Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Đồng Nai Cuối tuần. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Đồng Nai Cuối tuần. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

Trí tuệ nhân tạo giúp người mù “xem” Facebook dễ hơn

Có trên 2,5 tỷ người sử dụng Facebook, trong đó không ít người khiếm thị. Để giúp những người khiếm thị này theo dõi được nội dung đăng trên Facebook người ta dùng các ứng dụng đọc màn hình (screen reader). Ứng dụng này sẽ đọc những dòng status, comment… được đăng trên Facebook để người khiếm thị nghe. Thế nhưng hình ảnh thì sao? 5 năm qua, Facebook đã có những nỗ lực nhằm giúp người khiếm thị “xem” được hình ảnh trên mạng xã hội này.

Khái niệm về văn bản thay thế

Mỗi hình ảnh được tải lên mạng Internet đều có một thuộc tính là Alt Text – viết tắt của Altenative Text, nghĩa là Văn bản thay thế. Alt Text là một dòng văn bản ngắn gọn, mô tả sơ về bức ảnh được tải lên đó. Ở buổi ban đầu của Internet, tốc độ đường truyền rất chậm, việc tải một bức ảnh (vốn có kích thước file lớn hơn văn bản rất nhiều) lên mạng tốn rất nhiều thời gian, thậm chí không tải lên được. Khi ấy Alt Text, vốn là văn bản nên sẽ được tải lên nhanh chóng hơn. Người xem sẽ đọc văn bản ấy để hình dung được về hình ảnh chưa/không được tải lên là gì.

Những người khiếm thị được hưởng lợi nhờ điều này. Bằng một trình đọc màn hình (screen reader) thích hợp, họ có thể nghe được mô tả về hình ảnh ấy thông qua việc đọc Alt Text.

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2021

Telegram và Signal: Người hùng thời loạn?

Telegram và Signal là 2 ứng dụng có lượng người dùng tăng đột biến trong khoảng 2 tuần nay tại Mỹ. Một số người ở Việt Nam cũng chạy theo trào lưu này và hô hào sử dụng Telegram và Signal thay cho Facebook, Twitter. Thực hư điều này như thế nào?

Signal, Telegram là gì?

Điểm chung của 2 ứng dụng này là chúng đều là những ứng dụng nhắn tin trên nền tảng Internet, có tính bảo mật rất cao và miễn phí.

Telegram là phần mềm ứng dụng và phần mềm nhắn tin tức thời (IM, Instant Messaging) đa nền tảng, miễn phí. Dịch vụ được ra mắt vào ngày 14-8-2013 cho iOS và 2 tháng sau đó cho Android. Telegram cung cấp các cuộc gọi được mã hóa đầu cuối và các cuộc trò chuyện “bí mật” được mã hóa đầu cuối tùy chọn giữa hai người dùng trực tuyến trên smartphone. Người dùng có thể gửi tin nhắn văn bản và tin nhắn thoại, hình động, thực hiện cuộc gọi thoại và video, đồng thời chia sẻ không giới hạn số lượng hình ảnh, tài liệu (2 GB mỗi tệp), vị trí người dùng, thông tin liên hệ và âm nhạc. Hiện nay, Telegram đã có hơn 500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.

Telegram cung cấp các cuộc gọi ẩn danh và bí mật. Ảnh minh họa: RFI

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2021

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để… làm bánh

Nói đến trí tuệ nhân tạo (AI) người ta thường nghĩ đến những ứng dụng cao siêu hoặc mang lại lợi ích lớn, như AI viết văn, dịch thuật hay AI đấu cờ với người, nhưng với Sara Robinson thì lại khác. Vốn là một chuyên gia về AI của Google, và lại đang có nhiều thời gian ở nhà do cách ly vì dịch bệnh, cô nghĩ đến việc ứng dụng AI để… làm bánh và trình bày lại kết quả ấy trên blog của mình.

Trên thực tế, lượt tìm kiếm về “nướng bánh” ở Mỹ tăng vọt trong tháng 11 và 12 năm 2020. Lý do chính là bấy giờ là mùa đông, mùa nghỉ lễ và nhất là nhiều người vẫn đang trong tình trạng cách ly, phải ở nhà. Không đi chơi xa được nên người ta ở nhà làm bánh. Thế nhưng Robinson Sara lại làm khác đi một chút, thay vì tự mình đi nướng bánh, cô lại nhờ AI hỗ trợ xem điều gì khiến các loại bánh khác nhau. Hơn nữa, cô muốn nhờ AI tạo ra công thức làm bánh mới!

