Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

Cuộc chiến giữa Facebook và chính phủ Úc

Ngày 18-2-2021, Facebook làm nước Úc và cả thế giới bất ngờ khi cấm toàn bộ chia sẻ tin tức của nước Úc trên nền tảng của mình. Việc làm này được xem như trả đũa dự luật Media Bargaining (Thương lượng Truyền thông) của Úc, theo đó các hãng công nghệ lớn phải trả tiền cho tin tức báo chí.

Sự việc nêu trên có thể được diễn giải một cách đơn giản như sau:

-        Chính phủ Úc thấy rằng có nhiều tin tức của mình được đăng tải trên nền tảng Facebook. Người dùng Facebook xem các tin tức đó, nhờ vậy Facebook thu hút được các quảng cáo. Vậy nên Facebook phải trả tiền cho chính phủ Úc mỗi khi có tin tức của nước Úc đăng trên nền tảng này.

-        Facebook cho rằng việc đăng các tin tức trên nền tảng của mình là do các đối tác tự nguyện đưa lên chứ không phải Facebook chủ động xin đăng. Việc thu hút quảng cáo là có nhưng không đáng kể so với lợi ích của người dân Úc do được truyền bá thông tin. Vậy nên nếu muốn đòi tiền thì Facebook cấm đưa tin tức lên xem ai thiệt cho biết!

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2021

News Feed của Facebook dự đoán những gì bạn muốn xem như thế nào?

Khi bạn mở Facebook lên, trên trang chính của bạn (gọi là trang Bảng tin hay News Feed) sẽ xuất hiện một số bài đăng từ các bạn bè, các trang yêu thích, và cả các quảng cáo nữa. Những bài đăng này được Facebook tuyển chọn từ hàng tỷ bài đăng đang có, mà Facebook cho rằng bạn muốn xem. Vậy Facebook tuyển chọn như thế nào? Dưới đây là một số nguyên tắc do chuyên gia của Facebook tiết lộ.

Facebook sử dụng AI để chọn lựa các bài đăng xuất hiện trên Bảng tin của mỗi người

Khi nói đến News Feed, hầu hết mọi người đều hiểu rằng những bài đăng trên đó đều tuân theo một thuật toán đang hoạt động chứ không phải xuất hiện ngẫu nhiên. Facebook đã sử dụng đến trí tuệ nhân tạo (AI) và hệ thống xếp hạng máy học (machine learning, ML) cung cấp cho News Feed là cực kỳ phức tạp, với nhiều lớp. Trên newsroom của Facebook mới đây, 3 chuyên gia của Facebook là Akos Lada, Giám đốc Khoa học Dữ liệu, Meihong Wang, Giám đốc Kỹ thuật và Tak Yan, Giám đốc Quản lý Sản phẩm, đã chia sẻ những thông tin chi tiết mới về cách hệ thống xếp hạng này hoạt động và những thách thức trong việc xây dựng một hệ thống để cá nhân hóa nội dung cho hơn 2 tỷ người và hiển thị cho mỗi người trong số họ những nội dung phù hợp và có ý nghĩa đối với họ mỗi khi họ truy cập Facebook.

Sơ đồ xử lý thông tin trước khi đưa lên Bảng tin. Nguồn: Facebook. Chuyển ngữ: PHN

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2021

Hầu hết người Mỹ đều nghĩ rằng Big Tech đang theo dõi họ

Mọi người đều hiểu rằng hầu hết các hành vi trên internet của chúng ta, từ các trang web chúng ta truy cập đến các loại video chúng ta xem, đều liên tục bị theo dõi. Nhưng thực sự các công ty công nghệ đang làm điều này như thế nào thì khó mà biết được. Chỉ có thể thăm dò dư luận về điều này thôi. Trang web WhistleOut đã thực hiện khảo sát để biết liệu người Mỹ có nghĩ rằng các công ty công nghệ lớn (Big Tech) đang theo dõi họ hay không và nếu có thì công ty nào mà họ tin là thủ phạm lớn nhất.

