Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Bạn có biết rằng mọi hoạt động của mình đều bị Google “theo dõi”?

Trong thời đại Internet, hầu như mọi hoạt động của chúng ta qua mạng đều bị ghi nhận, từ việc vào xem một trang web đến mua hàng qua mạng hay đi đâu, ưa thích điều gì. Những dữ liệu này được các hãng công nghệ dùng để tìm hiểu về tâm lý, sở thích… của mỗi người nhằm phục vụ nhu cầu quảng cáo, marketing hoặc điều tra xã hội học. Các động tác theo dõi này được hãng công nghệ âm thầm thực hiện chứ không công bố. Thế nhưng gần đây Google đã “chơi bài ngửa” khi giới thiệu tính năng “My Activity” (Hoạt động của tôi) cho biết những hoạt động của bạn được “theo dõi” ra sao.

My Activity ghi nhận hầu hết các hoạt động của người dùng trên mạng

Mọi người đều biết rằng trên mỗi trình duyệt Internet (Chrome, Firefox, IE…) người dùng đều có thể xem lại những trang web mình đã duyệt qua bằng các chọn mục Lịch sử trên menu. My Activity (Hoạt động của tôi) cũng có công dụng giống như vậy nhưng thông tin phong phú và chi tiết hơn nhiều.

Hoạt động của tôi là một địa điểm trung tâm để xem và quản lý hoạt động như tìm kiếm bạn đã thực hiện, các trang web bạn đã truy cập và video bạn đã xem. Trên máy tính và cả trên smartphone, bạn vào đây bằng cách truy cập http://myactivity.google.com

Giao diện của Google Hoạt động của tôi

Kiếm tiền qua mạng

Đôi khi bạn đọc những bài viết giới thiệu những người ngồi nhà kiếm tiền qua mạng, với số tiền thu được rất lớn mà… không phải làm gì nhọc nhằn cả. Bạn tự hỏi: Không biết có thật chăng, hay chỉ là quảng cáo lừa đảo? Câu trả lời là: Có thật, và đây là cách kiếm tiền chân chính, có lợi cho xã hội. Tên gọi của phương thức này là Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết).

Hiểu một cách đơn giản thì affiliate là một kênh bán hàng sử dụng cộng tác viên qua hình thức liên kết. Người làm affiliate giới thiệu khách hàng cho người bán và được hưởng hoa hồng trên mỗi hành động của khách hàng (mua hàng, vào trang web của người bán, cài đặt ứng dụng…)

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

Tính năng mới của Google Maps: Hỏi và đáp

Khi đi đó đi đây, ứng dụng mà bạn dùng nhiều nhất là Google Maps để xác định vị trí cần đến. Tính năng chỉ đường này rất hiệu quả, tuy nhiên nhiều khi bạn cần hỏi thêm vài chi tiết về nơi đến thì không được. Để đáp ứng nhu cầu này, Google Maps vừa bổ sung thêm một tính năng mới: Hỏi và đáp.

Cho đến thời gian gần đây, trên Google Maps có 2 chức năng có thể khả dĩ giúp người xem tìm hiểu thêm về địa điểm mình quan tâm. Thứ nhất là các nhận xét của những người trước đó đã từng đến đây. Thứ hai là có thể trên mục thông tin của địa điểm ấy có số điện thoại liên lạc để người xem gọi trực tiếp. Hai giải pháp này đều có những hạn chế. Các nhận xét có thể giúp người xem đánh giá khái quát về địa điểm, nhưng không giải đáp được một thắc mắc cụ thể. Gọi điện thoại thì phiền phức, có khi không có số điện thoại hoặc số điện thoại không đúng, và nhất là có khi người xem muốn nghe một ý kiến khách quan, không phải của chủ địa điểm. Thấy được điều này, Google vừa bổ sung cho Google Maps một tính năng mới: Hỏi và đáp.

Nokia ra mắt sản phẩm mới

Giữa tháng 6-2017, thương hiệu điện thoại Nokia lừng lẫy một thời đã cho ra mắt các dòng smartphone mới Nokia 3, Nokia 5 và Nokia 6. Cả ba đều thuộc phân khúc giá rẻ. Ngày 16-8-2017, một sản phẩm mới của Nokia là Nokia 8 vừa được ra mắt và dự kiến sẽ bắt đầu bán trên toàn cầu từ 6-9-2017. Mẫu smartphone này thuộc phân khúc cao cấp.

Thông tin do Nokia cung cấp cho biết về đặc tính kỹ thuật của Nokia 8 như sau:

Máy được làm bằng nhôm nguyên khối, loại nhôm siêu bền nhẹ 6000 series. Vỏ ngoài được hoàn thiện bóng như gương.

Màn hình ISP 5.3 inch độ phân giải 1400 x 2560 pixel, mật độ điểm ảnh 554 ppi, được bảo vệ bằng kính cường lực thế hệ mới nhất Corning Gorilla Glass 5..

