Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Tốc độ Internet tại Việt Nam tăng cao

Công ty công nghệ Akamai vừa công bố bản báo cáo về Tình trạng Internet thế giới quý 3/2016. Bản báo cáo này cho thấy có một sự cải thiện đáng kể về tốc độ đường truyền Internet tại Việt Nam.

Hơn 2 năm trước, trên LĐĐN đã có bài nói về tình trạng đường truyền Internet tại Việt Nam, căn cứ theo báo cáo của công ty công nghệ Akamai. Theo đó, mặc dù Internet tại Việt Nam được dùng rộng rãi, truy cập dễ dàng nhưng tốc độ đường truyền còn chậm.

Bảng xếp hạng hồi đầu năm 2014 về tốc độ kết nối Internet trung bình của các quốc gia/vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương như sau:

Xếp hạng toàn cầu
Tên quốc gia/vùng lãnh thổ
Tốc độ kết nối trung bình (Mbps)
1
Hàn quốc
23,6
2
Nhật
14,6
3
Hồng Kông
13,3
20
Đài Loan
8,9
24
Singapore
8,4
42
Úc
6,0
45
New Zealand
5,6
48
Thái Lan
5,2
69
Malaysia
3,5
79
Trung quốc
3,2
93
Indonesia
2,4
105
Philipines
2,1
107
Việt Nam
2,0
118
Ấn Độ
1,7

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

2016 – năm bùng phát mã độc tống tiền

Năm 2016 được coi là năm của ransomware (mã độc tống tiền) với sự bùng phát dữ dội của loại phần mềm độc hại này.

Ransomware là loại malware sử dụng một hệ thống mật mã để mã hóa dữ liệu thuộc về một cá nhân hoặc đơn vị và đòi tiền chuộc thì mới khôi phục lại.

Đồ họa Infographic sau đây của Kaspersky Lab là những con số biết nói về sự bùng phát dữ dội của Ransomware trong năm 2016

Phát triển dịch vụ du lịch qua công cụ online

Trong một hội thảo tổ chức gần đây, Google Việt Nam đã công bố một số số liệu ấn tượng cho thấy rằng tiếp thị online (digital marketing) đóng vai trò hết sức quan trọng cho việc phát triển doanh nghiệp du lịch.

Những con số ấn tượng của Google

Tổng cục Du lịch Việt Nam ước tính là sẽ có khoảng 10 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2016. Trong đó, online là kênh thông tin chú yếu trong việc lên kế hoạch chuyến đi của khách. Bên cạnh đó, lượng khách du lịch nội địa là con số lớn hơn rất nhiều và thông tin online vẫn là kênh thông tin chính.

Các số liệu thống kê của Google cho thấy, mỗi chuyến du lịch đều được nghiên cứu kỹ qua mạng Internet để tìm hiểu thông tin trước khi ra quyết định, và tiếp tục sau đó lại là tìm hiểu thông tin để lên kế hoạch cho tour du lịch đã chọn.

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Cổng thông tin điện tử M-Powered tạo cơ hội nghề nghiệp cho thanh niên

Ngày 6-12-2016, tại Hà Nội, Công ty Microsoft và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Diễn đàn Tư vấn và Phát triển nghề nghiệp cho thanh niên và ra mắt cổng thông tin điện tử M-Powered tại Việt Nam.

Cổng thông tin điện tử M-Powered

Trường đại học nào có lập trình viên giỏi nhất thế giới?

Trang HackerRank – một website chuyên đưa ra các bài tập để các sinh viên công nghệ trau dồi kỹ năng lập trình – vừa đưa ra bảng kết quả 50 trường đại học có sinh viên đạt điểm lập trình cao nhất trên HackerRank. Đứng đầu bảng là trường đại học ITMO của Nga, kế tiếp là Sun Yat-sen Memorial Middle School của Đài Loan, Trung quốc. Điều bất ngờ là Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM xếp thứ ba, hơn cả các trường đại học lớn của Mỹ, Canada, Ấn Độ…

Về HackerRank và Cuộc thi Xếp hạng Đại học

HackerRank là một nền tảng xếp hạng các kỹ sư dựa trên kỹ năng lập trình của họ và giúp các công ty phát hiện được tài năng nhanh chóng hơn. Hiện nay, HackerRank có hàng triệu thành viên là các nhà phát triển – trong đó có hàng trăm ngàn sinh viên – từ khắp nơi trên thế giới, những thành viên này thường xuyên giải quyết các bài toán lập trình được HackerRank đưa ra để nâng cao kỹ năng lập trình của họ.

Để hình dung ra bằng dữ liệu cụ thể xem trường đại học nào có lập trình viên giỏi nhất, HackerRank đã tổ chức một cuộc thi lớn mang tên University Rankings Competition (Cuộc thi Xếp hạng Đại học). Hơn 5.500 sinh viên của 126 quốc gia đã tham gia cuộc thi này. Các công ty cũng đăng ký nhận kết quả thi để chọn thuê những lập trình viên xuất sắc nhất.

HackerRank đặt ra tiêu chuẩn xếp hạng dựa trên 2 yếu tố: điểm số và số người tham gia. Trường phải có tối thiểu là 10 thành viên tham gia cuộc thi có tên trên bảng điểm cá nhân cao nhất thì mới được xếp hạng. Việc xếp hạng được tính theo một công thức do HackerRank đề ra.

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Ra mắt trình duyệt Google Chrome 55

Vài năm qua, Google Chrome đã thực hiện một kế hoạch nhiều giai đoạn nhằm giảm bớt sự quan trọng của Adobe Flash. Với việc mới được đưa vào Mac, Windows và Linux, Chrome 55 tiến một bước đáng kể khi đưa HTML5 trở thành ngôn ngữ mặc định trên đa số các website hiện hành.

Chrome 55 đẩy mạnh việc thay thế Flash bằng HTML5

Hồi tháng 9, với version 53, Chrome đã chặn các trang dựa trên nền tảng Flash và các thành phần chạy ngầm khác. Version kế tiếp bắt đầu viết lại các chương trình nhúng để chạy Flash trên YouTube để dùng HTML5. Những sự thay đổi này kết hợp với nhau giúp tăng cường tính bảo mật, giảm điện năng tiêu thụ và tăng tốc độ truyền tải dữ liệu.

Xóa bản thân mình ra khỏi thế giới ảo

Mỗi người chúng ta đều không nhiều thì ít thể hiện bản thân mình trên mạng Internet. Tối thiểu là một địa chỉ email mà khi khởi tạo ta buộc phải khai báo một số thông tin về bản thân. Hơn nữa là tham gia vào các mạng xã hội như Facebook, LinkedIn…, xa nữa là các website cá nhân, blog như WordPress, Blogger… Nhiều người khác lại có thêm những tài khoản trên các trang thương mại điện tử. Liệu có khi nào những thông tin này gây phiền toái cho ta và ta muốn xóa bỏ tất cả chúng trên thế giới ảo?

Lợi và hại của việc “thể hiện” mình trên Internet

Hai ích lợi rõ nhất của việc “có mặt” trên Internet là tạo được sự kết nối với mọi người và xây dựng thương hiệu cá nhân.

Với mạng xã hội, như Facebook chẳng hạn, việc tạo tài khoản trên mạng xã hội này giúp ta có thể tìm kiếm và kết nối bạn bè và người thân ở khắp nơi. Ngược lại, nó cũng giúp cho bạn bè tìm thấy chúng ta và kết mối dây liên lạc.