Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Hoài Nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Hoài Nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 19 tháng 4, 2021

Sau Ngày nói dối là Ngày Quốc tế Xác minh Dữ kiện

Hầu như ai cũng biết ngày 1 tháng Tư là ngày nói dối, thế nhưng một ngày sau đó, ngày 2 tháng Tư là một ngày có ý nghĩa đối nghịch thì ít người biết. Ngày 2 tháng Tư hàng năm được chọn là Ngày Quốc tế Xác minh Dữ kiện (International Fact-Checking Day).

Ý nghĩa của Ngày Quốc tế Xác minh Dữ kiện

Trang chủ của Mạng lưới Xác minh Dữ kiện Quốc tế (International Fact-Checking Network, IFCN). Ảnh chụp màn hình

Thứ Hai, 5 tháng 4, 2021

Những công nghệ mới trên Google Maps

Ra đời cách nay 16 năm, đến nay Google Maps (Bản đồ Google) đã vượt xa khái niệm về một chiếc bản đồ thông thường, và với việc ứng dụng ngày càng nhiều những công nghệ mới nhất như trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), dữ liệu lớn (Big Data)…, Google Maps đã có những tính năng hữu ích và tiện lợi hơn hẳn so với chính nó cách đây vài năm.

Hướng dẫn đường đi theo thời gian thực (real time)

Người xưa có câu “Đường đi ở trong miệng”, ý nói muốn biết điểm đến ở đâu, đi hướng nào thì cứ… hỏi người xung quanh. Lời dạy không sai, nhưng độ tin cậy của lời nói quả là khá thấp, chưa kể là không tìm ra người để hỏi, hay người được hỏi cũng… không biết đường. Chuẩn mực hơn, người ta dùng bản đồ, và tốt nhất là bản đồ số được cập nhật thường xuyên để tiện dụng khi đi trên đường, sử dụng trên thiết bị di động.

Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

Chromebook lên 10

Nếu bạn là người quan tâm đến thiết bị xách tay, như máy tính bảng hay laptop (hay còn gọi là notebook), bạn có thể thấy giữa rất nhiều loại thiết bị xách tay trên thị trường có những thiết bị gọi là Chromebook. Chromebook ra đời năm 2011, đến nay vừa tròn 10 năm. Chromebook trông giống như laptop hoặc máy tính bảng, nhưng… không phải laptop. Vậy nó là gì?

Vì sao Chromebook ra đời?

John Maletis, Trưởng bộ phận Sản phẩm và Người dùng của Chrome OS, giải thích lý do ra đời của Chromebook như sau:

10 năm trước, máy tính rất phức tạp. Khởi động chậm, phần cứng cồng kềnh và việc phải chủ động can thiệp để cập nhật phần mềm trên máy là chuyện thường tình. Vấn đề là máy tính được phát minh trước khi có Internet, vì vậy chúng chưa hoàn toàn bắt kịp cách mọi người sử dụng web. Do đó, Google bắt đầu thiết kế một cái gì đó mới. Ý tưởng là tạo ra máy tính với nền tảng đám mây là trải nghiệm trước tiên, nhanh chóng, an toàn và dễ sử dụng - với phần mềm luôn tự động cập nhật. Máy tính khởi động trong vài giây và luôn hoạt động nhanh.

Vào năm 2011, Google đã ra mắt Chromebook đầu tiên với sự hợp tác của Acer và Samsung. Ngày nay, Chromebook giúp hàng triệu người luôn kết nối qua Internet trong khi họ làm việc, học tập và giải trí; trong năm qua điều này lại càng đúng hơn nữa.

Google kỷ niệm 10 năm Chromebook ra đời

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021

Mức độ cải thiện Chỉ số Văn minh trên Không gian mạng của Việt Nam năm 2020 vào hàng tốt nhất thế giới

Ngày 19-2-2021, Microsoft công bố các phát hiện từ nghiên cứu thường niên  “Văn minh, An toàn và Tương tác Trực tuyến – 2020” và Chỉ số Văn minh trên Không gian mạng (viết tắt là DCI) năm 2020. Điểm đáng chú ý là Việt Nam là một trong năm quốc gia/ khu vực có Chỉ số Văn minh trên Không gian mạng cải thiện nhất so với năm trước trên toàn cầu.