CPU Qualcomm Snapdragon 835 MSM8998, Octa core, (4 nhân 2.45GHz Qualcomm Kryo 280 + 4 nhân 1.9GHz Kryo 280). GPU Adreno 540.

Bộ nhớ RAM 4GB LPPDDR4X. Bộ nhớ lưu trữ 64GB UFS2.1, hỗ trợ thẻ nhớ MicroSD 256GB (dùng khay SIM 2). Có thêm phiên bản RAM 6GB và ROM 128GB.

Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

Airbnb bị cáo buộc trốn thuế ở Pháp, ở Việt Nam thì sao?

Ứng dụng chia sẻ nơi ở Airbnb vừa bị cáo buộc trốn thuế ở Pháp khi số tiền thuế mà dịch vụ này nộp cho nước Pháp cả năm 2016 chỉ là 92.944 euro (khoảng 2,4 tỷ đồng), năm 2015 số tiền này còn ít hơn nữa: chỉ 69.168 euro (khoảng hơn 1,5 tỷ đồng). Airbnb là gì và vụ cáo buộc trốn thuế này có tầm quan trọng đến mức nào?

Airbnb là gì?

Một mẫu quảng cáo Airbnb

Airbnb là một dịch vụ theo mô hình kinh tế chia sẻ, tương tự như dịch vụ Uber. Airbnb là viết tắt của Airbed and Breakfast (đệm ngủ và bữa ăn sáng). Airbnb ra đời năm 2008, trước cả Uber (2009), nhưng đối với người Việt thì Uber quen thuộc hơn. Vì vậy xin mượn mô hình Uber taxi để giải thích về Airbnb.

Zalo kỷ niệm 10 năm ra mắt

Tối 9-8-2017, tại TP. HCM nhân dịp lễ kỷ niệm 10 năm ra mắt của mình, nhà cung cấp ứng dụng di động Zalo công bố ứng dụng này đã có được 80 triệu thành viên trong và ngoài nước (cán mốc vào tháng 7-2017). Người dùng thứ 80 triệu của ứng dụng này là một Việt kiều đang sinh sống tại Hoa Kỳ.

Theo Zalo, mỗi ngày dịch vụ này đang giúp chuyển đi 800 triệu tin nhắn trên hệ thống.
5 năm trước, tại lễ kỷ niệm 5 năm của Zalo vào tháng 8-2012, dự án Zalo lần đầu tiên được công bố. 4 tháng sau, phiên bản chính thức của sản phẩm này ra đời và có 1 triệu người dùng đầu tiên vào tháng 3-2013.

Bên cạnh việc trở thành công cụ liên lạc hàng ngày của người Việt, Zalo hiện là một phương thức hiệu quả trong cải cách hành chính, là kênh tương tác và tiếp cận khách hàng thuận tiện của doanh nghiệp và là nền tảng kinh doanh giàu tiềm năng trên di động.

Tại Đồng Nai, trong ngày khai trương 6-7-2017, đại diện Trung tâm hành chính công Đồng Nai và Zalo đã ký kết hợp tác việc áp dụng Zalo vào quản lý, giải quyết nhanh thủ tục hành chính. Ông Tạ Quang Trường, Phó giám đốc Sở Nội vụ Đồng Nai, cho biết thông qua ứng dụng Zalo, người dân có thể tra cứu các nội dung liên quan đến thủ tục hành chính. Qua ứng dụng này, mọi người có thể góp ý về công tác cải cách hành chính của tỉnh.

Đại diện Trung tâm Hành chính công Đồng Nai (trái) ký kết hợp tác với đại diện Zalo. (Ảnh: Hải An, Zing)

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

Trí tuệ nhân tạo và tội phạm mạng: Thiện ác đi đôi

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, AI) là một lĩnh vực công nghệ đang được quan tâm và đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc hiện nay. Như một thứ vũ khí hiệu quả, trí tuệ nhân tạo đem lại lợi ích to lớn hay hiểm họa khôn lường còn tùy thuộc vào ai sử dụng nó, người tốt hay kẻ xấu. Bài phỏng vấn bà Ann Johnson, Phó Chủ tịch khối Doanh nghiệp và An ninh mạng của Tập đoàn Microsoft bên lề hội nghị Interpol World 2017 vừa được tổ chức tại Singapore hồi thượng tuần tháng 7-2017 cho chúng ta một cái nhìn về vấn đề này.

Bà Ann Johnson phát biểu tại Hội nghị Interpol Toàn cầu 2017. Ảnh: Microsoft

“Chúng ta có trí tuệ nhân tạo, nhưng kẻ xấu cũng có”, bà Ann Johnson nói trong bài phỏng vấn do Geoff Spencer, biên tập viên của Microsoft Asia thực hiện.