Thứ Hai, 18 tháng 1, 2021

IBM Việt Nam có nữ tổng giám đốc đầu tiên

Ngày 15-1-2021, Tập đoàn công nghệ IBM (Mỹ) đã công bố bổ nhiệm bà Phạm Thị Thu Diệp làm Tổng giám đốc của IBM Việt Nam. Đây là lần đầu tiên sau 25 năm hoạt động tại Việt Nam, IBM Việt Nam có tổng giám đốc là nữ.

Tổng giám đốc IBM Việt Nam Phạm Thị Thu Diệp. Ảnh: IBM Việt Nam

Trong vai trò tổng giám đốc, bà Thu Diệp sẽ chịu trách nhiệm về tăng trưởng và lãnh đạo doanh nghiệp, bao gồm tăng cường sự hiện diện và quan hệ đối tác của IBM với các khách hàng và đối tác trong công tác ứng dụng đám mây lai mở (open hybrid cloud) và chuyển đổi kỹ thuật số dựa trên nền tảng phần mềm nhận thức (cognitive-led digital transformation).

Google mua Fitbit với giá 2,1 tỷ USD

Ngày 14-1-2021, Google công bố đã hoàn tất thương vụ mua lại Fitbit với giá 2,1 tỷ USD. Điều đáng chú ý là ý định mua Fitbit với giá nói trên đã được Google thông báo và xúc tiến thực hiện từ cuối năm 2019. Hơn một năm trời thương vụ mới hoàn tất khi vào cuối năm 2020 Liên minh Châu Âu thông báo rằng họ đã chấp thuận thỏa thuận, sau khi Google đưa ra một loạt cam kết về hoạt động theo kế hoạch của Fitbit và sử dụng dữ liệu sức khỏe của họ.

Trên website của mình, Fitbit công bố họ đã là thành viên chính thức của đại gia đình Google. Ảnh chụp màn hình.

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2021

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để… làm bánh

Nói đến trí tuệ nhân tạo (AI) người ta thường nghĩ đến những ứng dụng cao siêu hoặc mang lại lợi ích lớn, như AI viết văn, dịch thuật hay AI đấu cờ với người, nhưng với Sara Robinson thì lại khác. Vốn là một chuyên gia về AI của Google, và lại đang có nhiều thời gian ở nhà do cách ly vì dịch bệnh, cô nghĩ đến việc ứng dụng AI để… làm bánh và trình bày lại kết quả ấy trên blog của mình.

Trên thực tế, lượt tìm kiếm về “nướng bánh” ở Mỹ tăng vọt trong tháng 11 và 12 năm 2020. Lý do chính là bấy giờ là mùa đông, mùa nghỉ lễ và nhất là nhiều người vẫn đang trong tình trạng cách ly, phải ở nhà. Không đi chơi xa được nên người ta ở nhà làm bánh. Thế nhưng Robinson Sara lại làm khác đi một chút, thay vì tự mình đi nướng bánh, cô lại nhờ AI hỗ trợ xem điều gì khiến các loại bánh khác nhau. Hơn nữa, cô muốn nhờ AI tạo ra công thức làm bánh mới!

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2021

Facebook giới thiệu trải nghiệm Trang mới

Trang là nơi trên Facebook để các nghệ sĩ, người của công chúng, doanh nghiệp, thương hiệu, tổ chức và tổ chức phi lợi nhuận kết nối với fan hoặc khách hàng của họ. Hiện giờ, đây là phương tiện rất hiệu quả để truyền thông, tiếp thị, quảng bá thương hiệu, bán hàng… vì khi ai đó thích hoặc theo dõi Trang trên Facebook, họ sẽ nhìn thấy thông tin cập nhật của Trang đó trong Bảng tin của mình. Đầu năm 2021, Facebook cho biết đang tiến hành giới thiệu trải nghiệm Trang mới.

Giới thiệu về trải nghiệm Trang mới

Trải nghiệm Trang mới hiện chỉ có cho một số Trang. Trang bạn quản lý có thể vẫn sử dụng trải nghiệm Trang thông thường. Trải nghiệm Trang Facebook được thiết kế lại giúp các nhân vật của công chúng và người sáng tạo dễ dàng hơn trong việc xây dựng cộng đồng và đạt được các mục tiêu kinh doanh của họ.