Nghiên cứu về văn minh trực tuyến để nâng cao nhận thức của người dùng mạng Internet

Báo cáo chỉ số văn minh trên không gian mạng (DCI) bắt đầu được thực hiện từ năm 2016, đến nay là năm thứ 5. Khảo sát lần này (gọi là DCI 2020 vì thực hiện năm 2020) có sự tham gia của 16.000 người đến từ 32 khu vực địa lý và được hoàn thành từ tháng 4 đến tháng 5-2020. Cuộc khảo sát đã thăm dò ý kiến hai nhóm tuổi – ​​người trưởng thành và thanh thiếu niên – về các tương tác trên mạng cũng như rủi ro trực tuyến mà họ từng gặp phải. Có 9 quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương tham gia khảo sát năm nay, bao gồm: Úc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

Cuộc chiến giữa Facebook và chính phủ Úc

Ngày 18-2-2021, Facebook làm nước Úc và cả thế giới bất ngờ khi cấm toàn bộ chia sẻ tin tức của nước Úc trên nền tảng của mình. Việc làm này được xem như trả đũa dự luật Media Bargaining (Thương lượng Truyền thông) của Úc, theo đó các hãng công nghệ lớn phải trả tiền cho tin tức báo chí.

Sự việc nêu trên có thể được diễn giải một cách đơn giản như sau:

-        Chính phủ Úc thấy rằng có nhiều tin tức của mình được đăng tải trên nền tảng Facebook. Người dùng Facebook xem các tin tức đó, nhờ vậy Facebook thu hút được các quảng cáo. Vậy nên Facebook phải trả tiền cho chính phủ Úc mỗi khi có tin tức của nước Úc đăng trên nền tảng này.

-        Facebook cho rằng việc đăng các tin tức trên nền tảng của mình là do các đối tác tự nguyện đưa lên chứ không phải Facebook chủ động xin đăng. Việc thu hút quảng cáo là có nhưng không đáng kể so với lợi ích của người dân Úc do được truyền bá thông tin. Vậy nên nếu muốn đòi tiền thì Facebook cấm đưa tin tức lên xem ai thiệt cho biết!

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2021

News Feed của Facebook dự đoán những gì bạn muốn xem như thế nào?

Khi bạn mở Facebook lên, trên trang chính của bạn (gọi là trang Bảng tin hay News Feed) sẽ xuất hiện một số bài đăng từ các bạn bè, các trang yêu thích, và cả các quảng cáo nữa. Những bài đăng này được Facebook tuyển chọn từ hàng tỷ bài đăng đang có, mà Facebook cho rằng bạn muốn xem. Vậy Facebook tuyển chọn như thế nào? Dưới đây là một số nguyên tắc do chuyên gia của Facebook tiết lộ.

Facebook sử dụng AI để chọn lựa các bài đăng xuất hiện trên Bảng tin của mỗi người

Khi nói đến News Feed, hầu hết mọi người đều hiểu rằng những bài đăng trên đó đều tuân theo một thuật toán đang hoạt động chứ không phải xuất hiện ngẫu nhiên. Facebook đã sử dụng đến trí tuệ nhân tạo (AI) và hệ thống xếp hạng máy học (machine learning, ML) cung cấp cho News Feed là cực kỳ phức tạp, với nhiều lớp. Trên newsroom của Facebook mới đây, 3 chuyên gia của Facebook là Akos Lada, Giám đốc Khoa học Dữ liệu, Meihong Wang, Giám đốc Kỹ thuật và Tak Yan, Giám đốc Quản lý Sản phẩm, đã chia sẻ những thông tin chi tiết mới về cách hệ thống xếp hạng này hoạt động và những thách thức trong việc xây dựng một hệ thống để cá nhân hóa nội dung cho hơn 2 tỷ người và hiển thị cho mỗi người trong số họ những nội dung phù hợp và có ý nghĩa đối với họ mỗi khi họ truy cập Facebook.

Sơ đồ xử lý thông tin trước khi đưa lên Bảng tin. Nguồn: Facebook. Chuyển ngữ: PHN

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

Trí tuệ nhân tạo giúp người mù “xem” Facebook dễ hơn

Có trên 2,5 tỷ người sử dụng Facebook, trong đó không ít người khiếm thị. Để giúp những người khiếm thị này theo dõi được nội dung đăng trên Facebook người ta dùng các ứng dụng đọc màn hình (screen reader). Ứng dụng này sẽ đọc những dòng status, comment… được đăng trên Facebook để người khiếm thị nghe. Thế nhưng hình ảnh thì sao? 5 năm qua, Facebook đã có những nỗ lực nhằm giúp người khiếm thị “xem” được hình ảnh trên mạng xã hội này.

Khái niệm về văn bản thay thế

Mỗi hình ảnh được tải lên mạng Internet đều có một thuộc tính là Alt Text – viết tắt của Altenative Text, nghĩa là Văn bản thay thế. Alt Text là một dòng văn bản ngắn gọn, mô tả sơ về bức ảnh được tải lên đó. Ở buổi ban đầu của Internet, tốc độ đường truyền rất chậm, việc tải một bức ảnh (vốn có kích thước file lớn hơn văn bản rất nhiều) lên mạng tốn rất nhiều thời gian, thậm chí không tải lên được. Khi ấy Alt Text, vốn là văn bản nên sẽ được tải lên nhanh chóng hơn. Người xem sẽ đọc văn bản ấy để hình dung được về hình ảnh chưa/không được tải lên là gì.

Những người khiếm thị được hưởng lợi nhờ điều này. Bằng một trình đọc màn hình (screen reader) thích hợp, họ có thể nghe được mô tả về hình ảnh ấy thông qua việc đọc Alt Text.

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2021

Telegram và Signal: Người hùng thời loạn?

Telegram và Signal là 2 ứng dụng có lượng người dùng tăng đột biến trong khoảng 2 tuần nay tại Mỹ. Một số người ở Việt Nam cũng chạy theo trào lưu này và hô hào sử dụng Telegram và Signal thay cho Facebook, Twitter. Thực hư điều này như thế nào?

Signal, Telegram là gì?

Điểm chung của 2 ứng dụng này là chúng đều là những ứng dụng nhắn tin trên nền tảng Internet, có tính bảo mật rất cao và miễn phí.

Telegram là phần mềm ứng dụng và phần mềm nhắn tin tức thời (IM, Instant Messaging) đa nền tảng, miễn phí. Dịch vụ được ra mắt vào ngày 14-8-2013 cho iOS và 2 tháng sau đó cho Android. Telegram cung cấp các cuộc gọi được mã hóa đầu cuối và các cuộc trò chuyện “bí mật” được mã hóa đầu cuối tùy chọn giữa hai người dùng trực tuyến trên smartphone. Người dùng có thể gửi tin nhắn văn bản và tin nhắn thoại, hình động, thực hiện cuộc gọi thoại và video, đồng thời chia sẻ không giới hạn số lượng hình ảnh, tài liệu (2 GB mỗi tệp), vị trí người dùng, thông tin liên hệ và âm nhạc. Hiện nay, Telegram đã có hơn 500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.

Telegram cung cấp các cuộc gọi ẩn danh và bí mật. Ảnh minh họa: RFI

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2021

Google mua Fitbit với giá 2,1 tỷ USD

Ngày 14-1-2021, Google công bố đã hoàn tất thương vụ mua lại Fitbit với giá 2,1 tỷ USD. Điều đáng chú ý là ý định mua Fitbit với giá nói trên đã được Google thông báo và xúc tiến thực hiện từ cuối năm 2019. Hơn một năm trời thương vụ mới hoàn tất khi vào cuối năm 2020 Liên minh Châu Âu thông báo rằng họ đã chấp thuận thỏa thuận, sau khi Google đưa ra một loạt cam kết về hoạt động theo kế hoạch của Fitbit và sử dụng dữ liệu sức khỏe của họ.

Trên website của mình, Fitbit công bố họ đã là thành viên chính thức của đại gia đình Google. Ảnh chụp màn hình.

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2021

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để… làm bánh

Nói đến trí tuệ nhân tạo (AI) người ta thường nghĩ đến những ứng dụng cao siêu hoặc mang lại lợi ích lớn, như AI viết văn, dịch thuật hay AI đấu cờ với người, nhưng với Sara Robinson thì lại khác. Vốn là một chuyên gia về AI của Google, và lại đang có nhiều thời gian ở nhà do cách ly vì dịch bệnh, cô nghĩ đến việc ứng dụng AI để… làm bánh và trình bày lại kết quả ấy trên blog của mình.

Trên thực tế, lượt tìm kiếm về “nướng bánh” ở Mỹ tăng vọt trong tháng 11 và 12 năm 2020. Lý do chính là bấy giờ là mùa đông, mùa nghỉ lễ và nhất là nhiều người vẫn đang trong tình trạng cách ly, phải ở nhà. Không đi chơi xa được nên người ta ở nhà làm bánh. Thế nhưng Robinson Sara lại làm khác đi một chút, thay vì tự mình đi nướng bánh, cô lại nhờ AI hỗ trợ xem điều gì khiến các loại bánh khác nhau. Hơn nữa, cô muốn nhờ AI tạo ra công thức làm bánh mới!

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2021

Người ta đang nói gì về tôi?

Chắc là có đôi khi bạn thắc mắc không biết người ta đang nói gì về mình? Điều này càng quan trọng hơn nữa nếu bạn là người của công chúng hay có địa vị xã hội. Biết được dư luận đang nhìn nhận thế nào về mình rất cần thiết để bạn có những ứng xử phù hợp. Điều tương tự đối với một sản phẩm, một cơ quan, một chiến dịch quảng cáo… người ta đều cần biết truyền thông đang nói gì về mình để tự đánh giá và hoàn thiện. Điều cần làm chính là giám sát truyền thông.

Giám sát truyền thông để làm gì?

Giám sát truyền thông (Media monitoring) là hoạt động theo dõi đầu ra của các phương tiện truyền thông bao gồm phương tiện in, Internet, truyền hình… Nó có thể được tiến hành vì nhiều lý do, bao gồm cả chính trị, thương mại, khoa học, v.v…

Giám sát truyền thông đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực thương mại. Việc theo dõi các nguồn thông tin như blog, diễn đàn và mạng xã hội giúp công ty biết đuọc về cách người dùng cảm nhận dịch vụ hoặc sản phẩm của họ, từ đó có những điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp nhu cầu thị trường.

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2021

Nhìn lại năm 2020 từ Google

Năm 2020 trôi qua một cách quá chậm chạp, nhưng cũng quá nhanh. Quá nhanh vì rất nhiều điều đã xảy ra, làm biến đổi thế giới một cách nhanh chóng. Quá chậm đối với những người phải sống cách ly, không được di chuyển nhiều, không được tiếp xúc nhiều. Molly McHugh-Johnson, một chuyên gia làm việc tại Google, đã nhìn lại năm 2020 và điểm qua một số công việc Google đã thực hiện.

  1. Google Tìm kiếm (Search) và Google Tin tức (News) hỗ trợ mọi người trong thời kỳ đại dịch: Khi COVID-19 bắt đầu lan rộng, nhu cầu tìm kiếm để hiểu biết về đại dịch này tăng mạnh. Google đã nỗ lực để đảm bảo rằng các sản phẩm của Google - đặc biệt là Tìm kiếm và Tin tức có thể hiển thị thông tin chính xác, phù hợp. Qua tiến sĩ Karen DeSalvo, Giám đốc Y tế của Google, Google đã cung cấp các thông tin về đại dịch, bao gồm cả thông tin về các loại vắc xin sắp tới. Vào tháng 4, Google hợp tác với Apple sử dụng công nghệ Bluetooth để tạo ra Hệ thống thông báo tiếp xúc, hiện đang được các cơ quan y tế công cộng ở hơn 50 quốc gia, tiểu bang và khu vực sử dụng để thông báo ẩn danh cho mọi người nếu họ tiếp xúc với người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 (tương tự BlueZone tại Việt Nam).

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2021

Việt Nam giành giải thưởng tại 2 cuộc thi của Microsoft

Cuối năm 2020 có 2 cuộc thi lớn về công nghệ do Microsoft tổ chức cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được công bố kết quả. Đó là cuộc thi “AI for Accessibility Hackathon” sử dụng trí tuệ nhân tạo nâng cao chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật và cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp Microsoft Emerge X. Điều phấn khởi là trong cả 2 cuộc thi này các đội Việt Nam đều giành được giải thưởng cao nhất.

Cuộc thi “AI for Accessibility Hackathon 2020”

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trên thế giới có hơn một tỷ người thuộc nhóm những người khuyết tật. Đó có thể là những người bị khuyết tật vĩnh viễn như bị mù, bị bại liệt và cũng có thể là bất cứ ai vào một số thời điểm tạm thời trong cuộc đời, như bị gãy tay, gãy chân. Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, con số đó là 650 triệu. Thật không may, theo thống kê hiện nay chỉ có 1/10 người thuộc nhóm này có được sự tiếp cận với công nghệ để tham gia trọn vẹn vào các hoạt động xã hội. Do vậy, việc tạo nên các ứng dụng để hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận với cuộc sống bình thường vì vậy là vô cùng cần thiết.

Tháng 10 vừa qua, Microsoft đã khởi động cuộc thi “AI for Accessibility Hackathon 2020” (AI4A) trên toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhằm tìm kiếm những sáng kiến sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cải thiện các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày cho người khuyết tật. Đây là lần đầu tiên AI4A Hackathon được tổ chức trực tuyến tại 14 quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020

2020: Nhìn lại một năm tìm kiếm trên Google

Năm 2020 kết thúc. Bên cạnh những bảng liệt kê sự kiện, nhân vật, bài hát… được tìm kiếm nhiều nhất vừa được Google công bố cách đây ít lâu, ta hãy cùng nhìn lại một năm tìm kiếm trên Google dưới một góc nhìn khác không kém phần thú vị và ý nghĩa.

2020 là năm mọi người hỏi “Tại sao?”

Những năm trước, dạng câu hỏi mà người ta thường hỏi nhất trên Google là What is (… là gì?) hoặc How (Làm thế nào để…). Năm 2020, dạng câu hỏi được hỏi nhiều nhất là Why (Tại sao?).

“Tại sao” là dạng câu hỏi được đặt ra cho Google nhiều nhất trong năm 2020. Ảnh trích từ video của Google.

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2020

Google Photos sắp có tính năng mới tạo kỷ niệm của bạn sống động hơn

Jamie Aspinall, giám đốc sản phẩm của Google Photos, vừa thông tin cho biết Google Photos sắp đưa ra tính năng mới giúp các bức ảnh kỷ niệm của bạn trở nên sống động hơn. Nổi bật nhất là tính năng biến bức ảnh tĩnh của bạn thành một đoạn phim ngắn, cùng với nhiều tính năng độc đáo khác.

Việc chọn thời điểm này để ra mắt tính năng mới cho Photos là một tính toán có chủ ý của Google. Thời điểm này châu Âu và Mỹ đang chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ dài (châu Á cũng vậy, nhưng trễ hơn một chút). Jamie Aspinall tâm sự: Những kỳ nghỉ luôn là thời gian tuyệt vời để suy ngẫm về những gì thực sự quan trọng trong đời mình. Đối với tôi, đó là gia đình, gia đình nhỏ ở nơi đây (Mỹ) và gia đình lớn ở quê nhà nơi châu Âu. Với Memories (Ký ức) trong Google Photos, tôi có thể hồi tưởng lại những khoảnh khắc  lớn nhỏ đã được ghi lại bằng hình ảnh mà tôi đã chia sẻ với những người thân yêu của mình. Memories hiển thị những thứ như những bức ảnh đẹp nhất của tôi và con trai tôi, các kỳ nghỉ và ngày lễ của gia đình từ nhiều năm trước, và ngay cả những thời khắc loanh quanh trong nhà cũng có thể là những kỷ niệm đáng nhớ.

Trong tháng tới, bạn sẽ bắt đầu thấy Memories của mình sống động với tính năng mới của Photos là tạo ảnh cinematic, tính năng thiết kế ảnh ghép được cập nhật và các tính năng mới làm nổi bật một số hoạt động yêu thích của bạn.

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2020

Viber lên 10

2-12 năm nay kỷ niệm 10 năm ngày ra đời của Viber. Hơn 10 năm trước, một nhóm bạn có người thân yêu ở xa cách và cảm thấy đau lòng khi phải thanh toán hóa đơn điện thoại đắt đỏ của các cuộc gọi quốc tế. Nhóm bạn này đã tìm cách biến nỗi đau đó thành một ý tưởng: cung cấp các cuộc gọi di động miễn phí qua internet (VoIP ). Vào ngày 2-12-2010, một ứng dụng có tên Viber đã được giới thiệu với thế giới.

Các ứng dụng OTT tại Việt Nam

OTT là viết tắt của Over-The-Top, tạm dịch là đi qua đầu. Trong lĩnh vực truyền thông, OTT được hiểu là việc chuyển giao nội dung dạng âm thanh, video hay những dạng media khác thông qua mạng Internet mà không có sự tham gia kiểm soát hay phân phối nội dung của kênh truyền thông. OTT thường được hiểu theo nghĩa thông dụng nhất là những ứng dụng/dịch vụ cho phép người dùng gọi điện, nhắn tin… qua mạng Internet miễn phí hoặc chi phí rất thấp.

Với ưu thế là một trong những ứng dụng OTT đầu tiên trên thế giới và có độ phủ trên nhiều quốc gia, Viber nhanh chóng được người Việt tìm tới và trong thời gian đầu đã là ứng dụng gọi điện, nhắn tin qua mạng Intrenet được ưa chuộng nhất tại Việt Nam. Sau đó, thị trường OTT tại Việt Nam sôi động từ năm 2012 với các tên tuổi lớn của thế giới: Viber (Nhật), Line (Nhật), KakaoTalk (Hàn quốc), WeChat (Trung quốc) và một OTT của Việt Nam: Zalo (công ty VNG).

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2020

Cho một nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu bao trùm hơn

Tại Lễ hội FinTech (Công nghệ Tài chính) Singapore vừa diễn ra ngày 7-12, Sundar Pichai, Giám đốc điều hành của Google và Alphabet, đã có bài phát biểu về nhu cầu và cơ hội xây dựng một nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu bao trùm hơn. Nội dung sau đây được ghi lại theo bài phát biểu của ông.

Sundar Pichai phát biểu tại FinTech Singapore tháng 12-2020. Ảnh: Reuter

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2020

Khi AI (trí tuệ nhân tạo) làm thơ

Trong cuộc sống của mình chắc đôi khi bạn cũng muốn làm thơ nhưng không đủ ngôn từ và ý tưởng để diễn đạt. Nay đã có AI (trí tuệ nhân tạo) giúp bạn rồi đó, chỉ cần bạn gợi ý cho nó câu đầu là nó sẽ sáng tác tiếp cho bạn cả bài thơ (thể loại thơ và dài ngắn thế nào tùy bạn). Còn hơn thế nữa, bạn muốn bài thơ “của mình” theo phong cách ai, nó sẽ làm theo đúng ý bạn ngay!

Dùng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ sáng tác thơ

Đã có phần mềm sử dụng AI để sáng tác thơ theo ý người dùng, đó là phần mềm Verse by verse (Từng vần thơ). Tiếc thay, đây là phần mềm của Mỹ nên nó chỉ biết sáng tác thơ tiếng Anh và theo phong cách của những nhà thơ nổi tiếng của Mỹ chứ không phải phong cách của Xuân Diệu, Nguyễn Bính… Dù sao, tìm hiểu và dùng thử phần mềm này cũng là điều thú vị và đây cũng là gợi ý cho các nhà lập trình Việt Nam tạo ra phần mềm tương tự cho người Việt.

Verse by verse là phần mềm thử nghiệm được hỗ trợ bởi AI giúp bạn sáng tác thơ lấy cảm hứng từ các nhà thơ cổ điển của Mỹ. Bạn có thể dùng thử tại trang web http://sites.research.google/versebyverse/.

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

COVID-19 đang định hình lại kế hoạch mua sắm, làm việc và du lịch của mọi người

Dịp nghỉ lễ cuối năm thường là thời gian cho niềm vui và sự trẻ trung. Mọi người đi thăm viếng nhau hay đi du lịch, họ mua sắm cho người thân yêu và cho chính mình. Đó cũng là dịp nghỉ ngơi và nạp năng lượng để chuẩn bị cho một năm mới. Thế nhưng với sự bùng phát đại dịch COVID-19, kỳ nghỉ lễ cuối năm 2020 trở nên khác đi. Viện Giá trị Kinh doanh của IBM (Institute for Business Value, IBV) đã tiến hành khảo sát để xem đại dịch đang định hình lại kế hoạch mua sắm, làm việc và du lịch của mọi người như thế nào.

Để hiểu rõ hơn về việc đại dịch sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của người tiêu dùng trong những ngày lễ, IBV đã khảo sát hơn 12.000 người trên 8 quốc gia ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu và châu Á. Câu hỏi đặt ra là họ dự định mua sắm, làm việc và du lịch trong dịp nghỉ lễ này như thế nào và những kỳ vọng năm nay khác với những năm trước ra sao.

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2020

Tạo bóng cây với sự trợ lực của AI và không ảnh

Tại các thành phố lớn, bê tông và cơ sở hạ tầng tạo nên những đảo nhiệt – tức là những vùng có nhiệt độ cao hơn xung quanh - dẫn đến chất lượng không khí kém, mất nước và các vấn đề về sức khỏe cộng đồng khác. Tình trạng nhiệt độ khắc nghiệt ngày càng trở nên phổ biến hơn, cây xanh được xem là giải pháp để vừa hạ nhiệt độ đường phố vừa nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nơi nào nóng, cần có thêm bóng râm? Đó là vấn đề mà nhiều thành phố có thể không có ngân sách hoặc nguồn lực để xác định. Không ảnh và trí tuệ nhân tạo (AI) có thể góp sức để giải quyết điều đó.

Google đã xây dựng nên Phòng thí nghiệm Tán cây (Tree Canopy Lab), ở đó kết hợp AI và không ảnh để giúp các thành phố nhìn thấy độ che phủ của tán cây hiện tại và lập kế hoạch cho các dự án trồng cây trong tương lai. Hiện tại, dự án đã bắt đầu với thành phố Los Angeles (Mỹ).

Với Phòng thí nghiệm Tán cây, bạn có thể nhìn thấy cây cối của Los Angeles trong bối cảnh của địa phương, như tỷ lệ phần trăm khu dân cư có lá che phủ, mật độ dân số của khu vực, những khu vực nào dễ bị tổn thương bởi nhiệt độ khắc nghiệt và hội đồng ở địa phương nào có thể giúp trồng cây mới.