Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

Xu hướng mua hàng second-hand online hiện nay ra sao?

Thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển nhanh chóng, lại càng phổ biến hơn nữa bởi tác động của đại dịch. Bên cạnh các sàn giao dịch TMĐT chuyên bán sản phẩm mới, những trang TMĐT chuyên mua bán hàng đã qua sử dụng ít được chú ý hơn. Trong tình hình đó, tập đoàn Carousell vừa công bố báo cáo khảo sát về xu hướng mua hàng second-hand online ở khu vực Đông Nam Á.

Carousell đưa ra Báo cáo về xu hướng mua hàng đã qua sử dụng

Carousell là một công ty kinh doanh hàng hóa cả cũ và mới trên nền tảng web và smartphone, được thành lập từ 2012, có trụ sở chính tại Singapore và hoạt động tại: Đông Nam Á, Đài Loan, Hồng Kông, Macao, Úc, New Zealand và Canada. Tại Việt Nam, trang web rao vặt và mua bán hàng hóa Chợ Tốt là đơn vị trực thuộc của Carousell. Giữa tháng 9 năm nay, Carousell được định giá 1,1 tỷ USD và hiện là một trong những tập đoàn mua bán, rao vặt online lớn nhất và phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Trong báo cáo năm 2021 (The Carousell Recommerce Index 2021 Report) vừa công bố, Carousell đã thảo luận về chủ đề sự tiêu dùng quá mức (overconsumption). Báo cáo này nhằm nêu bật tầm quan trọng của tiêu dùng bền vững và lối sống bền vững thông qua mua bán, trao đổi trên nền tảng re-commerce (mua bán lại) ở khu vực Đông Nam Á. Báo cáo tổng hợp các khảo sát từ 4 công ty trực thuộc tập đoàn Carousell là Carousell, Chợ Tốt, Mudah và OneKyat, tại 8 thị trường – Hong Kong, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Đài Loan và Việt Nam, với sự tham gia khảo sát của hơn 3.000 người mua và người bán.

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2021

Năm 2021, cả thế giới tìm kiếm cách chữa lành vết thương

Mỗi cuối năm, Google Tìm kiếm lại thống kê tất cả các lượt tìm kiếm của mọi người trên thế giới để xác định xem xu hướng tìm kiếm chính của nhân loại trong năm đó là gì. Năm 2021, kết quả tổng hợp cho thấy câu hỏi được mọi người tìm kiếm nhiều nhất trên Google là: Làm sao chữa lành vết thương? (How to heal?)

Xu hướng tìm kiếm chung của toàn thế giới

Dưới đây là tổng quan về xu hướng tìm kiếm trong năm 2021 do Google nhận định:

Trong năm nay hơn bao giờ hết thế giới tìm kiếm…

Thứ Hai, 6 tháng 12, 2021

YouTube kiểm soát nội dung sai lệch về vaccine

Cùng với những thông tin không đúng về dịch bệnh Covid-19, thông tin sai lệch về vaccine lan truyền trên mạng gây hoang mang rất nhiều cho người đọc. Nguy hại hơn nữa, những thông tin này khiến nhiều người tẩy chay hoặc không dám tiêm chủng vaccine, gây ảnh hưởng lớn đến công cuộc chống dịch. YouTube đã vào cuộc, đẩy mạnh việc kiểm soát nội dung sai lệch về vaccine trên nền tảng của mình.

Thách thức và sự đánh đổi

Đối với YouTube, việc soạn thảo chính sách xoay quanh nội dung sai lệch về y tế nói chung và vaccine Covid-19 nói riêng đi kèm với những thách thức và những sự đánh đổi.

Thách thức, vì khi có những nghiên cứu mới xuất hiện – mà đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh này, những kết quả nghiên cứu về y tế thường được nôn nóng đưa ra sớm - thì kinh nghiệm cá nhân thường đóng một vai trò lớn trong quá trình chia sẻ trực tuyến. Việc phán đoán thông tin được chia sẻ ấy đúng hay sai để kiểm soát sự chia sẻ không hề là chuyện đơn giản. Vaccine nói riêng cũng là nguồn gây tranh cãi trong nhiều năm qua, mặc cho sự giải trình nhất quán của các cơ quan y tế về độ hiệu quả của chúng.

Đánh đổi, vì nếu kiểm soát chặt việc đưa thông tin lên YouTube giúp hạn chế được những bất lợi mà tin giả, tin xấu gây ra cho xã hội thì nó cũng khiến cho người dùng YouTube cảm thấy không hài lòng vì bị khống chế quá đáng.

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

Một thập kỷ kỹ thuật số cho Đông Nam Á

Thập kỷ kỹ thuật số của Đông Nam Á đã đến. Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người dân Đông Nam Á vượt qua đại dịch COVID-19. Hiện tại, như báo cáo mới nhất của e-Conomy Đông Nam Á cho thấy, nền kinh tế kỹ thuật số đang sẵn sàng đóng một vai trò lớn hơn trong tương lai của khu vực so với những gì chúng ta tưởng tượng.

Những năm 20 bùng nổ - Thập kỷ Số cho Đông Nam Á

Báo cáo e-Conomy là báo cáo hàng năm do Google, Temasek và Bain & Company thực hiện, khảo sát về tình hình phát triển nền kinh tế số ở Đông Nam Á (SEA, South East Asia). Báo cáo năm nay vừa được công bố vào giữa tháng 11, với tiêu đề: Những năm 20 bùng nổ - Thập kỷ số cho Đông Nam Á.

Sau khi chứng tỏ khả năng phục hồi vào năm 2020, nền kinh tế kỹ thuật số của SEA đã chứng kiến sự hồi sinh vào năm 2021. Theo báo cáo, thập kỷ kỹ thuật số của SEA đã đến. Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người dân SEA vượt qua đại dịch COVID-19. Năm ngoái, người ta đã chứng kiến khả năng phục hồi của SEA khi đối mặt với đại dịch , khi mọi người chuyển sang sử dụng Internet để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của họ theo những cách mới. Năm nay cho thấy sự hồi sinh và hướng tới “những năm 20 bùng nổ”, nơi công nghệ sẽ mở ra những khả năng mới thú vị cho hàng trăm triệu người trong khu vực.

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

Cảnh giác cao trong mùa mua sắm online cuối năm

Vào thời điểm cuối năm, các sàn giao dịch thương mại điện tử thi nhau mở ra những đợt khuyến mãi rầm rộ để thu hút khách hàng. Ngoài những đợt khuyến mãi truyền thống như 11-11 (đã qua), 12-12, Black Friday (quốc tế), Online Friday (Việt Nam), các sàn giao dịch, các công ty còn mở ra vô số đợt khuyến mãi khác. Nương theo đó, hàng loạt hoạt động lừa đảo qua mạng cũng sẽ xuất hiện.

Tội phạm mạng tăng vọt kể từ khi bắt đầu đại dịch

Vào cuối tháng 5 năm 2000, tức chỉ nửa năm sau khi đại dịch bùng phát, trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, đại diện Hội đồng Bảo an là bà Izumi Nakamitsu cho biết: “Tội phạm mạng đang gia tăng, với mức tăng 600% các email độc hại trong cuộc khủng hoảng hiện nay”. Bà cũng cho biết sự phụ thuộc vào kỹ thuật số ngày càng tăng đã làm tăng nguy cơ bị tấn công mạng và “ước tính cứ 39 giây lại có một cuộc tấn công như vậy”.

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2021

“Xóa mù truyền thông”, câu chuyện còn dài

Tuần lễ cuối tháng 10 vừa qua diễn ra sự kiện “Global Media and Information Literacy Week” (tạm dịch Tuần lễ Thông hiểu về Phương tiện Truyền thông và Thông tin toàn cầu) do UNESCO tổ chức. Đây là sự kiện hàng năm, được bắt đầu từ năm 2012. Vào dịp này, UNESCO phối hợp cùng các tổ chức quốc tế tạo nên các hoạt động “xóa mù truyền thông” trên toàn thế giới.

Tuần lễ Thông hiểu về Phương tiện Truyền thông và Thông tin toàn cầu do UNESCO chủ trì

Thứ Hai, 8 tháng 11, 2021

Năm 2021, email tròn 50 tuổi

Ngày nay, email là thứ quá quen thuộc với chúng ta. Hầu như ai cũng có một địa chỉ mail để liên lạc với dạng thức abc@xyz. Cái “ký hiệu thần thánh” @ trong địa chỉ email để phân chia giữa phần định danh người nhận và định danh máy chủ (hosting) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1971. Năm đó được xem là năm khai sinh ra email, đến nay vừa tròn nửa thế kỷ.

1971: năm khai sinh ra @ và email

Tin nhắn đầu tiên được gởi qua mạng Internet vào năm 1969. Ở thời điểm ấy, ta có mạng ARPANET, chính là tiền thân của World Wide Web (mạng Internet) ngày nay. Người ta thấy một tin nhắn (message) được gửi qua ARPANET giữa hai IMP (Interface Message Processors, tạm dịch Bộ xử lý tin nhắn giao diện) vào ngày 29-10-1969. IMP là tiền thân của bộ định tuyến mạng (router) ngày nay. Một thiết bị được thiết lập trong khuôn viên UCLA, trong khi thiết bị còn lại đặt tại Viện Nghiên cứu Stanford. Tuy nhiên đây chưa được xem là email vì đây chỉ là tin nhắn được gửi đi giữa 2 thiết bị, chứ không phải là 2 hộp thư. Thời điểm ấy chưa có khái niệm địa chỉ email. Hiểu nôm na là chỉ mới có thông báo gửi đến nhà chứ chưa có thư gửi đến thành viên trong nhà.

