Ngày 07-01-2021 tại Hà Nội, Microsoft Việt Nam cùng các đối tác công nghệ hàng đầu Việt Nam như CMC, FPT, Softline, Asus, Naviwold, Vovita, DMS Pro… đã tổ chức hội thảo về chuyển đổi số “Business For Better” cho các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam. Sự kiện quy tụ hơn 500 chuyên gia, các lãnh đạo cao cấp và các nhà quản lý thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như bán lẻ, sản xuất, tiêu dùng, vận tải, v.v. cùng cập nhật những xu hướng, kinh nghiệm triển khai và các giải pháp chuyển đổi số thành công tại Việt Nam.
Hàm lượng công nghệ là nhân tố quyết định chuyển đổi số
thành công
Theo một nghiên cứu của Microsoft và IDC thực hiện tại khu
vực Châu Á Thái Bình Dương, trước và sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, 74%
lãnh đạo kinh doanh cho rằng đổi mới là điều bắt buộc và khả năng đổi mới đóng
vai trò quan trọng đối với hiệu suất và khả năng chống chịu của doanh nghiệp.
98% các doanh nghiệp tiên phong trong quá trình đổi mới, đều
tin rằng đổi mới là chìa khóa để nhanh chóng đáp ứng thách thức và cơ hội của
thị trường. Thực tế cho thấy họ là những doanh nghiệp đã trụ vững và phục hồi
nhanh hơn hơn các doanh nghiệp khác trước khủng hoảng. Các doanh nghiệp này có
khả năng phản ứng nhanh trước khủng hoảng, họ có một nền tảng công nghệ vững
chắc để phục hồi và họ đã bắt đầu xây dựng lại chiến lược phát triển cho tương
lai. Khả năng phục hồi, cụ thể là khả năng thích ứng nhanh chóng với các điều
kiện thay đổi, đã trở thành nhân tố quyết định cho sự thành công trong môi trường
hiện nay.
Ông Phạm Thế Trường, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam, cho
biết: Những doanh nghiệp đã triển khai công nghệ số là những doanh nghiệp có
khả năng phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng. Với nền tảng công nghệ đám mây
linh hoạt, họ có khả năng tùy chỉnh theo nhu cầu kinh doanh, tiết kiệm chi phí
trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả và khả năng kết nối trong toàn bộ tổ chức. Tại
Microsoft, chúng tôi gọi đó là “Hàm lượng Công nghệ”.
Các doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ cao là những doanh
nghiệp hội tụ đủ 4 yếu tố quan trọng của quá trình chuyển đổi số, đó là:
Tầm nhìn & Chiến lược: Nhiệm vụ của các doanh nghiệp
không đơn thuần là làm thế nào để có thể trở lại trạng thái bình thường như
trước, mà làm thế nào để kiên cường hơn trong một thế giới đã thay đổi. Tầm
nhìn được thể hiện qua chiến lược. Doanh nghiệp cần suy nghĩ xa hơn những gì tổ
chức nghĩ là có thể – đặc biệt trong thời điểm mà tốc độ và sự nhanh nhạy là
thiết yếu để tồn tại.
Văn hóa: Văn hóa hỗ trợ chiến lược và tầm nhìn, cũng như
kích hoạt và trao quyền cho nhân viên. Các tổ chức chuyển đổi số thành công khi
toàn bộ nhân viên thống nhất và làm việc trên những giá trị và tầm nhìn mà họ
được chia sẻ. Họ cần được tiếp cận với các ý tưởng, quy trình và công nghệ mới
– đó là những gì cần thiết để xây dựng khả năng phục hồi.
Tiềm năng khác biệt: Doanh nghiệp nào khám phá được tiềm
năng khác biệt của tổ chức sẽ đáp ứng và thích nghi với hoàn cảnh dễ dàng hơn.
Mọi tổ chức đều có những tiềm năng nhưng điều quan trọng là tìm ra điểm khác
biệt cụ thể – một điểm mấu chốt – có thể khiến doanh nghiệp khác biệt theo một
cách hoàn toàn mới.
Năng lực: Đó là sự kết hợp giữa năng lực về con người và
năng lực về công nghệ. Doanh nghiệp cần có nguồn lực nhân sự được trang bị kỹ
năng phù hợp để thực hiện chuyển đổi. Họ cũng cần có những nền tảng công nghệ
thích hợp và an toàn với khả năng trao quyền cho nhân viên tiếp cận từ xa và
phát triển kinh doanh trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Chuyển đổi số gia tăng giá trị dữ liệu
Theo IDC, đến năm 2025 dữ liệu toàn cầu sẽ đạt 175
zettabytes hay 175 triệu gigabytes. Với khối lượng dữ liệu như vậy, thách thức
đặt ra với các tổ chức và doanh nghiệp không đơn thuần là trở thành một doanh
nghiệp số, mà quan trọng hơn là khai thác dữ liệu số như thế nào để tạo ra giá
trị cho tổ chức.
Nanoco, nhà bán lẻ cung cấp thiết bị và vật liệu điện hàng
đầu của Việt Nam trong khu vực, đã gặp phải hai thách thức lớn. Thứ nhất, các
giải pháp lưu trữ tại chỗ không thể xử lý được khối lượng yêu cầu kinh doanh
ngày càng phức tạp. Thứ hai, chi phí bảo trì cơ sở hạ tầng cũng ngày một gia
tăng và tốn kém. Để giải quyết những khó khăn này, Nanoco đã quyết định trở
thành doanh nghiệp số khi chuyển sang sử dụng nền tảng đám mây Microsoft Azure
và giải pháp Microsoft 365, từ đó đã đạt được những hiệu quả đáng kể trong việc
lưu trữ dữ liệu cũng như có được cái nhìn sâu sắc hơn về dữ liệu của mình.
Hà An
(Theo Microsoft)
Báo Đồng Nai - 11/01/2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét