Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân vật - Sự kiện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân vật - Sự kiện. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2020

Khi AI (trí tuệ nhân tạo) làm thơ

Trong cuộc sống của mình chắc đôi khi bạn cũng muốn làm thơ nhưng không đủ ngôn từ và ý tưởng để diễn đạt. Nay đã có AI (trí tuệ nhân tạo) giúp bạn rồi đó, chỉ cần bạn gợi ý cho nó câu đầu là nó sẽ sáng tác tiếp cho bạn cả bài thơ (thể loại thơ và dài ngắn thế nào tùy bạn). Còn hơn thế nữa, bạn muốn bài thơ “của mình” theo phong cách ai, nó sẽ làm theo đúng ý bạn ngay!

Dùng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ sáng tác thơ

Đã có phần mềm sử dụng AI để sáng tác thơ theo ý người dùng, đó là phần mềm Verse by verse (Từng vần thơ). Tiếc thay, đây là phần mềm của Mỹ nên nó chỉ biết sáng tác thơ tiếng Anh và theo phong cách của những nhà thơ nổi tiếng của Mỹ chứ không phải phong cách của Xuân Diệu, Nguyễn Bính… Dù sao, tìm hiểu và dùng thử phần mềm này cũng là điều thú vị và đây cũng là gợi ý cho các nhà lập trình Việt Nam tạo ra phần mềm tương tự cho người Việt.

Verse by verse là phần mềm thử nghiệm được hỗ trợ bởi AI giúp bạn sáng tác thơ lấy cảm hứng từ các nhà thơ cổ điển của Mỹ. Bạn có thể dùng thử tại trang web http://sites.research.google/versebyverse/.

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

COVID-19 đang định hình lại kế hoạch mua sắm, làm việc và du lịch của mọi người

Dịp nghỉ lễ cuối năm thường là thời gian cho niềm vui và sự trẻ trung. Mọi người đi thăm viếng nhau hay đi du lịch, họ mua sắm cho người thân yêu và cho chính mình. Đó cũng là dịp nghỉ ngơi và nạp năng lượng để chuẩn bị cho một năm mới. Thế nhưng với sự bùng phát đại dịch COVID-19, kỳ nghỉ lễ cuối năm 2020 trở nên khác đi. Viện Giá trị Kinh doanh của IBM (Institute for Business Value, IBV) đã tiến hành khảo sát để xem đại dịch đang định hình lại kế hoạch mua sắm, làm việc và du lịch của mọi người như thế nào.

Để hiểu rõ hơn về việc đại dịch sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của người tiêu dùng trong những ngày lễ, IBV đã khảo sát hơn 12.000 người trên 8 quốc gia ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu và châu Á. Câu hỏi đặt ra là họ dự định mua sắm, làm việc và du lịch trong dịp nghỉ lễ này như thế nào và những kỳ vọng năm nay khác với những năm trước ra sao.

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2020

Tạo bóng cây với sự trợ lực của AI và không ảnh

Tại các thành phố lớn, bê tông và cơ sở hạ tầng tạo nên những đảo nhiệt – tức là những vùng có nhiệt độ cao hơn xung quanh - dẫn đến chất lượng không khí kém, mất nước và các vấn đề về sức khỏe cộng đồng khác. Tình trạng nhiệt độ khắc nghiệt ngày càng trở nên phổ biến hơn, cây xanh được xem là giải pháp để vừa hạ nhiệt độ đường phố vừa nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nơi nào nóng, cần có thêm bóng râm? Đó là vấn đề mà nhiều thành phố có thể không có ngân sách hoặc nguồn lực để xác định. Không ảnh và trí tuệ nhân tạo (AI) có thể góp sức để giải quyết điều đó.

Google đã xây dựng nên Phòng thí nghiệm Tán cây (Tree Canopy Lab), ở đó kết hợp AI và không ảnh để giúp các thành phố nhìn thấy độ che phủ của tán cây hiện tại và lập kế hoạch cho các dự án trồng cây trong tương lai. Hiện tại, dự án đã bắt đầu với thành phố Los Angeles (Mỹ).