Thứ Hai, 1 tháng 11, 2021

Facebook đổi tên và đổi cả chức năng

Giữa lúc đang phải đối mặt với những cáo buộc nặng nề về việc kiểm soát nội dung đăng trên Facebook, sự kiện thường niên Facebook Connect 2021 vẫn diễn ra với những thông tin cực kỳ quan trọng, trong đó gây chú ý lớn nhất là Facebook sẽ đổi tên thành Meta, đồng thời chức năng chính của công ty cũng chuyển từ công ty truyền thông xã hội sang công ty công nghệ xã hội.

Logo mới Meta

Hội nghị Connect hàng năm của Facebook quy tụ các nhà phát triển thực tế ảo và tăng cường, người sáng tạo nội dung, nhà tiếp thị và những người khác để kỷ niệm động lực và sự phát triển của ngành. Sự kiện năm nay khám phá những trải nghiệm trong metaverse có thể cảm thấy như thế nào trong thập kỷ tới - từ kết nối xã hội đến giải trí, chơi game, thể dục, công việc, giáo dục và thương mại. Trong lá thư gửi đến người dùng Internet trên toàn thế giới, công bố trong hội nghị ngày 28-10, Mark Zuckerberg chia sẻ những điều mới mẻ mà Meta sẽ đem tới. Tóm lược nội dung như sau:

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2021

Mã độc tống tiền tăng vọt trong mùa dịch

Trong khuôn khổ chương trình “An toàn hơn cùng Google” nhân tháng 10 – tháng An toàn Mạng trên thế giới, Google công bố báo cáo được thực hiện cùng VirusTotal về các cuộc tấn công mã độc tống tiền vào các tổ chức và doanh nghiệp trên toàn cầu. Đáng chú ý là theo báo cáo này Việt Nam đứng hàng thứ ba trên thế giới về số cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền, tăng gần 200% so với mức cơ bản.

VirusTotal phân tích và tổng hợp thông tin về virus trên thế giới

VirusTotal là một trang web do công ty bảo mật Tây Ban Nha Hispasec Sistemas tạo ra vào tháng 6-2004 và được Google mua lại vào tháng 9-2012. VirusTotal kết hợp nhiều phần mềm diệt virus và là công cụ kiểm tra virus trực tuyến. Khi người dùng nhận được đường link hay file qua mail, tin nhắn hay bất kỳ phương tiện nào mà cảm thấy nghi ngờ không dám mở ra thì sẽ mở website VirusTotal (http://virustotal.com) và yêu cầu VirusTotal kiểm tra đường link hay file đó. VirusTotal sẽ phân tích xem file/đường link đó có chứa mã độc hại hay không và báo cáo cho người dùng, đồng thời nếu phát hiện mã độc thì sẽ chia sẻ thông tin cho cộng đồng bảo mật toàn cầu.

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2021

An toàn hơn trong “Tháng An toàn mạng”

Tháng Mười hàng năm là Tháng Nhận thức về An toàn mạng trên thế giới (Cybersecurity Awareness month), nhân dịp này Google ra mắt chương trình “An toàn hơn cùng Google”. Bên cạnh đó, Google phối hợp cùng Trung tâm Giám sát An toàn Không gian Mạng Quốc gia (NCSC) giới thiệu Trung tâm An toàn Google dành cho tất cả người Việt.

Tháng 10-2021 với chủ đề: Hãy thông minh khi ở trên mạng

Tháng nâng cao nhận thức về an toàn mạng (CyberSecurity Awareness Month, viết tắt là CSAM) là một chiến dịch được quốc tế công nhận, tổ chức vào tháng 10 hàng năm nhằm giúp công chúng hiểu thêm về tầm quan trọng của an toàn mạng.

CSAM được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2003 với tên là Tháng Nhận thức về An toàn mạng Quốc gia (National CyberSecurity Awareness Month, NCSAM), tổ chức tại Mỹ. Sau đó, chiến dịch được mở rộng ra trên phạm vi thế giới. Điều này là tất yếu, vì các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Google, Facebook, Microsoft… có phạm vi hoạt động là toàn cầu.

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2021

3 trường tại Việt Nam đạt chứng nhận Trường học Điển hình Microsoft”

Ngày 26-9 tại Hà Nội, Microsoft đã chính thức công bố 3 trường học tại Việt Nam đạt chứng nhận “Trường học Điển hình Microsoft” (Microsoft Showcase School) năm học 2021-2022. Các trường này đã đáp ứng xuất sắc mọi tiêu chuẩn nghiêm ngặt để góp mặt vào danh sách hơn 400 tổ chức giáo dục Microsoft Showcase School trên toàn cầu.

Trường học Điển hình Microsoft là gì?

Dựa trên nhiều thập kỷ làm việc với các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo trường học và các nhà giáo dục trên khắp thế giới, Microsoft hỗ trợ các trường học trong chương trình Trường học Điển hình Microsoft (Microsoft Showcase School) bằng các nguồn lực và ý tưởng để biến tầm nhìn của họ thành hiện thực. Microsoft Showcase School tạo ra các trải nghiệm lấy học sinh làm trung tâm, nhập vai và hòa nhập, truyền cảm hứng cho việc học tập suốt đời, kích thích sự phát triển các kỹ năng thiết yếu sẵn sàng cho tương lai để học sinh được trao quyền và đạt được nhiều thành tích hơn.

Danh hiệu “Trường học Điển hình Microsoft” được cấp cho các trường học tiêu biểu trong việc thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng xuất sắc công nghệ thông tin để nâng cao kết quả học tập và giảng dạy, từ đó kiến tạo nền giáo dục tiên tiến lấy học sinh làm trọng tâm và chuẩn bị kỹ năng số thúc đẩy thành công cho học sinh trong tương lai.

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2021

Đại dịch COVID-19 thúc đẩy ứng dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp

Ngày 20-9-2021, tại Hà Nội, Tập đoàn De Heus (Hà Lan) công bố hợp tác với Microsoft Việt Nam thông qua việc lựa chọn giải pháp đám mây Microsoft Azure để triển khai ứng dụng nông nghiệp 4.0 trên toàn bộ hệ thống quản lý và vận hành của mình ở Việt Nam và các nước khác trong khu vực Châu Á nơi De Heus có mặt, góp phần mang thực phẩm sạch đến người tiêu dùng.

Nhu cầu về thực phẩm an toàn ngày càng tăng

Dân số thế giới được dự đoán sẽ tăng lên khoảng 9,8 tỷ người vào năm 2050, theo đó nhu cầu về thực phẩm an toàn và lành mạnh cũng sẽ gia tăng. Viện Tài nguyên Thế giới ước tính nhu cầu thực phẩm trên toàn cầu sẽ tăng 56%, trong đó nhu cầu thực phẩm làm từ động vật tăng gần 70%. Đây sẽ là một thách thức lớn và cũng là cơ hội cho người chăn nuôi và các công ty sản xuất lương thực trên toàn thế giới.

Tập đoàn De Heus trên thế giới và tại Việt Nam

De Heus được thành lập vào năm 1911 tại Hà Lan. Sau hơn một 100 năm công ty vẫn đang hoạt động, được sở hữu dưới mô hình kinh doanh gia đình, thuộc gia đình De Heus quản lý. Hiện nay, De Heus là một tập đoàn hoạt động trên quy mô toàn cầu, với hơn 100 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các giải pháp tiên tiến về dinh dưỡng động vật, có mặt tại hơn 75 quốc gia, bao gồm 82 nhà máy trải dài ở các khu vực trọng điểm chăn nuôi của thế giới với hơn 6.000 nhân viên trên toàn cầu và nằm trong top 10 các tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất thế giới.

Lễ bàn giao hệ thống Silo của De Heus cho trang trại Phú Thanh (Tân Phú, Đồng Nai). Ảnh: De Heus

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2021

Chuyển đổi số - nhân tố giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch

Facebook vừa công bố kết quả khảo sát về tình trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) trên khắp thế giới dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Khảo sát này được thực hiện vào tháng 7 và 8 năm nay, với hơn 35.000 nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có Việt Nam). Kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp nhỏ đang dần hồi phục, nhưng vẫn còn một chặng đường dài phía trước với nhiều bất bình đẳng cùng những thách thức vẫn đang tồn tại.

Bìa báo cáo Tình trạng doanh nghiệp nhỏ toàn cầu của Facebook – Tháng 9-2021

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2021

Đông Nam Á - ngôi nhà cho chuyển đổi kỹ thuật số

Facebook và Bain & Company vừa công bố bản báo cáo mới nhất của loạt hội thảo SYNC (SYNC Đông Nam Á là loạt hội thảo về cách lãnh đạo bằng tư duy để hiểu được người tiêu dùng trong tương lai) với nội dung: Đông Nam Á - ngôi nhà cho chuyển đổi kỹ thuật số. Báo cáo cung cấp cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thông tin chi tiết hơn về những xu hướng và cơ hội mới nổi đang định hình khu vực sôi động này. Bài viết sau tóm tắt một số nội dung chính của báo cáo.

Bìa báo cáo “Đông Nam Á - ngôi nhà cho chuyển đổi kỹ thuật số”

Thứ Hai, 6 tháng 9, 2021

Học và nhận chứng chỉ của Microsoft về Kỹ năng số khi đang giãn cách

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trầm trọng đến cơ hội nghề nghiệp của lao động trẻ tại Việt Nam, đặc biệt là lao động nhập cư. Để hỗ trợ đối tượng này, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) Việt Nam, Tập đoàn Microsoft Việt Nam và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã phối hợp cho ra đời nền tảng học trực tuyến www.congdanso.edu.vn thuộc dự án “Tăng cường cơ hội tiếp cận đào tạo kỹ năng số cho lao động trẻ tại Việt Nam” giai đoạn 2020 – 2021.

Nền tảng học tập kỹ năng số cơ bản do Microsoft, IOM Việt Nam và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phối hợp tổ chức.

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2021

Mạng xã hội lưu ý: Phải quan tâm và tôn trọng trẻ em

Tối 16-8 và vài ngày sau đó, hàng loạt tài khoản Facebook tại Việt Nam bất ngờ bị khóa, lý do được Facebook thông báo đến các chủ tài khoản là họ đã “vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng”. Các tài khoản trên đã vô tình hay cố ý chia sẻ một đoạn video nhạy cảm về trẻ em, mà điều này đã vi phạm điều 7 trong chương II của Tiêu chuẩn cộng đồng là: Bóc lột tình dục, lạm dụng trẻ em và ảnh khỏa thân của trẻ em.

Tối 16-8, đột ngột nhiều tài khoản Facebook tại Việt Nam bị khóa. Ảnh minh họa.

Thứ Hai, 16 tháng 8, 2021

Giãn cách xã hội, lên mạng tìm hiểu cách nấu ăn

Hiện nay giãn cách xã hội được áp dụng trên diện rộng, chuyện ăn uống hàng ngày cũng trở thành bài toán khó khi mọi hàng quán đều đóng cửa, đồ ăn không được giao đến nhà, gần đây là yêu cầu dừng các dịch vụ ăn uống bán đem về nhà. Vì vậy nhu cầu tìm hiểu cách chế biến thức ăn để tự phục vụ rất lớn. Đó là lý do vì sao số lượt tìm kiếm về các nội dung liên quan đến nấu ăn trên Google tăng cao.

Xu hướng tìm kiếm về cách nấu ăn trên Google tăng mạnh

Sử dụng công cụ Google Xu hướng để tìm hiểu mức độ quan tâm đến cụm từ tìm kiếm “cách nấu” trong 12 tháng qua, ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ mức độ quan tâm đến “cách nấu” theo thời gian trong 12 tháng qua.

Thứ Hai, 9 tháng 8, 2021

Sử dụng Google Maps trong giai đoạn đại dịch

Đọc tiêu đề trên có người sẽ lắc đầu, bảo: Đại dịch xảy ra thì mọi người phải thực hiện giãn cách xã hội, ai ở đâu ở yên đó, không được đi đâu thì cần gì đến Google Maps để chỉ đường? Thế nhưng trên thực tế vẫn có nhiều cách cần dùng đến Google Maps dù không đi đâu.

Google Maps dùng để xác định vị trí

Mục đích cơ bản ban đầu của Google là xác định vị trí chứ không phải chỉ đường. Khi dịch bệnh diễn ra, thông tin về những điểm cách ly, vùng phong tỏa, những ổ dịch luôn khiến ta quan tâm. Nhu cầu tiếp theo của mọi người là muốn biết những địa điểm, những vùng ấy nằm đâu trên bản đồ để xác định xem nơi ở của những người thân có gần hoặc nằm trong khu vực ấy không. Mở Google Maps và Tìm kiếm địa điểm sẽ giúp chúng ta làm được điều đó. Công cụ đo khoảng cách trên Google Maps giúp chúng ta xác định từ nhà người thân đến vùng có dịch là bao xa.

Ở góc độ khác, các nhà quản lý, các cơ quan thông tấn khi cần lập bản đồ vùng dịch, vùng phong tỏa để thông báo đến người dân cũng thường sử dụng bản đồ nền của Google.

Thứ Hai, 2 tháng 8, 2021

Làm sao Facebook biết người đăng ký dưới 13 tuổi?

Mạng xã hội đem lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đem lại nhiều tác hại khó lường nếu người sử dụng là trẻ em, khi mức độ ý thức chưa cao. Chính vì vậy, hầu hết các mạng xã hội đều quy định độ tuổi tối thiểu để đăng ký. Đối với Facebook, độ tuổi đó là 13. Câu hỏi đặt ra là: Làm sao Facebook biết được người đăng ký đó dưới 13 tuổi?

Sự cần thiết giới hạn lứa tuổi tham gia mạng xã hội

Người lớn sẽ không cho một đứa trẻ bước ra ngoài xã hội nếu nó chưa đủ tuổi để nhận thức được những điều xấu tốt của cuộc đời. Tương tự như vậy, người lớn không nên cho trẻ em tiếp xúc sớm với mạng xã hội vì nơi ấy chính là bản sao của xã hội thật.

Mạng xã hội quả thật đem lại rất nhiều ích lợi, nó giúp chúng ta mở rộng kiến thức, mối quan hệ, tạo được sự giao lưu và truyền thông hữu hiệu. Tuy nhiên, nếu chưa đủ nhận thức, nó có thể khiến người dùng bị lừa đảo, bị lợi dụng hay bị hướng theo những suy nghĩ sai trái. Chính vì vậy, cần phải hạn chế độ tuổi tham gia mạng xã hội để trẻ em không thể tham gia, dẫn đến những hậu quả xấu.

Thứ Hai, 26 tháng 7, 2021

Dùng App trên smartphone để đo nồng độ oxy trong máu

Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 diễn ra, nhất là khi có chủ trương cho các ca F0 nhẹ và F1 cách ly tại nhà, nhiều người đã lùng mua các máy đo nồng độ oxy trong máu để phát hiện sớm tình trạng thiếu oxy và can thiệp kịp thời khi trở nặng. Bằng chiếc iPhone của mình, bạn có thể cài đặt ứng dụng miễn phí để đo nồng độ oxy trong máu với độ chính xác khá cao mà không cần mua thêm thiết bị nào cả.

Nồng độ oxy trong máu là gì?

Nồng độ oxy trong máu - còn gọi là độ bão hòa oxy trong máu hay chỉ số SpO2 (saturation of peripheral oxygen) - biểu thị cho tỷ lệ Hemoglobin có oxy trên tổng lượng Hemoglobin trong máu. Một phân tử Hemoglobin (Hb) có thể kết hợp với 4 phân tử oxy, khi đã gắn đủ 4 phân tử oxy được gọi là bão hòa oxy. Nếu tất cả các phân tử Hemoglobin trong máu đều gắn với oxy thì SpO2 là 100%.

Thứ Hai, 19 tháng 7, 2021

YouTube đồng hành cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh

Trong thời gian bùng phát dịch bệnh, người dân cần phải ở nhà để tránh lây lan thì YouTube là một công cụ hỗ trợ rất đắc lực. YouTube vừa là kênh giải trí, giáo dục giúp mọi người thư giãn, học tập khi phải cách ly; vừa là kênh thông tin tuyên truyền hiệu quả để chống dịch.

Đợt dịch năm ngoái, YouTube phát huy hiệu quả rất tốt

Năm 2020, lần đầu tiên video về Y tế nằm trong Top 10 video nổi bật trong tổng kết cuối năm của YouTube. Không mang những yếu tố hài, giải trí như những video còn lại trong Top 10, video này có nội dung nghiêm túc, chân phương nhưng cách trình bày rất rõ ràng, ngắn gọn dễ hiểu lại thêm minh họa đẹp mắt và nội dung đúng vào sự quan tâm của mọi người nên này thu hút nhiều người xem. Cách tiếp cận đối tượng khán giả qua mạng xã hội sáng tạo của Bộ Y tế đã được cộng đồng ủng hộ nhiệt liệt, giúp thông điệp lan tỏa rộng và mạnh mẽ hơn, góp phần vào thắng lợi trong phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam. Ra mắt vào tháng 4-2020, tính đến thời điểm cuối năm video đã có 23,6 triệu lượt xem.

Một thành quả nổi bật nữa là bài hát chống COVID-19 Ghen cô Vy và video Vũ điệu rửa tay của Quang Đăng đã nhanh chóng lan truyền mạnh trong cộng đồng, chẳng những tại Việt Nam mà còn tạo được sự yêu thích ở nhiều nơi trên thế giới.

Ca khúc Ghen Cô Vy từng được thịnh hành khắp thế giới, thông qua kênh YouTube

Về phía mình, YouTube đã khởi động chiến dịch “Ở nhà với tôi” trên toàn cầu. Tại Việt Nam, YouTube đã thay đổi diện mạo mới để ủng hộ chiến dịch này. Nhiều nhà sáng tạo nội dung YouTube Việt cũng đã bắt đầu đặt hashtag #StayHome #WithMe trên video của mình và tăng cường năng suất tạo ra các video thú vị để động viên tinh thần cho các khán giả của mình, cùng nhau trải qua thời gian cách ly xã hội một cách tích cực và ý nghĩa nhất.

Hoạt động phòng chống dịch năm nay trên YouTube

Với nỗ lực chung tay cùng cộng đồng “ở nhà phòng dịch”, YouTube đã phát động chiến dịch “YouTube Vui hè tại gia – Thả ga hoạt động” trong tháng 7-2021, góp phần nâng cao sức khỏe và tinh thần người dân trong thời gian hạn chế dịch bệnh.