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2021

Người ta đang nói gì về tôi?

Chắc là có đôi khi bạn thắc mắc không biết người ta đang nói gì về mình? Điều này càng quan trọng hơn nữa nếu bạn là người của công chúng hay có địa vị xã hội. Biết được dư luận đang nhìn nhận thế nào về mình rất cần thiết để bạn có những ứng xử phù hợp. Điều tương tự đối với một sản phẩm, một cơ quan, một chiến dịch quảng cáo… người ta đều cần biết truyền thông đang nói gì về mình để tự đánh giá và hoàn thiện. Điều cần làm chính là giám sát truyền thông.

Giám sát truyền thông để làm gì?

Giám sát truyền thông (Media monitoring) là hoạt động theo dõi đầu ra của các phương tiện truyền thông bao gồm phương tiện in, Internet, truyền hình… Nó có thể được tiến hành vì nhiều lý do, bao gồm cả chính trị, thương mại, khoa học, v.v…

Giám sát truyền thông đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực thương mại. Việc theo dõi các nguồn thông tin như blog, diễn đàn và mạng xã hội giúp công ty biết đuọc về cách người dùng cảm nhận dịch vụ hoặc sản phẩm của họ, từ đó có những điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp nhu cầu thị trường.

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2021

Việt Nam giành giải thưởng tại 2 cuộc thi của Microsoft

Cuối năm 2020 có 2 cuộc thi lớn về công nghệ do Microsoft tổ chức cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được công bố kết quả. Đó là cuộc thi “AI for Accessibility Hackathon” sử dụng trí tuệ nhân tạo nâng cao chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật và cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp Microsoft Emerge X. Điều phấn khởi là trong cả 2 cuộc thi này các đội Việt Nam đều giành được giải thưởng cao nhất.

Cuộc thi “AI for Accessibility Hackathon 2020”

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trên thế giới có hơn một tỷ người thuộc nhóm những người khuyết tật. Đó có thể là những người bị khuyết tật vĩnh viễn như bị mù, bị bại liệt và cũng có thể là bất cứ ai vào một số thời điểm tạm thời trong cuộc đời, như bị gãy tay, gãy chân. Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, con số đó là 650 triệu. Thật không may, theo thống kê hiện nay chỉ có 1/10 người thuộc nhóm này có được sự tiếp cận với công nghệ để tham gia trọn vẹn vào các hoạt động xã hội. Do vậy, việc tạo nên các ứng dụng để hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận với cuộc sống bình thường vì vậy là vô cùng cần thiết.

Tháng 10 vừa qua, Microsoft đã khởi động cuộc thi “AI for Accessibility Hackathon 2020” (AI4A) trên toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhằm tìm kiếm những sáng kiến sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cải thiện các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày cho người khuyết tật. Đây là lần đầu tiên AI4A Hackathon được tổ chức trực tuyến tại 14 quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020

2020: Nhìn lại một năm tìm kiếm trên Google

Năm 2020 kết thúc. Bên cạnh những bảng liệt kê sự kiện, nhân vật, bài hát… được tìm kiếm nhiều nhất vừa được Google công bố cách đây ít lâu, ta hãy cùng nhìn lại một năm tìm kiếm trên Google dưới một góc nhìn khác không kém phần thú vị và ý nghĩa.

2020 là năm mọi người hỏi “Tại sao?”

Những năm trước, dạng câu hỏi mà người ta thường hỏi nhất trên Google là What is (… là gì?) hoặc How (Làm thế nào để…). Năm 2020, dạng câu hỏi được hỏi nhiều nhất là Why (Tại sao?).

“Tại sao” là dạng câu hỏi được đặt ra cho Google nhiều nhất trong năm 2020. Ảnh trích từ video của Google.

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2020

Viber lên 10

2-12 năm nay kỷ niệm 10 năm ngày ra đời của Viber. Hơn 10 năm trước, một nhóm bạn có người thân yêu ở xa cách và cảm thấy đau lòng khi phải thanh toán hóa đơn điện thoại đắt đỏ của các cuộc gọi quốc tế. Nhóm bạn này đã tìm cách biến nỗi đau đó thành một ý tưởng: cung cấp các cuộc gọi di động miễn phí qua internet (VoIP ). Vào ngày 2-12-2010, một ứng dụng có tên Viber đã được giới thiệu với thế giới.