Với Phòng thí nghiệm Tán cây, bạn có thể nhìn thấy cây cối của Los Angeles trong bối cảnh của địa phương, như tỷ lệ phần trăm khu dân cư có lá che phủ, mật độ dân số của khu vực, những khu vực nào dễ bị tổn thương bởi nhiệt độ khắc nghiệt và hội đồng ở địa phương nào có thể giúp trồng cây mới.

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

Thế giới đang tiến hành chuyển đổi số như thế nào?

Dell Technologies vừa công bố bảng Chỉ số Chuyển đổi số (Digital Transformation Index, DT Index), kết quả của một nghiên cứu toàn cầu cho thấy các tổ chức tiến hành chuyển đổi số như thế nào. Đây là bảng cập nhật lần thứ ba và mới nhất của Dell Technologies.

DT Index của Dell là một thước đo toàn cầu cho thấy tình trạng chuyển đổi số và hiệu suất của các tổ chức. Khảo sát này được cập nhật mỗi 2 năm một lần và công bố lần đầu tiên vào năm 2016. Khảo sát lần này thu thập ý kiến từ 4.300 lãnh đạo doanh nghiệp (từ nhân sự cấp cao cho đến các giám đốc) trong các công ty từ quy mô vừa cho đến các tập đoàn lớn tại 18 quốc gia. Dưới tác động của đại dịch COVID-19, chỉ số DT Index năm 2020 cho thấy cứ 10 doanh nghiệp thì 8 đơn vị đã đẩy nhanh một số chương trình chuyển đổi số trong năm nay và 79% trong đó đang sáng tạo lại mô hình kinh doanh. 

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2020

Một tỷ người dùng mới cho 5 năm tới

Sáng kiến Tỷ người dùng tiếp theo (Next billion users, NBU) được Google đề ra cách đây 5 năm. Theo đó một tỷ người dùng Internet tiếp theo sẽ định hình tương lai Internet thế giới. Sáng kiến Tỷ người dùng Tiếp theo của Google tiến hành nghiên cứu và xây dựng các sản phẩm cho họ. Sau 5 năm, số người dùng Internet đã tăng thêm 1,5 tỷ người và dự kiến trong 5 năm tới sẽ tăng thêm 1 tỷ người nữa. Google điểm lại tình hình NBU 5 năm qua và tầm nhìn cho NBU 5 năm tới, đặc biệt trong tình hình bùng phát đại dịch COVID-19.

Bối cảnh Tỷ người dùng tiếp theo 2015 - 2020

Hầu hết những người dùng Internet mới này thuộc về châu Á, châu Mỹ La tinh và châu Phi. Cách mà họ trải nghiệm Internet không giống những người đi trước — kết nối bằng điện thoại của mình (thế hệ trước là máy tính) và khả năng làm quen với các ứng dụng và công cụ mới cực kỳ nhanh (so với thế hệ trước). Những nhu cầu và ý tưởng của họ đang định hình tương lai của công nghệ, nó bao gồm các lĩnh vực từ tài chính toàn diện đến dịch thuật ngôn ngữ.

So với 5 năm trước, Internet đã dễ tiếp cận và dân chủ hơn. Chi phí dữ liệu đã giảm mạnh, giúp số lượng người sở hữu smartphone đạt hơn 3 tỷ. Tỷ lệ người không nói tiếng Anh sử dụng Internet đã đạt 3/4 trên tổng số toàn cầu và mọi người trên thế giới đang ngày càng có xu hướng sử dụng video và giọng nói làm công cụ tìm kiếm thông tin và dịch vụ trực tuyến của họ.

Bối cảnh kỹ thuật số của Tỷ người dùng kế tiếp (NBU) (2015 – 2020). Ảnh: Google

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2020

Bắt nạt qua mạng: Không hề là chuyện nhỏ!