Chiến dịch bao gồm chuỗi livestream kéo dài trong 3 tuần (bắt đầu từ 1-7 đến 24-7), được định hướng nội dung bởi các Nhà sáng tạo hàng đầu hiện nay trên nền tảng YouTube. Các livestream này chia sẻ các hoạt động lành mạnh có thể làm tại nhà, bên cạnh việc khuyến khích mọi người thực hiện khẩu hiệu 5K của Bộ Y Tế.

Chiến dịch chính thức mở đầu bằng Tuần livestream với chủ đề Fitness, diễn ra từ ngày 01-07 đến 08-07. Loạt livestream cho 2 tuần tiếp theo: Tuần 2 - Food & Fun (Nấu Ăn & Giải trí) và Tuần 3 - DIY/ Trau dồi thêm kỹ năng mới. Người xem có thể cùng các Nhà sáng tạo hàng đầu thực hiện những bài tập đơn giản, nấu những món ăn ngon miệng hay tự tay làm một món đồ thủ công đầy ấn tượng,… và trên hết là cùng nhau Vui – Khỏe vượt qua mùa dịch.

Chiến dịch này hiện vẫn đang tiếp tục diễn ra. Người dùng có thể vào YouTube và tìm với hashtag #VuihecungYouTube để tham dự livestream.

Khách quan nhận xét, chiến dịch này không đạt hiệu quả cao. Các video đăng tải chỉ có được khoảng dưới 10.000 lượt xem.

Về phía các cơ quan chức năng, chưa thấy có những video tạo sự quan tâm đặc biệt của công chúng như năm ngoái. Bên cạnh những nội dung cập nhật thông tin hàng ngày, người ta thấy không ít video mang tính giật gân để thu hút sự chú ý của người xem. Không loại trừ trong đó là những thông tin sai sự thật, làm hoang mang dư luận.

Có lẽ những người có trách nhiệm cần tạo thêm những video định hướng tốt và hấp dẫn người xem trên YouTube để phát huy tính năng của công cụ này trong công cuộc phòng chống COVID-19.

YouTube Shorts ra mắt, mở ra sân chơi sáng tạo mới

Giao diện YouTube Shorts

Năm 2020, đội ngũ YouTube phát triển YouTube Shorts. Đây là một công cụ tạo video ngắn bằng điện thoại di động tựa như Tik Tok. Phiên bản thử nghiệm đã đến hơn 26 quốc gia và đã ghi nhận rất nhiều các video Shorts sáng tạo tuyệt vời đến từ cộng đồng YouTube.

Ngày 13-7-2021, YouTube Shorts vừa ra mắt toàn cầu. Hiện nay, ở Việt Nam, trên đa số smartphone người dùng mới chỉ có thể xem các video Shorts, bằng cách nhấp vào Shorts ở phía dưới màn hình. Trong một vài tuần tới, công cụ Shorts sẽ được ra mắt tại hơn 100 quốc gia, những nơi mà YouTube có mặt.

Sau đây là một số điều mà YouTube kỳ vọng từ YouTube Shorts khi bắt đầu ra mắt tại Việt Nam.

Mở ra một sân chơi sáng tạo mới: Sáng tạo chính là điều cốt lõi của video dạng ngắn và YouTube mong muốn việc tạo ra các video Shorts trở nên dễ dàng và vui tươi hơn. Shorts bao gồm sẵn những công cụ sáng tạo video cơ bản như sử dụng camera quay nhiều phân khúc để kết nối nhiều đoạn video với nhau, khả năng quay video cùng với nhạc, điều khiển cài đặt tốc độ và thêm nhiều tính năng khác. Dưới đây là một số tính năng của Shorts, hứa hẹn sự thách thhức lớn với Tik Tok:

-        Thêm văn bản vào các điểm cụ thể trong video của bạn

-        Lấy âm thanh mẫu từ những video Shorts khác để phối hợp vào video của bạn

-        Tự động thêm chú thích vào video Shorts của bạn

-        Ghi hình tối đa 60 giây với camera của công cụ Shorts

-        Kết hợp thêm các clip từ thư viện ảnh trên smartphone của bạn vào video vừa tạo từ camera trong công cụ Shorts

-        Thêm các bộ lọc màu cơ bản để chỉnh sửa video Shorts, nhiều hiệu ứng sẽ được bổ sung sau trong tương lai

Shorts có khả năng lấy âm thanh mẫu từ các video khác trên YouTube, vốn bao gồm hàng tỉ video trên toàn cầu, nên mở ra một sân chơi sáng tạo mới chưa từng có. Đây là lợi thế cực kỳ to lớn của Shorts so với các ứng dụng tương tự khác, như Tik Tok.

Mang đến trải nghiệm xem liền mạch trên YouTube: Ngoài việc hỗ trợ khả năng sáng tạo, việc thiết kế và bố trí Shorts giúp mọi người tìm đến Shorts để giải trí và giúp các nhà sáng tạo được biết đến nhiều hơn. YouTube dành ra một hàng trên trang chủ của mình để giới thiệu về Shorts, ra mắt một trải nghiệm nghe nhìn mới giúp bạn dễ dàng vuốt dọc từ video này sang video tiếp theo và sẽ sớm bổ sung thêm một thẻ Shorts trên phiên bản điện thoại để xem các video Shorts dễ dàng hơn chỉ trong một lần nhấn.

YouTube cũng đang tăng cường sự kết nối của người dùng với nội dung của Shorts, với những nhà sáng tạo và nghệ sĩ mà bạn quan tâm nhất bằng cách tích hợp với nền tảng YouTube mà bạn đã biết đến và yêu thích. Ví dụ, nếu bạn nghe được đoạn trích của một bài hát trên Shorts, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm cả bài hát, xem cả MV, hoặc biết thêm về nghệ sĩ - tất cả trên YouTube. Và nó hoạt động theo cả hai cách. Nhấn vào biểu tượng tạo ngay từ video để sáng tạo ra một video Shorts của bạn với âm thanh đó, hoặc tìm hiểu xem cách những người khác sử dụng âm thanh đó trên Shorts.

Hỗ trợ các nhà sáng tạo trên thiết bị di động: YouTube đã hỗ trợ cho cả một thế hệ các nhà sáng tạo, giúp họ biến sự sáng tạo của mình thành ý tưởng kinh doanh và trở thành thế hệ tiếp theo của các công ty truyền thông. Trong hơn 3 năm qua, YouTube đã chi trả hơn 30 tỷ USD cho các nhà sáng tạo, nghệ sĩ và các công ty truyền thông.

Với công cụ Shorts là một phương thức mới để xem và sáng tạo trên YouTube, YouTube đã nhìn nhận một cách hoàn toàn mới về việc tạo thu nhập từ Shorts và trả tiền cho người sáng tạo về nội dung của họ.

---

YouTube Shorts được tạo ra không chỉ cho mục đích góp phần phòng chống COVID-19, nhưng với những đặc điểm, tính năng linh hoạt của mình, đây sẽ là công cụ hiệu quả để các nhà sáng tạo nội dung truyền đi những thông điệp tích cực, những thông tin cần thiết cho cộng đồng để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Phạm Hoài Nhân
Báo Đồng Nai - 19/07/2021

Thứ Hai, 12 tháng 7, 2021

Deepfake, mối quan ngại của cả thế giới

Deepfake là công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo để lấy hình ảnh, giọng nói của một người ghép vào video của người khác. Với đà phát triển của công nghệ, việc tạo nên những video giả như trên ngày càng tinh vi khiến người ta không phân biệt được đâu là thật, đâu là giả, từ đó sẽ gây nên những tác hại khó lường.

Deepfake là gì?

Deepfake là một thuật ngữ ghép từ chữ deep-learning nghĩa là học sâu và fake là giả. Deep-learning là một hướng nghiên cứu trong AI, giúp máy tư duy giống người một cách sâu sắc hơn. Công nghệ deepfake sẽ thu thập hình ảnh khuôn mặt của một đối tượng, sau đó thay thế khuôn mặt này vào mặt của một người khác trong video. Đối với các tập tin âm thanh, deepfake sử dụng bản ghi âm giọng nói của một người thực để huấn luyện máy tính nói chuyện giống hệt người ấy.

Một ví dụ cụ thể và khá thông dụng về deepfake là ứng dụng ZAO của Trung quốc.

ZAO là một ứng dụng hoàn toàn miễn phí, ra đời đầu tháng 9-2019. Bạn chỉ cần đưa lên một tấm ảnh chân dung của mình và chọn trong thư viện các clip của ZAO, gồm trích đoạn các bộ phim điện ảnh hay show truyền hình nổi tiếng là bạn sẽ trở thành diễn viên chính trong các clip ấy.

Ứng dụng ZAO hoán đổi gương mặt bạn với diễn viên trong những video nổi tiếng

Thứ Hai, 5 tháng 7, 2021

Dữ liệu lớn giúp dự báo tình hình kiểm soát dịch bệnh

Theo dự báo của nhóm nghiên cứu Đại học Fullbright, đến đầu tháng 8, TP.HCM sẽ chỉ còn rải rác vài ca mắc COVID-19/ngày và dịch sẽ kết thúc vào cuối tháng 8-2021. Nghiên cứu của nhóm sử dụng dữ liệu đầu vào là số ca bệnh theo ngày dịch tễ; hệ số lây nhiễm cơ bản-R0; tham số về các biện pháp can thiệp (giãn cách xã hội từ báo cáo Google Mobility, khả năng truy vết, lây trong khu cách ly từ phân tích các vụ dịch trước). Trong các dữ liệu đầu vào có báo cáo giãn cách xã hội từ Google Mobility. Báo cáo Google Mobility là gì?