Các ứng dụng OTT tại Việt Nam

OTT là viết tắt của Over-The-Top, tạm dịch là đi qua đầu. Trong lĩnh vực truyền thông, OTT được hiểu là việc chuyển giao nội dung dạng âm thanh, video hay những dạng media khác thông qua mạng Internet mà không có sự tham gia kiểm soát hay phân phối nội dung của kênh truyền thông. OTT thường được hiểu theo nghĩa thông dụng nhất là những ứng dụng/dịch vụ cho phép người dùng gọi điện, nhắn tin… qua mạng Internet miễn phí hoặc chi phí rất thấp.

Với ưu thế là một trong những ứng dụng OTT đầu tiên trên thế giới và có độ phủ trên nhiều quốc gia, Viber nhanh chóng được người Việt tìm tới và trong thời gian đầu đã là ứng dụng gọi điện, nhắn tin qua mạng Intrenet được ưa chuộng nhất tại Việt Nam. Sau đó, thị trường OTT tại Việt Nam sôi động từ năm 2012 với các tên tuổi lớn của thế giới: Viber (Nhật), Line (Nhật), KakaoTalk (Hàn quốc), WeChat (Trung quốc) và một OTT của Việt Nam: Zalo (công ty VNG).

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2020

Cho một nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu bao trùm hơn

Tại Lễ hội FinTech (Công nghệ Tài chính) Singapore vừa diễn ra ngày 7-12, Sundar Pichai, Giám đốc điều hành của Google và Alphabet, đã có bài phát biểu về nhu cầu và cơ hội xây dựng một nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu bao trùm hơn. Nội dung sau đây được ghi lại theo bài phát biểu của ông.

Sundar Pichai phát biểu tại FinTech Singapore tháng 12-2020. Ảnh: Reuter

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2020

Khi AI (trí tuệ nhân tạo) làm thơ

Trong cuộc sống của mình chắc đôi khi bạn cũng muốn làm thơ nhưng không đủ ngôn từ và ý tưởng để diễn đạt. Nay đã có AI (trí tuệ nhân tạo) giúp bạn rồi đó, chỉ cần bạn gợi ý cho nó câu đầu là nó sẽ sáng tác tiếp cho bạn cả bài thơ (thể loại thơ và dài ngắn thế nào tùy bạn). Còn hơn thế nữa, bạn muốn bài thơ “của mình” theo phong cách ai, nó sẽ làm theo đúng ý bạn ngay!

Dùng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ sáng tác thơ

Đã có phần mềm sử dụng AI để sáng tác thơ theo ý người dùng, đó là phần mềm Verse by verse (Từng vần thơ). Tiếc thay, đây là phần mềm của Mỹ nên nó chỉ biết sáng tác thơ tiếng Anh và theo phong cách của những nhà thơ nổi tiếng của Mỹ chứ không phải phong cách của Xuân Diệu, Nguyễn Bính… Dù sao, tìm hiểu và dùng thử phần mềm này cũng là điều thú vị và đây cũng là gợi ý cho các nhà lập trình Việt Nam tạo ra phần mềm tương tự cho người Việt.

Verse by verse là phần mềm thử nghiệm được hỗ trợ bởi AI giúp bạn sáng tác thơ lấy cảm hứng từ các nhà thơ cổ điển của Mỹ. Bạn có thể dùng thử tại trang web http://sites.research.google/versebyverse/.

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2020

Tạo bóng cây với sự trợ lực của AI và không ảnh

Tại các thành phố lớn, bê tông và cơ sở hạ tầng tạo nên những đảo nhiệt – tức là những vùng có nhiệt độ cao hơn xung quanh - dẫn đến chất lượng không khí kém, mất nước và các vấn đề về sức khỏe cộng đồng khác. Tình trạng nhiệt độ khắc nghiệt ngày càng trở nên phổ biến hơn, cây xanh được xem là giải pháp để vừa hạ nhiệt độ đường phố vừa nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nơi nào nóng, cần có thêm bóng râm? Đó là vấn đề mà nhiều thành phố có thể không có ngân sách hoặc nguồn lực để xác định. Không ảnh và trí tuệ nhân tạo (AI) có thể góp sức để giải quyết điều đó.

Google đã xây dựng nên Phòng thí nghiệm Tán cây (Tree Canopy Lab), ở đó kết hợp AI và không ảnh để giúp các thành phố nhìn thấy độ che phủ của tán cây hiện tại và lập kế hoạch cho các dự án trồng cây trong tương lai. Hiện tại, dự án đã bắt đầu với thành phố Los Angeles (Mỹ).

