 3 năm nay.