Ai đang theo dõi tôi?

85% người được hỏi cho biết rằng họ tin rằng có ít nhất một công ty công nghệ đang theo dõi họ. Facebook bị nghi ngờ là do thám nhiều nhất— 68% những người được khảo sát tin rằng gã khổng lồ truyền thông xã hội đang vi phạm quyền riêng tư của họ. Trong khi đó, 53% nghi ngờ TikTok đang theo dõi họ.

Biểu đồ: WhistleOut.

MoneyGram hợp tác với Visa giúp chuyển tiền về Việt Nam an toàn, nhanh chóng

MoneyGram International, công ty chuyên về chuyển tiền và thanh toán P2P (thanh toán ngang hàng, peer-to-peer) xuyên quốc gia, ngày 3-2-2021 đã công bố hợp tác với Visa, công ty công nghệ thanh toán điện tử, triển khai chuyển tiền nhanh P2P tại Việt Nam.

MoneyGram là dịch vụ chuyển tiền quốc tế có uy tín hiện nay. Ảnh minh họa

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2021

Những ưu tiên năm 2021 của YouTube

Trong thông điệp đầu năm 2021, bà Susan Wojcicki – CEO của YouTube – đã nhìn lại những nét chính trong năm 2020 và đề ra những ưu tiên trong năm 2021 cho YouTube. Dưới đây là tóm lược thông điệp đầu năm này.

Bà Susan Wojcicki, CEO YouTube

Intel đầu tư thêm 475 triệu USD tại Việt Nam

Sáng 27-1-2021, tại cuộc gặp gỡ doanh nghiệp đầu năm 2021 do Khu Công nghệ cao TP.HCM (Saigon Hi-Tech Park, SHTP) tổ chức, Tập đoàn công nghệ Intel (Mỹ) đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh – mở rộng Giai đoạn 1 cho Dự án Công ty TNHH Intel Products Việt Nam. Dưới đây là thông báo chính thức đăng trên Newsroom của Intel ngày 26-1-2021 về sự kiện đầu tư này.

Nhà máy Intel tại Việt Nam. Nguồn: Intel Corporation

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

Trí tuệ nhân tạo giúp người mù “xem” Facebook dễ hơn

Có trên 2,5 tỷ người sử dụng Facebook, trong đó không ít người khiếm thị. Để giúp những người khiếm thị này theo dõi được nội dung đăng trên Facebook người ta dùng các ứng dụng đọc màn hình (screen reader). Ứng dụng này sẽ đọc những dòng status, comment… được đăng trên Facebook để người khiếm thị nghe. Thế nhưng hình ảnh thì sao? 5 năm qua, Facebook đã có những nỗ lực nhằm giúp người khiếm thị “xem” được hình ảnh trên mạng xã hội này.

Khái niệm về văn bản thay thế

Mỗi hình ảnh được tải lên mạng Internet đều có một thuộc tính là Alt Text – viết tắt của Altenative Text, nghĩa là Văn bản thay thế. Alt Text là một dòng văn bản ngắn gọn, mô tả sơ về bức ảnh được tải lên đó. Ở buổi ban đầu của Internet, tốc độ đường truyền rất chậm, việc tải một bức ảnh (vốn có kích thước file lớn hơn văn bản rất nhiều) lên mạng tốn rất nhiều thời gian, thậm chí không tải lên được. Khi ấy Alt Text, vốn là văn bản nên sẽ được tải lên nhanh chóng hơn. Người xem sẽ đọc văn bản ấy để hình dung được về hình ảnh chưa/không được tải lên là gì.

Những người khiếm thị được hưởng lợi nhờ điều này. Bằng một trình đọc màn hình (screen reader) thích hợp, họ có thể nghe được mô tả về hình ảnh ấy thông qua việc đọc Alt Text.