Với Phòng thí nghiệm Tán cây, bạn có thể nhìn thấy cây cối của Los Angeles trong bối cảnh của địa phương, như tỷ lệ phần trăm khu dân cư có lá che phủ, mật độ dân số của khu vực, những khu vực nào dễ bị tổn thương bởi nhiệt độ khắc nghiệt và hội đồng ở địa phương nào có thể giúp trồng cây mới.

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2020

Một tỷ người dùng mới cho 5 năm tới

Sáng kiến Tỷ người dùng tiếp theo (Next billion users, NBU) được Google đề ra cách đây 5 năm. Theo đó một tỷ người dùng Internet tiếp theo sẽ định hình tương lai Internet thế giới. Sáng kiến Tỷ người dùng Tiếp theo của Google tiến hành nghiên cứu và xây dựng các sản phẩm cho họ. Sau 5 năm, số người dùng Internet đã tăng thêm 1,5 tỷ người và dự kiến trong 5 năm tới sẽ tăng thêm 1 tỷ người nữa. Google điểm lại tình hình NBU 5 năm qua và tầm nhìn cho NBU 5 năm tới, đặc biệt trong tình hình bùng phát đại dịch COVID-19.

Bối cảnh Tỷ người dùng tiếp theo 2015 - 2020

Hầu hết những người dùng Internet mới này thuộc về châu Á, châu Mỹ La tinh và châu Phi. Cách mà họ trải nghiệm Internet không giống những người đi trước — kết nối bằng điện thoại của mình (thế hệ trước là máy tính) và khả năng làm quen với các ứng dụng và công cụ mới cực kỳ nhanh (so với thế hệ trước). Những nhu cầu và ý tưởng của họ đang định hình tương lai của công nghệ, nó bao gồm các lĩnh vực từ tài chính toàn diện đến dịch thuật ngôn ngữ.

So với 5 năm trước, Internet đã dễ tiếp cận và dân chủ hơn. Chi phí dữ liệu đã giảm mạnh, giúp số lượng người sở hữu smartphone đạt hơn 3 tỷ. Tỷ lệ người không nói tiếng Anh sử dụng Internet đã đạt 3/4 trên tổng số toàn cầu và mọi người trên thế giới đang ngày càng có xu hướng sử dụng video và giọng nói làm công cụ tìm kiếm thông tin và dịch vụ trực tuyến của họ.

Bối cảnh kỹ thuật số của Tỷ người dùng kế tiếp (NBU) (2015 – 2020). Ảnh: Google

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2020

Bắt nạt qua mạng: Không hề là chuyện nhỏ!

Hiện tượng bắt nạt vốn có từ xưa, thế nhưng khi không gian mạng ngày càng mở rộng và công nghệ tiến bộ thì nó càng phát triển mạnh và gây ra nhiều hậu quả khó ngờ. Một báo cáo gần đây của Microsoft khiến người ta giật mình khi cho biết hiện nay trong 10 người dùng Internet tại Việt Nam thì có hơn 5 người liên quan đến các hành vi bắt nạt.

Thế nào là bắt nạt qua mạng?

Bắt nạt qua mạng – một vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu - được diễn tả bằng thuật ngữ tiếng Anh là cyberbullying - là một hình thức bắt nạt hoặc quấy rối bằng các phương tiện điện tử. Diễn giải chi tiết hơn, bắt nạt qua mạng là khi một cá nhân bị đe dọa, xâm hại, làm nhục, làm xấu hổ hoặc tra tấn tinh thần qua tin nhắn, trang web, mạng xã hội hay các thiết bị điện tử.

Hành vi bắt nạt qua mạng thường thấy nhất là nhục mạ người khác qua mạng xã hội, điều này nhiều khi gây ra hậu quả rất bi thảm. Ảnh minh họa.

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2020

20 năm con người có mặt trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS)

Trạm vũ trụ Quốc tế (International Space Station, viết tắt: ISS) là một tổ hợp công trình nghiên cứu không gian quốc tế, với sự hợp tác của 5 cơ quan: NASA (Mỹ), RKA (Nga), JAXA (Nhật), CSA (Canada) và 10 trong 17 nước thành viên của ESA (châu Âu). Cách nay đúng 20 năm, ngày 2-11-2000, phi hành đoàn đầu tiên gồm các nhà du hành vũ trụ và nhà nghiên cứu đến thường trú tại ngôi nhà mới của họ trên ISS, mở ra một chương mới trong khám phá không gian của con người.

Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Ảnh: NASA

Nhân dịp này NASA phối hợp với Google Art & Culture tổ chức kỷ niệm bằng sự kiện online với rất nhiều nội dung hấp dẫn. Một trong những nội dung đó là tổng hợp 20 câu hỏi thường gặp nhất về Trạm vũ trụ quốc tế và câu trả lời của NASA, thông qua đó người đọc có thể hiểu một cách khái quát nhưng đầy đủ và chính xác nhất về Trạm vũ trụ quốc tế. Sau đây là nội dung 20 câu hỏi và trả lời.

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

Dịch máy – thành quả và những điều chưa đạt được

Google có lẽ là công ty đầu tiên đưa ra ứng dụng dịch tự động (hay còn gọi là dịch máy, machine translation) để phục vụ miễn phí cho người dùng, đó là ứng dụng Google Dịch (Google Translation). Đây cũng là ứng dụng bị người ta nhạo báng rất nhiều vì sự kém chính xác của nó, đến nỗi thấy nơi đâu có những cụm từ tiếng Anh rất ngô nghê là người ta mỉa mai ngay: Chắc là dùng Google Dịch rồi!

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2020

Trí tuệ nhân tạo giúp nâng cao chất lượng tìm kiếm

Tìm kiếm là một câu chuyện không bao giờ kết thúc vì nhu cầu tìm kiếm của con người ngày càng đa dạng và phong phú. Một công cụ tìm kiếm phải luôn được tinh chỉnh để thỏa mãn nhu cầu của người dùng. Với Google, ban đầu họ chỉ tìm kiếm trong vô số thông tin để lấy ra những gì bạn cần, nhưng giờ đây trí tuệ nhân tạo ngày càng giúp họ hiểu thế giới của chúng ta hơn với những phức tạp và sinh động của nó.

22 năm, Google Tìm kiếm ngày càng thông minh hơn

22 năm trước, Google ra đời. Khi ấy internet chỉ mới phôi thai và là một chốn rất đơn giản, Việc tìm kiếm được hiểu theo một nghĩa hết sức cơ bản là: cho một chuỗi ký tự, hãy tìm sự xuất hiện chuỗi ký tự ấy trong các trang web đã biết. Ví dụ như muốn biết khoảng cách từ Biên Hòa đi TP. Hồ Chí Minh là bao xa, thì ta nhập vào ô Tìm kiếm: “khoảng cách Biên Hòa – TP. Hồ Chí Minh” hay “cự ly Biên Hòa – TP. Hồ Chí Minh”. Nếu trang web có nội dung “từ Biên Hòa đến TP. Hồ Chí Minh là 30 km” thì nó sẽ không được hiện ra trong kết quả tìm kiếm vì nó không có những chữ giống hệt như những chữ trong ô Tìm kiếm, dù rằng nó giải đáp đúng điều người ta cần tìm. Hoặc người dùng nhập chữ “TP. Hồ Chí Minh” mà nội dung trang là “Thành phố Hồ Chí Minh”, cũng coi là không khớp.

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2020

Khám phá thế giới văn hóa - nghệ thuật với Google Art & Culture

Nếu bạn làm người mẫu cho danh họa Vincent Van Gogh vẽ tranh thì bức tranh ấy sẽ ra sao? Nếu bạn đeo một chiếc vòng cổ Ai Cập thời cổ đại thì trông thế nào? Cài đặt ứng dụng Google Art & Culture trên smartphone sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên.

Google Art & Culture là gì?

Google Arts & Culture (trước đây là Google Art Project) là một nền tảng trực tuyến mà qua đó công chúng có thể xem các hình ảnh và video có độ phân giải cao về các tác phẩm nghệ thuật và hiện vật văn hóa từ các tổ chức văn hóa trên khắp thế giới. Đây là một sáng kiến phi lợi nhuận được Viện Văn hóa Google, trực thuộc tập đoàn Google, phát triển và ra mắt từ tháng 2-2011.

Google Arts & Culture hợp tác với các tổ chức văn hóa và các nghệ sĩ trên khắp thế giới với sứ mệnh là bảo tồn và đưa các tác phẩm văn hóa nghệ thuật lên mạng để mọi người có thể truy cập bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào. Điều độc đáo là Google Arts & Culture luôn ứng dụng những công nghệ mới nhất như thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) giúp người xem có thể tiếp cận được văn hóa nghệ thuật theo một cách thức mới mẻ, có khi còn thú vị hơn cả đi tham quan ngoài thực tế.