Giãn cách xã hội là giải pháp hạn chế lây lan hiệu quả

Giãn cách xã hội (social distancing) là một chiến lược y tế công cộng, nhằm làm hạn chế sự lây lan của bệnh truyền nhiễm, đang được áp dụng tại rất nhiều nơi trên thế giới trước tình trạng COVID-19 đang bùng phát. Việc hạn chế người dân đến những nơi công cộng hoặc giảm lượng người tập trung ở những địa điểm như cơ quan, bệnh viện... cũng nằm trong chiến lược đó. Có thể thấy rằng việc dập tắt dịch nhanh hay chậm có một phần khá lớn là nhờ ở việc hạn chế tập trung nơi công cộng. Thế nhưng làm sao đo được mức độ giảm tập trung ở những điểm công cộng ấy?

Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021

Tìm ứng dụng tốt cho con trên thiết bị di động

Hiện nay, đa số phụ huynh đều cho con em mình tiếp cận với thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng). Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay trẻ em phải ở nhà nhiều hơn trước khiến thời gian sử dụng thiết bị di động càng nhiều hơn. Tìm ra những ứng dụng tốt cho các cháu sử dụng là điều các bậc phụ huynh quan tâm.

Trẻ em và thiết bị di động

Thống kê năm 2020 cho biết Việt Nam có 145,8 triệu thuê bao điện thoại di động (chiếm 150% dân số cả nước), số lượng người dùng Internet là 68,17 triệu thuê bao (chiếm tỷ lệ 70% số dân). Trong số đó có rất nhiều người cho trẻ con dưới 6 tuổi sử dụng thiết bị di động. Để dỗ con ăn, cha mẹ cho con xem video trên điện thoại. Muốn con chơi ngoan, không quấy phá lúc cha mẹ làm việc, điện thoại cũng trở thành công cụ hữu dụng. Ở tuổi nhi đồng và thiếu nhi, nhiều em đã được cho sở hữu riêng máy tính bảng hoặc điện thoại di động.

Thứ Hai, 21 tháng 6, 2021

Facebook xử lý “ngôn từ gây thù ghét” như thế nào?

Gần đây tại Việt Nam trên không gian mạng xuất hiện nhiều phát ngôn kích động thù hận, làm tổn thương nhiều người và gây bức xúc trong xã hội, Bộ Thông tin & Truyền thông vừa ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Ở phạm vi toàn cầu, tình hình cũng tương tự như vậy. Các chuyên gia đã xác định rằng môi trường phát tán những ngôn từ thù hận này nhiều nhất là Facebook. Facebook đã và đang làm những gì để xử lý vấn nạn?

Bộ Tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook

Giữ vai trò nền tảng trong việc quy định những điều gì người dùng được làm và không được làm trên Facebook là Bộ tiêu chuẩn cộng đồng, tương tự như Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Bộ Thông tin & Truyền thông. Nó tương đương một bộ luật mà mọi người phải tuân theo khi sử dụng Facebook, nếu không sẽ bị trừng phạt bằng cách cấm đăng một bài, cấm một thời gian hay cấm vĩnh viễn. Facebook nêu lý do để đưa ra bộ Tiêu chuẩn cộng đồng như sau:

“Chúng tôi nhận thức rõ về tầm quan trọng của Facebook trong việc trở thành nơi mà mọi người cảm thấy có quyền giao tiếp. Chúng tôi rất nghiêm túc về vai trò của mình trong việc ngăn chặn hành vi lạm dụng dịch vụ của chúng tôi. Đó là lý do chúng tôi đã phát triển một bộ Tiêu chuẩn cộng đồng nêu ra những gì được phép và không được phép trên Facebook. Chính sách của chúng tôi dựa trên phản hồi từ cộng đồng Facebook và nội dung tư vấn của các chuyên gia trong những lĩnh vực như công nghệ, an toàn cộng đồng và nhân quyền. Để đảm bảo ý kiến của mọi người đều được xem trọng, chúng tôi đã cố gắng xây dựng chính sách bao hàm nhiều quan điểm và niềm tin khác nhau, nhất là quan điểm và niềm tin của những người, những cộng đồng yếu thế hoặc bị xem nhẹ”.

Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021

Hot trend là gì?

Vài năm gần đây, cứ ít lâu lại rộ lên phong trào dùng nhiều một từ ngữ hay một câu nói vui nào đó. Cũng có khi đó là một hình ảnh, một mẩu truyện tranh vui nhộn được lặp đi lặp lại với nội dung được chỉnh sửa theo những tình huống khác nhau. Người ta gọi đó là hot trend. Vậy hot trend là gì?

Hot trend là gì?

Hot là nóng, trend là xu hướng. Hot trend dịch sát nghĩa là xu hướng nóng, hoặc có thể hiểu là trào lưu. Trong trường hợp tổng quát, hot trend có thể là bất cứ thứ gì thu hút sự quan tâm cao độ của đám đông. Đó có thể là một mẫu thời trang (không nhất thiết phải là mới, nhưng được khơi gợi lại và tạo được sự quan tâm), một bài hát (ví dụ như gần đây là bài Đắp mộ cuộc tình được hát hầu như mọi lúc, mọi nơi)… Nhưng thông dụng nhất, hot trend là những từ ngữ, những câu nói được trích ra từ các bài hát, video clip, bài viết… được đám đông đắc ý và áp dụng vào nhiều ngữ cảnh khác nhau. Cũng có thể hot trend là những tranh biếm họa nhại đi nhại lại theo cùng một mô-tuýp (vì thu hút sự thích thú của công chúng) nhưng diễn tả nhiều nội dung khác nhau.

Điểm khác nhau giữa hot trend trend (xu hướng, nói chung) là hot trend có tính chất ngắn hạn, bùng phát mạnh trong một thời gian ngắn rồi thôi, còn trend thì dài hơi hơn. Môi trường lan truyền hot trends có thể là bất cứ đâu, nhưng nhanh nhất, rộng khắp nhất chính là cộng đồng mạng.

Thứ Hai, 7 tháng 6, 2021

Trí tuệ nhân tạo giúp Google trả lời các câu hỏi về... bệnh ngoài da

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang được sử dụng trong chẩn đoán bệnh. Nó có thể thay thế người bác sĩ để trả lời các câu hỏi của bệnh nhân về triệu chứng và đề xuất các biện pháp chữa trị. Tuy nhiên, với các bệnh ngoài da – gọi chung là da liễu, dermatology - vấn đề trở nên phức tạp hơn vì các triệu chứng bệnh này cần được quan sát bằng hình ảnh trực tiếp thay vì chỉ mô tả bằng từ ngữ. Tại Hội nghị I/O 2021 Google vừa giới thiệu một công cụ khám bệnh ngoài da do AI hỗ trợ giúp giải quyết vấn đề này.

Bằng smartphone và Google, bạn có thể tìm hiểu về bệnh ngoài da của mình. Ảnh: Google.

Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

Tự động tạo phụ đề tiếng Anh trong trình duyệt Chrome

Nếu bạn là một trong 466 triệu người khiếm thính trên trái đất này thì khi bạn xem video hay xem các chương trình tin tức trên Internet bạn sẽ rất cần có phụ đề để đọc. Một số chương trình video có phụ đề như thế thật, nhưng số không có ắt là nhiều hơn. Đặc biệt là các chương trình truyền hình trực tiếp, không thể có sẵn phụ đề được. Như vậy chẳng lẽ người khiếm thính không thể thưởng thức trọn vẹn những chương trình ấy hay sao?

Ứng dụng Live Transcribe

Từ năm 2019 Google đã có ứng dụng Live Transcribe - tên app bằng tiếng Việt là Tạo phụ đề trực tiếp và Thông báo có âm thanh. Ứng dụng này ghi nhận mọi lời nói và âm thanh phát ra và hiển thị bằng chữ trên màn hình smartphone nhằm hỗ trợ người khiếm thính có thể đọc được. Ứng dụng này rất hay và miễn phí, bạn có thể tải về trên Android hoặc iOS. Thế nhưng Live Transcribe là một ứng dụng độc lập chạy trên smartphone và giả sử bạn đang xem video trên laptop thì phải liên tục nhìn lên laptop để xem video và nhìn xuống smartphone để đọc chữ. Điều này khá bất tiện.

Cái mà bạn cần là một thứ giống như phụ đề khi xem phim, và phụ đề đó phải được tạo ra tức thì khi phim đang diễn ra. Rất may, từ tháng 3-2021 Google đã thực hiện điều này, và càng tiện lợi hơn nữa khi bạn không cần tải về ứng dụng riêng biệt nào cả. Tính năng này được đưa luôn vào trình duyệt Chrome, nghĩa là nếu bạn đang dùng trình duyệt Chrome thì nó có sẵn rồi!

Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

Mùa dịch, số nạn nhân bị tống tiền qua mạng tăng cao

Đại dịch COVID-19 không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc các vụ tống tiền qua mạng tăng vọt, nhưng dịch bệnh khiến các hình thức làm việc, học tập trực tuyến trở nên phổ biến và cần thiết. Giải pháp này là hợp lý và hiệu quả nhưng đồng thời cũng tạo thêm điều kiện cho kẻ gian xâm nhập mạng để cài đặt phần mềm tống tiền (ransomware).

Ransomware là gì?