Hiện tượng bắt nạt vốn có từ xưa, thế nhưng khi không gian mạng ngày càng mở rộng và công nghệ tiến bộ thì nó càng phát triển mạnh và gây ra nhiều hậu quả khó ngờ. Một báo cáo gần đây của Microsoft khiến người ta giật mình khi cho biết hiện nay trong 10 người dùng Internet tại Việt Nam thì có hơn 5 người liên quan đến các hành vi bắt nạt.

Thế nào là bắt nạt qua mạng?

Bắt nạt qua mạng – một vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu - được diễn tả bằng thuật ngữ tiếng Anh là cyberbullying - là một hình thức bắt nạt hoặc quấy rối bằng các phương tiện điện tử. Diễn giải chi tiết hơn, bắt nạt qua mạng là khi một cá nhân bị đe dọa, xâm hại, làm nhục, làm xấu hổ hoặc tra tấn tinh thần qua tin nhắn, trang web, mạng xã hội hay các thiết bị điện tử.

Hành vi bắt nạt qua mạng thường thấy nhất là nhục mạ người khác qua mạng xã hội, điều này nhiều khi gây ra hậu quả rất bi thảm. Ảnh minh họa.

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2020

20 năm con người có mặt trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS)

Trạm vũ trụ Quốc tế (International Space Station, viết tắt: ISS) là một tổ hợp công trình nghiên cứu không gian quốc tế, với sự hợp tác của 5 cơ quan: NASA (Mỹ), RKA (Nga), JAXA (Nhật), CSA (Canada) và 10 trong 17 nước thành viên của ESA (châu Âu). Cách nay đúng 20 năm, ngày 2-11-2000, phi hành đoàn đầu tiên gồm các nhà du hành vũ trụ và nhà nghiên cứu đến thường trú tại ngôi nhà mới của họ trên ISS, mở ra một chương mới trong khám phá không gian của con người.

Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Ảnh: NASA

Nhân dịp này NASA phối hợp với Google Art & Culture tổ chức kỷ niệm bằng sự kiện online với rất nhiều nội dung hấp dẫn. Một trong những nội dung đó là tổng hợp 20 câu hỏi thường gặp nhất về Trạm vũ trụ quốc tế và câu trả lời của NASA, thông qua đó người đọc có thể hiểu một cách khái quát nhưng đầy đủ và chính xác nhất về Trạm vũ trụ quốc tế. Sau đây là nội dung 20 câu hỏi và trả lời.

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

Xưa có nghề cạo giấy, nay có nghề… cạo web!

Đầu tháng 10 này Facebook cho biết họ vừa đệ đơn kiện 2 công ty tại Mỹ về tội đã sử dụng phương pháp cạo (scraping) trên website để thực hiện việc thu thập dữ liệu trên phạm vi toàn cầu. Thông tin này khiến người ta nhớ lại ngày xưa thường dùng chữ “nghề cạo giấy” để chỉ những người làm việc bàn giấy trong công sở. Hóa ra xưa có “nghề cạo giấy”, còn nay có “nghề cạo web”.

Thế nào là web scraping?

Web scraping hay Data scraping là một thuật ngữ công nghệ thường được giới chuyên môn ở Việt Nam dịch là “quét dữ liệu” từ các trang web, tuy nhiên nếu dịch sát nghĩa hơn và cũng mô tả đúng bản chất công việc hơn thì nên là “cạo dữ liệu” từ các trang web.

Web scraping là quá trình lấy dữ liệu không có cấu trúc từ các trang web để kết xuất thành dữ liệu có cấu trúc

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020

Tham gia chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc 2020”

Chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020” được Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (National Cyber Security Center - NCSC Vietnam), thuộc Bộ thông tin và Truyền thông tiến hành phối hợp, đồng hành cùng các doanh nghiệp trong Liên minh phòng chống mã độc và xử lý tấn công mạng phát động, nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ lây nhiễm mã độc cho Việt Nam.


Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

Trợ lý ảo – nơi trí tuệ nhân tạo đua tài

Ngày 25-9, Bộ Thông tin & Truyền thông đã tổ chức lễ ra mắt Nền tảng trợ lý ảo tiếng Việt - Viettel Cyberbot. Đây là nền tảng do Trung tâm Không gian mạng Viettel, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội phát triển với mục đích giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng trên nền tảng công nghệ xử lý ngôn ngữ tiếng Việt.

Viettel Cyberbot – một nền tảng công nghệ xử lý ngôn ngữ tiếng Việt, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Nguồn: Cyberbot.vn

Viettel Cyberbot là nền tảng trợ lý ảo tiếng Việt, giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống tổng đài tự động thông qua tương tác với khách hàng bằng tin nhắn (Chatbot) hoặc bằng giọng nói (Callbot).

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

Rồi một ngày, smartphone trở thành đồ cổ

Điện thoại di động ra đời khiến cho chiếc điện thoại cố định cồng kềnh ngày càng trở thành bất tiện và thừa thãi. Rồi điện thoại thông minh ra đời với quá nhiều tính năng khiến chiếc điện thoại di động trở thành lạc hậu. Liệu đến khi nào điện thoại thông minh (smartphone) sẽ trở thành đồ cổ? Và cái gì sẽ thay thế nó? Dường như Mark Zuckerberg và Facebook đang tìm ra câu trả lời.

Facebook sắp ra mắt Oculus Quest 2, thế hệ mới của VR tất-cả-trong-1

Bộ thiết bị đeo Oculus Quest 2 của Facebook

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

Verena Siow – nữ tổng giám đốc mới của SAP Đông Nam Á

Ngày 8-9-2020, tập đoàn phần mềm doanh nghiệp đa quốc gia SAP có trụ sở ở Đức đã công bố việc bổ nhiệm bà Verena Siow, người Singapore, làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc mới của SAP Đông Nam Á. Bà Verena Siow thay thế cho người tiền nhiệm của mình, cũng là một bóng hồng, đó là bà Rachel Barger.

Bà Verena Siow, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc mới của SAP Đông Nam Á. Ảnh: SAP

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

Thực tế ảo và tương lai của tiếp thị

Nhân việc ra mắt nền tảng trải nghiệm Thực tế ảo Xã hội Horizon của Facebook, nhà tương lai học về công nghệ Cathy Hackl có những dự báo về tương lai của tiếp thị truyền thông xã hội. Bài đăng trên tạp chí Forbes, bài viết dưới đây dẫn lại những ý chính của tác giả.

Khi mọi người phải cách xa nhau, sự hiện diện là quý giá

Đại dịch đang khiến nhiều người trên toàn cầu phải ở nhà, hạn chế tiếp xúc cơ thể lẫn tiếp xúc xã hội. Gia đình và bạn bè kết nối thông qua các cuộc gọi Zoom, người ta dự tiệc sinh nhật bằng cách lái xe qua để gửi quà rồi đi luôn. Các chuyên gia dành vô số giờ trên màn hình để nói chuyện với đồng nghiệp và khách hàng. “Mệt mỏi vì Zoom” là lời than thở của những người phải làm việc từ xa. Trong những điều kiện như vậy, người ta thấy rằng “sự hiện diện” là quan trọng hơn bao giờ hết.

Sự hiện diện trong không gian - cảm giác “có mặt ở đó” nhờ sự xuất hiện trong một không gian ảo - có thể giúp những người đang sống trong một thế giới bị ảnh hưởng bởi đại dịch và xa nhau về thể chất cảm thấy thỏa mãn vì có được trải nghiệm xã hội và cảm giác thân thuộc.

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

Trí tuệ nhân tạo giúp chụp MRI nhanh gấp 4 lần

Ngày 18-8-2020, các nhà nghiên cứu tại Facebook Inc. và NYU Langone Health công bố kết quả một thí nghiệm hợp tác giữa hai đơn vị này kéo dài hai năm cho thấy trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra tốc độ chụp cộng hưởng từ (MRI) tăng gấp bốn lần.