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

Xưa có nghề cạo giấy, nay có nghề… cạo web!

Đầu tháng 10 này Facebook cho biết họ vừa đệ đơn kiện 2 công ty tại Mỹ về tội đã sử dụng phương pháp cạo (scraping) trên website để thực hiện việc thu thập dữ liệu trên phạm vi toàn cầu. Thông tin này khiến người ta nhớ lại ngày xưa thường dùng chữ “nghề cạo giấy” để chỉ những người làm việc bàn giấy trong công sở. Hóa ra xưa có “nghề cạo giấy”, còn nay có “nghề cạo web”.

Thế nào là web scraping?

Web scraping hay Data scraping là một thuật ngữ công nghệ thường được giới chuyên môn ở Việt Nam dịch là “quét dữ liệu” từ các trang web, tuy nhiên nếu dịch sát nghĩa hơn và cũng mô tả đúng bản chất công việc hơn thì nên là “cạo dữ liệu” từ các trang web.

Web scraping là quá trình lấy dữ liệu không có cấu trúc từ các trang web để kết xuất thành dữ liệu có cấu trúc

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

Trợ lý ảo – nơi trí tuệ nhân tạo đua tài

Ngày 25-9, Bộ Thông tin & Truyền thông đã tổ chức lễ ra mắt Nền tảng trợ lý ảo tiếng Việt - Viettel Cyberbot. Đây là nền tảng do Trung tâm Không gian mạng Viettel, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội phát triển với mục đích giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng trên nền tảng công nghệ xử lý ngôn ngữ tiếng Việt.

Viettel Cyberbot – một nền tảng công nghệ xử lý ngôn ngữ tiếng Việt, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Nguồn: Cyberbot.vn

Viettel Cyberbot là nền tảng trợ lý ảo tiếng Việt, giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống tổng đài tự động thông qua tương tác với khách hàng bằng tin nhắn (Chatbot) hoặc bằng giọng nói (Callbot).

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2020

Google tham gia hạn chế biến đổi khí hậu

Tuần lễ Khí hậu Thế giới diễn ra từ 21 đến 27-9-2020 tại New York. Đây là Hội nghị thượng đỉnh diễn ra cùng với Đại hội đồng Liên hiệp quốc và quy tụ các nhà lãnh đạo quốc tế từ doanh nghiệp, chính phủ và xã hội dân sự để thể hiện hành động đối với biến đổi khí hậu. Nhân dịp này, CEO Sundar Pichai của Google và Alphabet công bố những chính sách quan trọng của mình trong việc hạn chế biến đổi khí hậu.

Sundar Pichai, CEO Google & Alphabet phát biểu về Chương trình hành động về môi trường của Google. Ảnh chụp màn hình.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong Google Maps

Khi bạn xác định một điểm đến  trên Google Maps và yêu cầu nó chỉ đường, Google Maps sẽ không chỉ xác định vài ba lộ trình đến đó mà còn ước lượng thời gian đi nữa. Để có được những thông tin ấy ở mức chính xác cao nhất, Google Maps đã vận dụng nhiều đến trí tuệ nhân tạo. Hiểu cách hoạt động của Google Maps sẽ giúp bạn sử dụng nó hiệu quả hơn.

Theo thống kê của Google, mỗi ngày quãng đường mà tất cả những người lái xe tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng Google Maps để điều hướng di chuyển lên đến hơn 1 tỷ km. Khi bạn lên ô tô hay xe máy (hoặc ngay cả đi bộ) và bắt đầu điều hướng, trên màn hình sẽ hiển thị ngay một số điều: đi đường nào, giao thông dọc theo tuyến đường của bạn đông hay thoáng, thời gian di chuyển ước tính và thời gian đến dự kiến (ETA, Estimate Time of Arrival). Tất cả những điều này nhìn có vẻ đơn giản, nhưng để có được chúng Google Maps đã phải làm rất nhiều việc phía sau hậu trường.

Bài viết này sẽ đi sâu vào hai mảng công việc chính của Google Maps: giao thông và định tuyến, tức trả lời 2 câu hỏi: 1. Làm sao Google Maps biết khi nào có tắc đường? và 2. Google Maps xác định tuyến đường tốt nhất cho chuyến đi bằng cách nào?