Giống như bọn bắt cóc con tin để đòi tiền chuộc, ransomware là phần mềm lén lút xâm nhập thiết bị của bạn (máy tính, máy bảng, điện thoại), mã hóa tất cả các dữ liệu quan trọng trên thiết bị (hình ảnh, tư liệu, bảng tính…) hoặc thậm chí toàn bộ hệ thống khiến cho bạn không thể truy cập được, rồi yêu cầu khổ chủ phải nộp một số tiền cho bọn tội phạm trong thời hạn nhất định nào đó để chúng trả lại dữ liệu, nếu không toàn bộ dữ liệu đó sẽ bị phá hủy!

Thứ Hai, 19 tháng 4, 2021

Sau Ngày nói dối là Ngày Quốc tế Xác minh Dữ kiện

Hầu như ai cũng biết ngày 1 tháng Tư là ngày nói dối, thế nhưng một ngày sau đó, ngày 2 tháng Tư là một ngày có ý nghĩa đối nghịch thì ít người biết. Ngày 2 tháng Tư hàng năm được chọn là Ngày Quốc tế Xác minh Dữ kiện (International Fact-Checking Day).

Ý nghĩa của Ngày Quốc tế Xác minh Dữ kiện

Trang chủ của Mạng lưới Xác minh Dữ kiện Quốc tế (International Fact-Checking Network, IFCN). Ảnh chụp màn hình

Thứ Hai, 5 tháng 4, 2021

Những công nghệ mới trên Google Maps

Ra đời cách nay 16 năm, đến nay Google Maps (Bản đồ Google) đã vượt xa khái niệm về một chiếc bản đồ thông thường, và với việc ứng dụng ngày càng nhiều những công nghệ mới nhất như trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), dữ liệu lớn (Big Data)…, Google Maps đã có những tính năng hữu ích và tiện lợi hơn hẳn so với chính nó cách đây vài năm.

Hướng dẫn đường đi theo thời gian thực (real time)

Người xưa có câu “Đường đi ở trong miệng”, ý nói muốn biết điểm đến ở đâu, đi hướng nào thì cứ… hỏi người xung quanh. Lời dạy không sai, nhưng độ tin cậy của lời nói quả là khá thấp, chưa kể là không tìm ra người để hỏi, hay người được hỏi cũng… không biết đường. Chuẩn mực hơn, người ta dùng bản đồ, và tốt nhất là bản đồ số được cập nhật thường xuyên để tiện dụng khi đi trên đường, sử dụng trên thiết bị di động.

Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

Chromebook lên 10

Nếu bạn là người quan tâm đến thiết bị xách tay, như máy tính bảng hay laptop (hay còn gọi là notebook), bạn có thể thấy giữa rất nhiều loại thiết bị xách tay trên thị trường có những thiết bị gọi là Chromebook. Chromebook ra đời năm 2011, đến nay vừa tròn 10 năm. Chromebook trông giống như laptop hoặc máy tính bảng, nhưng… không phải laptop. Vậy nó là gì?

Vì sao Chromebook ra đời?

John Maletis, Trưởng bộ phận Sản phẩm và Người dùng của Chrome OS, giải thích lý do ra đời của Chromebook như sau:

10 năm trước, máy tính rất phức tạp. Khởi động chậm, phần cứng cồng kềnh và việc phải chủ động can thiệp để cập nhật phần mềm trên máy là chuyện thường tình. Vấn đề là máy tính được phát minh trước khi có Internet, vì vậy chúng chưa hoàn toàn bắt kịp cách mọi người sử dụng web. Do đó, Google bắt đầu thiết kế một cái gì đó mới. Ý tưởng là tạo ra máy tính với nền tảng đám mây là trải nghiệm trước tiên, nhanh chóng, an toàn và dễ sử dụng - với phần mềm luôn tự động cập nhật. Máy tính khởi động trong vài giây và luôn hoạt động nhanh.

Vào năm 2011, Google đã ra mắt Chromebook đầu tiên với sự hợp tác của Acer và Samsung. Ngày nay, Chromebook giúp hàng triệu người luôn kết nối qua Internet trong khi họ làm việc, học tập và giải trí; trong năm qua điều này lại càng đúng hơn nữa.

Google kỷ niệm 10 năm Chromebook ra đời

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021

Lựa chọn mới trên YouTube dành cho tuổi thiếu niên

Ngay từ khi ra mắt, YouTube là một nền tảng dành cho người dùng trên 15 tuổi và họ luôn khuyến khích cha mẹ xem video cùng con mình nếu trẻ chọn xem trên YouTube. Năm 2015, YouTube Kids ra đời. Đó là một không gian an toàn hơn để trẻ em (dưới 9 tuổi) khám phá các mối quan tâm của mình dưới quyền kiểm soát của cha mẹ. Thế nhưng với trẻ ở độ tuổi tiền thiếu niên (9-15 tuổi) thì sao?

Trải nghiệm được giám sát trên YouTube

YouTube cho biết từ khi YouTube Kids ra đời, nhiều cha mẹ và trẻ ở độ tuổi tiền thiếu niên (9-15 tuổi) đã chia sẻ rằng trẻ ở độ tuổi này có những nhu cầu khác và YouTube chưa hoàn toàn đáp ứng được những nhu cầu đó. Khi trưởng thành, trẻ có tính tò mò vô hạn và cần rèn luyện tính độc lập cũng như tìm ra những cách mới mẻ để học tập, sáng tạo và hình thành cảm giác gắn bó. Chính vì vậy, trong năm qua, YouTube đã phối hợp với cha mẹ và các chuyên gia trên toàn cầu trong các lĩnh vực liên quan đến sự an toàn của trẻ em, phát triển trẻ em và kiến thức kỹ thuật số để xây dựng một giải pháp dành cho cha mẹ của trẻ ở độ tuổi tiền thiếu niên. Trong những tháng tới, YouTube sẽ ra mắt một trải nghiệm mới ở phiên bản thử nghiệm để cha mẹ cho phép trẻ sử dụng YouTube thông qua một tài khoản Google được giám sát. Trải nghiệm này có các chế độ cài đặt nội dung và các tính năng có giới hạn cho trẻ ở độ tuổi tiền thiếu niên. Bản thử nghiệm để các gia đình dùng thử và chia sẻ ý kiến phản hồi trong khi YouTube tiếp tục xây dựng và cải thiện trải nghiệm này.

Mức độ cải thiện Chỉ số Văn minh trên Không gian mạng của Việt Nam năm 2020 vào hàng tốt nhất thế giới

Ngày 19-2-2021, Microsoft công bố các phát hiện từ nghiên cứu thường niên  “Văn minh, An toàn và Tương tác Trực tuyến – 2020” và Chỉ số Văn minh trên Không gian mạng (viết tắt là DCI) năm 2020. Điểm đáng chú ý là Việt Nam là một trong năm quốc gia/ khu vực có Chỉ số Văn minh trên Không gian mạng cải thiện nhất so với năm trước trên toàn cầu.

Nghiên cứu về văn minh trực tuyến để nâng cao nhận thức của người dùng mạng Internet

Báo cáo chỉ số văn minh trên không gian mạng (DCI) bắt đầu được thực hiện từ năm 2016, đến nay là năm thứ 5. Khảo sát lần này (gọi là DCI 2020 vì thực hiện năm 2020) có sự tham gia của 16.000 người đến từ 32 khu vực địa lý và được hoàn thành từ tháng 4 đến tháng 5-2020. Cuộc khảo sát đã thăm dò ý kiến hai nhóm tuổi – ​​người trưởng thành và thanh thiếu niên – về các tương tác trên mạng cũng như rủi ro trực tuyến mà họ từng gặp phải. Có 9 quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương tham gia khảo sát năm nay, bao gồm: Úc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

Cuộc chiến giữa Facebook và chính phủ Úc

Ngày 18-2-2021, Facebook làm nước Úc và cả thế giới bất ngờ khi cấm toàn bộ chia sẻ tin tức của nước Úc trên nền tảng của mình. Việc làm này được xem như trả đũa dự luật Media Bargaining (Thương lượng Truyền thông) của Úc, theo đó các hãng công nghệ lớn phải trả tiền cho tin tức báo chí.

Sự việc nêu trên có thể được diễn giải một cách đơn giản như sau:

-        Chính phủ Úc thấy rằng có nhiều tin tức của mình được đăng tải trên nền tảng Facebook. Người dùng Facebook xem các tin tức đó, nhờ vậy Facebook thu hút được các quảng cáo. Vậy nên Facebook phải trả tiền cho chính phủ Úc mỗi khi có tin tức của nước Úc đăng trên nền tảng này.

-        Facebook cho rằng việc đăng các tin tức trên nền tảng của mình là do các đối tác tự nguyện đưa lên chứ không phải Facebook chủ động xin đăng. Việc thu hút quảng cáo là có nhưng không đáng kể so với lợi ích của người dân Úc do được truyền bá thông tin. Vậy nên nếu muốn đòi tiền thì Facebook cấm đưa tin tức lên xem ai thiệt cho biết!

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2021

News Feed của Facebook dự đoán những gì bạn muốn xem như thế nào?

Khi bạn mở Facebook lên, trên trang chính của bạn (gọi là trang Bảng tin hay News Feed) sẽ xuất hiện một số bài đăng từ các bạn bè, các trang yêu thích, và cả các quảng cáo nữa. Những bài đăng này được Facebook tuyển chọn từ hàng tỷ bài đăng đang có, mà Facebook cho rằng bạn muốn xem. Vậy Facebook tuyển chọn như thế nào? Dưới đây là một số nguyên tắc do chuyên gia của Facebook tiết lộ.