Khi bạn chuyển sang trải nghiệm Trang mới, tất cả nội dung của Trang, chẳng hạn như bài viết, ảnh, video, tin và các Nhóm mà trang của bạn làm quản trị viên sẽ tự động chuyển sang Trang mới. Tất cả những người theo dõi Trang cũng chuyển sang Trang mới.

Giao diện Trang mới. Ảnh: Facebook

Hội thảo về chuyển đổi số “Business For Better”

Ngày 07-01-2021 tại Hà Nội, Microsoft Việt Nam cùng các đối tác công nghệ hàng đầu Việt Nam như CMC, FPT, Softline, Asus, Naviwold, Vovita, DMS Pro… đã tổ chức hội thảo về chuyển đổi số “Business For Better” cho các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam. Sự kiện quy tụ hơn 500 chuyên gia, các lãnh đạo cao cấp và các nhà quản lý thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như bán lẻ, sản xuất, tiêu dùng, vận tải, v.v. cùng cập nhật những xu hướng, kinh nghiệm triển khai và các giải pháp chuyển đổi số thành công tại Việt Nam.

Ông Phạm Thế Trường, Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam trình bày tại hội thảo. Ảnh: Microsoft

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2021

Người ta đang nói gì về tôi?

Chắc là có đôi khi bạn thắc mắc không biết người ta đang nói gì về mình? Điều này càng quan trọng hơn nữa nếu bạn là người của công chúng hay có địa vị xã hội. Biết được dư luận đang nhìn nhận thế nào về mình rất cần thiết để bạn có những ứng xử phù hợp. Điều tương tự đối với một sản phẩm, một cơ quan, một chiến dịch quảng cáo… người ta đều cần biết truyền thông đang nói gì về mình để tự đánh giá và hoàn thiện. Điều cần làm chính là giám sát truyền thông.

Giám sát truyền thông để làm gì?

Giám sát truyền thông (Media monitoring) là hoạt động theo dõi đầu ra của các phương tiện truyền thông bao gồm phương tiện in, Internet, truyền hình… Nó có thể được tiến hành vì nhiều lý do, bao gồm cả chính trị, thương mại, khoa học, v.v…

Giám sát truyền thông đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực thương mại. Việc theo dõi các nguồn thông tin như blog, diễn đàn và mạng xã hội giúp công ty biết đuọc về cách người dùng cảm nhận dịch vụ hoặc sản phẩm của họ, từ đó có những điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp nhu cầu thị trường.

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2021

Nhìn lại năm 2020 từ Google

Năm 2020 trôi qua một cách quá chậm chạp, nhưng cũng quá nhanh. Quá nhanh vì rất nhiều điều đã xảy ra, làm biến đổi thế giới một cách nhanh chóng. Quá chậm đối với những người phải sống cách ly, không được di chuyển nhiều, không được tiếp xúc nhiều. Molly McHugh-Johnson, một chuyên gia làm việc tại Google, đã nhìn lại năm 2020 và điểm qua một số công việc Google đã thực hiện.

  1. Google Tìm kiếm (Search) và Google Tin tức (News) hỗ trợ mọi người trong thời kỳ đại dịch: Khi COVID-19 bắt đầu lan rộng, nhu cầu tìm kiếm để hiểu biết về đại dịch này tăng mạnh. Google đã nỗ lực để đảm bảo rằng các sản phẩm của Google - đặc biệt là Tìm kiếm và Tin tức có thể hiển thị thông tin chính xác, phù hợp. Qua tiến sĩ Karen DeSalvo, Giám đốc Y tế của Google, Google đã cung cấp các thông tin về đại dịch, bao gồm cả thông tin về các loại vắc xin sắp tới. Vào tháng 4, Google hợp tác với Apple sử dụng công nghệ Bluetooth để tạo ra Hệ thống thông báo tiếp xúc, hiện đang được các cơ quan y tế công cộng ở hơn 50 quốc gia, tiểu bang và khu vực sử dụng để thông báo ẩn danh cho mọi người nếu họ tiếp xúc với người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 (tương tự BlueZone tại Việt Nam).