Chụp MRI là giải pháp chẩn đoán hiệu quả nhưng là nỗi sợ hãi của nhiều người. 

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Hai “ông lớn” về tài liệu sát nhập với nhau

Nếu bạn làm công tác thiết kế, nghiên cứu, dạy học hay bất cứ công việc gì cần đến tài liệu thì chắc chắn bạn đã từng sử dụng qua SlideShare, kho đồ họa, tài liệu trình chiếu, video… khổng lồ và Scribd, kho tư liệu sách điện tử và sách nói lớn nhất thế giới. Vào ngày 24-9 sắp tới, SlideShare sẽ chính thức sát nhập với với Scribd, hai ông lớn đã lớn càng thêm lớn.

SlideShare: kho slide, infographics khổng lồ

Màn hình chính của SlideShare

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

4, đến 3, rồi lại 5

Bạn ngồi làm việc là sẽ bật máy tính lên với hệ điều hành Windows và bộ Office của Microsoft, bạn tìm kiếm thông tin hay cần chỉ đường thì sẽ sử dụng đến Google, bạn muốn giao tiếp với xã hội thì thông qua Facebook… Gần như toàn bộ các hoạt động của mọi người trên thế giới đều bị chi phối bởi một vài đại gia công nghệ. Đó là những công ty công nghệ nào? 3, 4, hay 5 công ty?

Bộ tứ quyền lực

Năm 2017, Scott Galloway cho ra mắt tác phẩm The Four (Bộ Tứ) nói về 4 đại gia công nghệ mà theo ông “suốt 20 năm qua đã truyền khá nhiều cảm hứng cho chúng ta, từ niềm vui, kết nối bạn bè, sự giàu có và cả khám phá những điều mới mẻ, nhiều hơn bất cứ ai trong lịch sử nhân loại”. 4 đại gia đó là Apple, Amazon, Facebook Google. Quyển sách nhanh chóng lọt vào danh sách Best Seller của New York Times. Tóm tắt đánh giá của Galloway về 4 đại gia công nghệ đó như sau:

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

Staycation giúp Airbnb hồi sinh trong đại dịch


Du lịch có lẽ là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch COVID-19, trong đó nền tảng chia sẻ dịch vụ lưu trú Airbnb chịu tổn thương vô cùng nghiêm trọng, đến mức các nhà quan sát cho rằng đại diện tiêu biểu của nền kinh tế chia sẻ này đang tiến tới cái chết lâm sàng. Thế nhưng một vài tháng qua Airbnb bỗng hồi sinh với doanh thu tăng vọt, nhờ một loại dịch vụ: Staycation.

Airbnb và cơn ác mộng COVID-19

Airbnb (chia sẻ nơi lưu trú) cùng với Uber (chia sẻ phương tiện vận chuyển) được xem là những công ty khởi nguồn cho nền kinh tế chia sẻ và cùng là những kỳ lân khởi nghiệp lừng lẫy nhất thế giới. Thế nhưng thật bất ngờ, cùng với những biến tướng bất lợi của nền kinh tế chia sẻ, năm 2019 Airbnb đã công bố lỗ 322 triệu USD.

Không dừng lại ở đó, bước sang năm 2020 đại dịch COVID-19 lan rộng khắp thế giới, toàn bộ dịch vụ du lịch gần như đóng băng, kéo theo tình trạng không có khách của các dịch vụ lưu trú. Doanh thu của Airbnb suy giảm trầm trọng.

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

Điện thoại có thể phát hiện và cảnh báo động đất

Động đất xảy ra hàng ngày trên khắp thế giới, với hàng trăm triệu người sống ở các vùng dễ xảy ra động đất. Một cảnh báo sớm có thể giúp mọi người chuẩn bị cho rung chuyển, nhưng việc xây dựng và triển khai cơ sở hạ tầng công cộng để phát hiện và cảnh báo cho mọi người về một trận động đất rất tốn kém. Google đã nhận thấy cơ hội sử dụng điện thoại Android để cung cấp cho mọi người thông tin động đất hữu ích, kịp thời khi họ tìm kiếm, cũng như cảnh báo trong vài giây để đưa bản thân và những người thân yêu của họ đến nơi an toàn nếu cần.