Facebook sử dụng AI để chọn lựa các bài đăng xuất hiện trên Bảng tin của mỗi người

Khi nói đến News Feed, hầu hết mọi người đều hiểu rằng những bài đăng trên đó đều tuân theo một thuật toán đang hoạt động chứ không phải xuất hiện ngẫu nhiên. Facebook đã sử dụng đến trí tuệ nhân tạo (AI) và hệ thống xếp hạng máy học (machine learning, ML) cung cấp cho News Feed là cực kỳ phức tạp, với nhiều lớp. Trên newsroom của Facebook mới đây, 3 chuyên gia của Facebook là Akos Lada, Giám đốc Khoa học Dữ liệu, Meihong Wang, Giám đốc Kỹ thuật và Tak Yan, Giám đốc Quản lý Sản phẩm, đã chia sẻ những thông tin chi tiết mới về cách hệ thống xếp hạng này hoạt động và những thách thức trong việc xây dựng một hệ thống để cá nhân hóa nội dung cho hơn 2 tỷ người và hiển thị cho mỗi người trong số họ những nội dung phù hợp và có ý nghĩa đối với họ mỗi khi họ truy cập Facebook.

Sơ đồ xử lý thông tin trước khi đưa lên Bảng tin. Nguồn: Facebook. Chuyển ngữ: PHN

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2021

Hầu hết người Mỹ đều nghĩ rằng Big Tech đang theo dõi họ

Mọi người đều hiểu rằng hầu hết các hành vi trên internet của chúng ta, từ các trang web chúng ta truy cập đến các loại video chúng ta xem, đều liên tục bị theo dõi. Nhưng thực sự các công ty công nghệ đang làm điều này như thế nào thì khó mà biết được. Chỉ có thể thăm dò dư luận về điều này thôi. Trang web WhistleOut đã thực hiện khảo sát để biết liệu người Mỹ có nghĩ rằng các công ty công nghệ lớn (Big Tech) đang theo dõi họ hay không và nếu có thì công ty nào mà họ tin là thủ phạm lớn nhất.

Ai đang theo dõi tôi?

85% người được hỏi cho biết rằng họ tin rằng có ít nhất một công ty công nghệ đang theo dõi họ. Facebook bị nghi ngờ là do thám nhiều nhất— 68% những người được khảo sát tin rằng gã khổng lồ truyền thông xã hội đang vi phạm quyền riêng tư của họ. Trong khi đó, 53% nghi ngờ TikTok đang theo dõi họ.

Biểu đồ: WhistleOut.

MoneyGram hợp tác với Visa giúp chuyển tiền về Việt Nam an toàn, nhanh chóng

MoneyGram International, công ty chuyên về chuyển tiền và thanh toán P2P (thanh toán ngang hàng, peer-to-peer) xuyên quốc gia, ngày 3-2-2021 đã công bố hợp tác với Visa, công ty công nghệ thanh toán điện tử, triển khai chuyển tiền nhanh P2P tại Việt Nam.

MoneyGram là dịch vụ chuyển tiền quốc tế có uy tín hiện nay. Ảnh minh họa

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2021

Những ưu tiên năm 2021 của YouTube

Trong thông điệp đầu năm 2021, bà Susan Wojcicki – CEO của YouTube – đã nhìn lại những nét chính trong năm 2020 và đề ra những ưu tiên trong năm 2021 cho YouTube. Dưới đây là tóm lược thông điệp đầu năm này.

Bà Susan Wojcicki, CEO YouTube

Intel đầu tư thêm 475 triệu USD tại Việt Nam

Sáng 27-1-2021, tại cuộc gặp gỡ doanh nghiệp đầu năm 2021 do Khu Công nghệ cao TP.HCM (Saigon Hi-Tech Park, SHTP) tổ chức, Tập đoàn công nghệ Intel (Mỹ) đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh – mở rộng Giai đoạn 1 cho Dự án Công ty TNHH Intel Products Việt Nam. Dưới đây là thông báo chính thức đăng trên Newsroom của Intel ngày 26-1-2021 về sự kiện đầu tư này.

Nhà máy Intel tại Việt Nam. Nguồn: Intel Corporation

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

Trí tuệ nhân tạo giúp người mù “xem” Facebook dễ hơn

Có trên 2,5 tỷ người sử dụng Facebook, trong đó không ít người khiếm thị. Để giúp những người khiếm thị này theo dõi được nội dung đăng trên Facebook người ta dùng các ứng dụng đọc màn hình (screen reader). Ứng dụng này sẽ đọc những dòng status, comment… được đăng trên Facebook để người khiếm thị nghe. Thế nhưng hình ảnh thì sao? 5 năm qua, Facebook đã có những nỗ lực nhằm giúp người khiếm thị “xem” được hình ảnh trên mạng xã hội này.

Khái niệm về văn bản thay thế

Mỗi hình ảnh được tải lên mạng Internet đều có một thuộc tính là Alt Text – viết tắt của Altenative Text, nghĩa là Văn bản thay thế. Alt Text là một dòng văn bản ngắn gọn, mô tả sơ về bức ảnh được tải lên đó. Ở buổi ban đầu của Internet, tốc độ đường truyền rất chậm, việc tải một bức ảnh (vốn có kích thước file lớn hơn văn bản rất nhiều) lên mạng tốn rất nhiều thời gian, thậm chí không tải lên được. Khi ấy Alt Text, vốn là văn bản nên sẽ được tải lên nhanh chóng hơn. Người xem sẽ đọc văn bản ấy để hình dung được về hình ảnh chưa/không được tải lên là gì.

Những người khiếm thị được hưởng lợi nhờ điều này. Bằng một trình đọc màn hình (screen reader) thích hợp, họ có thể nghe được mô tả về hình ảnh ấy thông qua việc đọc Alt Text.

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

Microsoft giới thiệu những dòng máy Surface mới

Ngày 20-1-2021 tại Hà Nội, Microsoft chính thức công bố Surface Pro 7+, Surface Laptop Go và Surface Go 2 dành cho khách hàng là doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục đã chính thức có mặt tại Việt Nam để đảm bảo tính liên tục và nâng cao hiệu quả kinh doanh khi làm việc từ xa. Surface Laptop Go và Surface Go 2 bắt đầu được đặt hàng từ 20-1-2021 và Surface Pro 7+ sẽ bắt đầu được đặt hàng từ ngày 8-2-2021 thông qua các đại lý được ủy quyền là CMC TSSG và FPT Information Systems.

Surface Pro 7+

Kỳ quan Việt Nam trên Google Art & Culture

Google vừa giới thiệu một bộ triển lãm mới trên Google Arts & Culture (website chuyên về Văn hóa – Nghệ thuật của Google) mang tên Kỳ quan Việt Nam. Đây là dự án do Google Art & Culture thực hiện với sự phối hợp của Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam, Sở Du lịch Quảng Bình và nhiếp ảnh gia Trần Tuấn Việt – người từng đoạt nhiều giải thưởng National Geographic - để ghi nhận lại từng góc ảnh, điểm nhấn đặc trưng nhất.

Rất nhiều chủ đề hấp dẫn về Việt Nam được giới thiệu với bạn bè quốc tế qua Google Art & Culture. Ảnh chụp màn hình.

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2021

Telegram và Signal: Người hùng thời loạn?

Telegram và Signal là 2 ứng dụng có lượng người dùng tăng đột biến trong khoảng 2 tuần nay tại Mỹ. Một số người ở Việt Nam cũng chạy theo trào lưu này và hô hào sử dụng Telegram và Signal thay cho Facebook, Twitter. Thực hư điều này như thế nào?

Signal, Telegram là gì?

Điểm chung của 2 ứng dụng này là chúng đều là những ứng dụng nhắn tin trên nền tảng Internet, có tính bảo mật rất cao và miễn phí.

Telegram là phần mềm ứng dụng và phần mềm nhắn tin tức thời (IM, Instant Messaging) đa nền tảng, miễn phí. Dịch vụ được ra mắt vào ngày 14-8-2013 cho iOS và 2 tháng sau đó cho Android. Telegram cung cấp các cuộc gọi được mã hóa đầu cuối và các cuộc trò chuyện “bí mật” được mã hóa đầu cuối tùy chọn giữa hai người dùng trực tuyến trên smartphone. Người dùng có thể gửi tin nhắn văn bản và tin nhắn thoại, hình động, thực hiện cuộc gọi thoại và video, đồng thời chia sẻ không giới hạn số lượng hình ảnh, tài liệu (2 GB mỗi tệp), vị trí người dùng, thông tin liên hệ và âm nhạc. Hiện nay, Telegram đã có hơn 500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.

Telegram cung cấp các cuộc gọi ẩn danh và bí mật. Ảnh minh họa: RFI

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2021

IBM Việt Nam có nữ tổng giám đốc đầu tiên

Ngày 15-1-2021, Tập đoàn công nghệ IBM (Mỹ) đã công bố bổ nhiệm bà Phạm Thị Thu Diệp làm Tổng giám đốc của IBM Việt Nam. Đây là lần đầu tiên sau 25 năm hoạt động tại Việt Nam, IBM Việt Nam có tổng giám đốc là nữ.

Tổng giám đốc IBM Việt Nam Phạm Thị Thu Diệp. Ảnh: IBM Việt Nam

Trong vai trò tổng giám đốc, bà Thu Diệp sẽ chịu trách nhiệm về tăng trưởng và lãnh đạo doanh nghiệp, bao gồm tăng cường sự hiện diện và quan hệ đối tác của IBM với các khách hàng và đối tác trong công tác ứng dụng đám mây lai mở (open hybrid cloud) và chuyển đổi kỹ thuật số dựa trên nền tảng phần mềm nhận thức (cognitive-led digital transformation).

Google mua Fitbit với giá 2,1 tỷ USD

Ngày 14-1-2021, Google công bố đã hoàn tất thương vụ mua lại Fitbit với giá 2,1 tỷ USD. Điều đáng chú ý là ý định mua Fitbit với giá nói trên đã được Google thông báo và xúc tiến thực hiện từ cuối năm 2019. Hơn một năm trời thương vụ mới hoàn tất khi vào cuối năm 2020 Liên minh Châu Âu thông báo rằng họ đã chấp thuận thỏa thuận, sau khi Google đưa ra một loạt cam kết về hoạt động theo kế hoạch của Fitbit và sử dụng dữ liệu sức khỏe của họ.

Trên website của mình, Fitbit công bố họ đã là thành viên chính thức của đại gia đình Google. Ảnh chụp màn hình.

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2021

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để… làm bánh

Nói đến trí tuệ nhân tạo (AI) người ta thường nghĩ đến những ứng dụng cao siêu hoặc mang lại lợi ích lớn, như AI viết văn, dịch thuật hay AI đấu cờ với người, nhưng với Sara Robinson thì lại khác. Vốn là một chuyên gia về AI của Google, và lại đang có nhiều thời gian ở nhà do cách ly vì dịch bệnh, cô nghĩ đến việc ứng dụng AI để… làm bánh và trình bày lại kết quả ấy trên blog của mình.

Trên thực tế, lượt tìm kiếm về “nướng bánh” ở Mỹ tăng vọt trong tháng 11 và 12 năm 2020. Lý do chính là bấy giờ là mùa đông, mùa nghỉ lễ và nhất là nhiều người vẫn đang trong tình trạng cách ly, phải ở nhà. Không đi chơi xa được nên người ta ở nhà làm bánh. Thế nhưng Robinson Sara lại làm khác đi một chút, thay vì tự mình đi nướng bánh, cô lại nhờ AI hỗ trợ xem điều gì khiến các loại bánh khác nhau. Hơn nữa, cô muốn nhờ AI tạo ra công thức làm bánh mới!

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2021

Facebook giới thiệu trải nghiệm Trang mới

Trang là nơi trên Facebook để các nghệ sĩ, người của công chúng, doanh nghiệp, thương hiệu, tổ chức và tổ chức phi lợi nhuận kết nối với fan hoặc khách hàng của họ. Hiện giờ, đây là phương tiện rất hiệu quả để truyền thông, tiếp thị, quảng bá thương hiệu, bán hàng… vì khi ai đó thích hoặc theo dõi Trang trên Facebook, họ sẽ nhìn thấy thông tin cập nhật của Trang đó trong Bảng tin của mình. Đầu năm 2021, Facebook cho biết đang tiến hành giới thiệu trải nghiệm Trang mới.

Giới thiệu về trải nghiệm Trang mới

Trải nghiệm Trang mới hiện chỉ có cho một số Trang. Trang bạn quản lý có thể vẫn sử dụng trải nghiệm Trang thông thường. Trải nghiệm Trang Facebook được thiết kế lại giúp các nhân vật của công chúng và người sáng tạo dễ dàng hơn trong việc xây dựng cộng đồng và đạt được các mục tiêu kinh doanh của họ.

Khi bạn chuyển sang trải nghiệm Trang mới, tất cả nội dung của Trang, chẳng hạn như bài viết, ảnh, video, tin và các Nhóm mà trang của bạn làm quản trị viên sẽ tự động chuyển sang Trang mới. Tất cả những người theo dõi Trang cũng chuyển sang Trang mới.

Giao diện Trang mới. Ảnh: Facebook

Hội thảo về chuyển đổi số “Business For Better”

Ngày 07-01-2021 tại Hà Nội, Microsoft Việt Nam cùng các đối tác công nghệ hàng đầu Việt Nam như CMC, FPT, Softline, Asus, Naviwold, Vovita, DMS Pro… đã tổ chức hội thảo về chuyển đổi số “Business For Better” cho các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam. Sự kiện quy tụ hơn 500 chuyên gia, các lãnh đạo cao cấp và các nhà quản lý thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như bán lẻ, sản xuất, tiêu dùng, vận tải, v.v. cùng cập nhật những xu hướng, kinh nghiệm triển khai và các giải pháp chuyển đổi số thành công tại Việt Nam.

Ông Phạm Thế Trường, Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam trình bày tại hội thảo. Ảnh: Microsoft

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2021

Người ta đang nói gì về tôi?

Chắc là có đôi khi bạn thắc mắc không biết người ta đang nói gì về mình? Điều này càng quan trọng hơn nữa nếu bạn là người của công chúng hay có địa vị xã hội. Biết được dư luận đang nhìn nhận thế nào về mình rất cần thiết để bạn có những ứng xử phù hợp. Điều tương tự đối với một sản phẩm, một cơ quan, một chiến dịch quảng cáo… người ta đều cần biết truyền thông đang nói gì về mình để tự đánh giá và hoàn thiện. Điều cần làm chính là giám sát truyền thông.

Giám sát truyền thông để làm gì?

Giám sát truyền thông (Media monitoring) là hoạt động theo dõi đầu ra của các phương tiện truyền thông bao gồm phương tiện in, Internet, truyền hình… Nó có thể được tiến hành vì nhiều lý do, bao gồm cả chính trị, thương mại, khoa học, v.v…

Giám sát truyền thông đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực thương mại. Việc theo dõi các nguồn thông tin như blog, diễn đàn và mạng xã hội giúp công ty biết đuọc về cách người dùng cảm nhận dịch vụ hoặc sản phẩm của họ, từ đó có những điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp nhu cầu thị trường.

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2021

Nhìn lại năm 2020 từ Google

Năm 2020 trôi qua một cách quá chậm chạp, nhưng cũng quá nhanh. Quá nhanh vì rất nhiều điều đã xảy ra, làm biến đổi thế giới một cách nhanh chóng. Quá chậm đối với những người phải sống cách ly, không được di chuyển nhiều, không được tiếp xúc nhiều. Molly McHugh-Johnson, một chuyên gia làm việc tại Google, đã nhìn lại năm 2020 và điểm qua một số công việc Google đã thực hiện.

  1. Google Tìm kiếm (Search) và Google Tin tức (News) hỗ trợ mọi người trong thời kỳ đại dịch: Khi COVID-19 bắt đầu lan rộng, nhu cầu tìm kiếm để hiểu biết về đại dịch này tăng mạnh. Google đã nỗ lực để đảm bảo rằng các sản phẩm của Google - đặc biệt là Tìm kiếm và Tin tức có thể hiển thị thông tin chính xác, phù hợp. Qua tiến sĩ Karen DeSalvo, Giám đốc Y tế của Google, Google đã cung cấp các thông tin về đại dịch, bao gồm cả thông tin về các loại vắc xin sắp tới. Vào tháng 4, Google hợp tác với Apple sử dụng công nghệ Bluetooth để tạo ra Hệ thống thông báo tiếp xúc, hiện đang được các cơ quan y tế công cộng ở hơn 50 quốc gia, tiểu bang và khu vực sử dụng để thông báo ẩn danh cho mọi người nếu họ tiếp xúc với người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 (tương tự BlueZone tại Việt Nam).

Facebook xóa tài khoản của đầu bếp nổi tiếng vì nói bậy về COVID-19

Pete Evans là một đầu bếp 47 tuổi nổi tiếng người Australia. Trang Facebook của anh có đến 1,5 triệu người theo dõi khiến anh trở nên một trong những người có sức thu hút lớn. Ngày 24-12, Facebook cho biết đã xóa tài khoản của Pete Evans vì nhiều lần phát tán thông tin sai lệch liên quan đến đại dịch COVID-19.

Ngoài việc bị xóa tài khoản Facebook, Pete Evans còn chịu nhiều hậu quả khác như bị loại khỏi TV Show “I’m a Celebrity Australia”. Ảnh: The New Daily (Australia)

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2021

Việt Nam giành giải thưởng tại 2 cuộc thi của Microsoft

Cuối năm 2020 có 2 cuộc thi lớn về công nghệ do Microsoft tổ chức cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được công bố kết quả. Đó là cuộc thi “AI for Accessibility Hackathon” sử dụng trí tuệ nhân tạo nâng cao chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật và cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp Microsoft Emerge X. Điều phấn khởi là trong cả 2 cuộc thi này các đội Việt Nam đều giành được giải thưởng cao nhất.

Cuộc thi “AI for Accessibility Hackathon 2020”

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trên thế giới có hơn một tỷ người thuộc nhóm những người khuyết tật. Đó có thể là những người bị khuyết tật vĩnh viễn như bị mù, bị bại liệt và cũng có thể là bất cứ ai vào một số thời điểm tạm thời trong cuộc đời, như bị gãy tay, gãy chân. Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, con số đó là 650 triệu. Thật không may, theo thống kê hiện nay chỉ có 1/10 người thuộc nhóm này có được sự tiếp cận với công nghệ để tham gia trọn vẹn vào các hoạt động xã hội. Do vậy, việc tạo nên các ứng dụng để hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận với cuộc sống bình thường vì vậy là vô cùng cần thiết.

Tháng 10 vừa qua, Microsoft đã khởi động cuộc thi “AI for Accessibility Hackathon 2020” (AI4A) trên toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhằm tìm kiếm những sáng kiến sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cải thiện các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày cho người khuyết tật. Đây là lần đầu tiên AI4A Hackathon được tổ chức trực tuyến tại 14 quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.