Tình huống cụ thể: Gửi thông báo động đất tới các thiết bị Android ở California

Đầu tiên, Google hợp tác với Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) và Văn phòng Dịch vụ Khẩn cấp (Cal OES) của Thống đốc California để gửi cảnh báo động đất, được cung cấp bởi ShakeAlert®, trực tiếp đến các thiết bị Android ở California.

Được phát triển bởi các nhà địa chấn học hàng đầu của quốc gia, hệ thống ShakeAlert sử dụng tín hiệu từ hơn 700 máy đo địa chấn được USGS, Cal OES, Đại học California Berkeley và Viện Công nghệ California lắp đặt trên toàn tiểu bang. Một vài giây cảnh báo có thể tạo ra sự khác biệt trong việc cho bạn thời gian để làm những việc cần thiết trước khi diễn ra rung lắc do động đất.

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

Không quan tâm ai sẽ mua TikTok, Facebook tung ra Reels để thay thế TikTok

Giữa lúc TikTok đang bị cấm sử dụng tại Mỹ và các đại gia Microsoft, Twitter đang lăm le thâu tóm ứng dụng này từ Trung quốc thì Facebook lại chọn một hướng đi khác. Ngày 5-8 Facebook vừa cho ra mắt Reels, ứng dụng tạo video ngắn với những tính năng tương tự TikTok để thách thức đối thủ này.

Instagram Reels của Facebook rất giống TikTok. Ảnh: Facebook

Reels là gì?

Reels không phải là một ứng dụng độc lập mà là một phần nằm trong Instagram, vốn là một ứng dụng nổi tiếng đã được Facebook mua lại từ năm 2012 với giá 1 tỷ USD. Chính điều này là một lợi thế lớn của Reels, bởi vì một người đã cài đặt Instagram rồi thì mặc nhiên họ sẽ được cập nhật Reels và trở thành người dùng Reels. Trên thực tế, Instagram đã ra mắt Reels lần đầu tiên ở Brazil vào tháng 11-2019, sau đó là Pháp, Đức và Ấn Độ. Ngày 5-8, Instagram chính thức mở rộng Reels sang Mỹ và hơn 50 quốc gia, khu vực khác (chưa có Việt Nam).

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020

Hai startup Việt Nam được chọn tham gia Google for Startups Accelerator

Google vừa thông báo hai startup Việt Nam gồm Thuocsi và TopCV chính thức được chọn tham dự chương trình Google for Startups Accelerator: Southeast Asia (Chương trình thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp khu vực Đông Nam Á), đón nhận hỗ trợ đặc biệt từ Google để xử lý các vấn đề thách thức về xã hội, giáo dục, y tế, thương mại điện tử, hậu cần và tài chính của khu vực.

Về Chương trình thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp Đông Nam Á

Google for Startups Accelerator: Southeast Asia là một chương trình đào tạo trực tuyến kéo dài 3 tháng dành cho những doanh nghiệp khởi nghiệp mới bắt đầu có tiềm năng lớn ở khu vực Đông Nam Á (chỉ gồm Việt Nam, Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines) và Pakistan. Năm nay, chương trình đặc biệt tìm kiếm các công ty khởi nghiệp đang giải quyết các thách thức mà chúng ta hiện đang phải đối mặt trong hoàn cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát: các công ty khởi nghiệp mới đang khai thác các giải pháp chăm sóc sức khỏe, giáo dục, tài chính hoặc vận chuyển hàng hóa trong bối cảnh giãn cách xã hội; sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo), ML (máy học) hoặc phân tích dữ liệu theo những cách có ý nghĩa; hoặc sử dụng công nghệ để làm cho thế giới trở nên dễ hòa nhập hơn đối với người già hoặc người khuyết tật.