Thứ Tư, 13 tháng 3, 2019

Google hỗ trợ start-up Việt tiến ra toàn cầu

Chiều 9-3-2019, cuộc hội thảo Google Cloud for Start-ups có chủ đề Journey to Google Cloud tổ chức tại TP.HCM với sự tham dự của hàng trăm start-up và các nhà phát triển. Nhân dịp này, Google đã công bố chương trình hỗ trợ đặc biệt mới dành cho các công ty khởi nghiệp sáng tạo (start-up) Việt tiến ra toàn cầu.


Tiến ra toàn cầu (Go Global) là “từ khóa nóng” của cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo (start-up) Việt Nam năm 2018 và đặc biệt được nhắc đến nhiều hơn khi ngày càng có nhiều sản phẩm Việt thành công trên thị trường quốc tế.

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019

Yeah1 lao đao với sự cố từ YouTube

Tập đoàn Yeah1 ngày 3-3-2019 đã phát thông cáo báo chí giải thích về sự cố vừa phát sinh trong việc vận hành hoạt động kênh quảng cáo trên YouTube. Dù vậy, cổ phiếu YEG của Yeah1 trên thị trường chứng khoán vẫn giảm 5 phiên liên tiếp, từ 245.000 đồng xuống chỉ còn 170.600 đồng/cổ phiếu khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 8-3-2019. Vốn hóa của doanh nghiệp đã bốc hơi khoảng 2.300 tỷ đồng.

Điều gì đã xảy ra?

Yeah1 cho biết họ nhận được thông tin từ YouTube về việc chấm dứt Thỏa thuận dịch vụ lưu trữ nội dung (Content Hosting Services Agreements, CHSA) sau ngày 31-3-2019 đối với các công ty con và công ty đầu tư tài chính có hoạt động kinh doanh liên quan tới mảng YouTube Adsense của tập đoàn này bao gồm SpringMe Pte. Ltd., Yeah1 Network Pte Ltd và ScaleLab LLC.

YouTube cho rằng SpringMe Pte. Ltd. (công ty có trụ sở tại Thái Lan mà Yeah1 sở hữu gián tiếp 16,93%) đã có hoạt động quản lý tuyển chọn kênh chưa phù hợp với chính sách của YouTube. Điều này dẫn tới việc YouTube áp dụng chính sách tương tự với tất cả các công ty khác liên quan tới YouTube Adsense trực thuộc tập đoàn Yeah1.

Mạng đa kênh là gì?


Yeah1Network là mạng đa kênh (MCN – Multi Channel Network) duy nhất của Việt Nam đứng trong top 10 thế giới (hạng 6) và là MCN lớn nhất châu Á. Với vị trí đáng nể như vậy, Yeah1 bị ảnh hưởng trầm trọng khi YouTube tuyên bố chấm dứt thỏa thuận dịch vụ lưu trữ nội dung với họ. MCN là gì và tại sao chịu ảnh hưởng lớn như vậy từ YouTube?

Tìm hiểu cách kinh doanh quảng cáo của YouTube

Khi xem video trên YouTube, bạn thường thấy các quảng cáo xuất hiện ở phần dưới video. Quảng cáo này được tạo từ YouTube Adsense, giúp người tạo video kiếm tiền từ YouTube. Với chức năng này, YouTube giúp đối tác của mình (người sản xuất, phát triển nội dung video) đặt quảng cáo trong các video mà họ tải lên. YouTube sẽ là trung gian giữa người muốn đặt quảng cáo (các nhãn hàng/nhà quảng cáo) trên YouTube với những người tạo video (người sản xuất nội dung). Các nhãn hàng/nhà quảng cáo sẽ trực tiếp trả tiền cho YouTube để phân phối các quảng cáo của họ tới người xem. Số tiền này được tính dựa trên số lần xem quảng cáo đó trên video. YouTube sẽ giữ 45% số tiền và trả 55% còn lại cho các đối tác sản xuất nội dung.

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

2019 sẽ là năm "malware ở khắp mọi nơi"


Tại MWC 2019, McAfee đã công bố báo cáo “Các mối đe dọa Di động mới nhất” của hãng, trong đó chú trọng vào sự trỗi dậy đáng quan tâm của nạn ứng dụng giả mạo và hoạt động đào tiền mã hóa. Báo cáo này cho rằng 2019 sẽ là năm “malware ở khắp mọi nơi”.


Trong năm 2018 số lượng ứng dụng bị McAfee phát hiện gia tăng ở mức độ khủng khiếp, từ 10.000 vào tháng 6 lên đến gần 65.000 vào cuối năm (tăng 550%). Bất kỳ game hay ứng dụng nào phổ biến cũng có khả năng bị sử dụng làm mồi nhử để câu kéo các nạn nhân ngây thơ, và thường thì các ứng dụng giả mạo này được cung cấp thông qua những đường link dẫn đến các nguồn không phải Google Play Store. Như vậy, bạn nên hết sức cẩn thận khi chọn các ứng dụng từ các nguồn không chính thức. Một ứng dụng giả mạo có thể được sử dụng làm cầu nối để đưa quảng cáo vào thiết bị của bạn, hoặc để phục vụ cho những mục đích mờ ám hơn như cài đặt các ứng dụng hay malware ẩn.

Đại hội Di động Thế giới MWC 2019 Barcelona


Đại hội Di động Thế giới – Mobile World Congress – MWC là sự kiện về thiết bị di động lớn nhất thế giới khai mạc hàng năm vào nửa sau quý 1 tại Barcelona (Tây Ban Nha). MWC 2019 vừa diễn ra từ 25 tới 28-2-2019, đây là nơi giới thiệu các phiên bản tương lai của smartphone từ các thiết kế có thể gập lại cho đến hỗ trợ mạng 5G và hơn thế nữa. Hãy cùng xem các bình chọn sản phẩm tốt nhất để có cái nhìn tổng quan về đại hội năm nay.

Trang công nghệ GadgetMatch trao giải Best of MWC 2019 (Những cái nhất của MWC 2019) như sau:

1. Màn trình diễn tốt nhất: Huawei Mate X

Tại MWC 2019 không có thiết bị nào mang lại ấn tượng lớn như Huwei Mate X. Đây là một đối thủ cạnh tranh lớn nhất với Galaxy Fold, thiết bị có viền bezels siêu mỏng, kích thước 8.8 inch khi mở ra đầy đủ và 6.6 inch khi gập lại. Thực sự đây là một sản phẩm đột phá và mang tính cách mạng và mang lại trải nghiệm mới mẻ cho người dùng. Thiết bị này đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên smartphone mới và chúng ta sẽ nhớ Huawei là người đi tiên phong.

Huawei Mate X

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

Singapore có tốc độ Internet cao nhất thế giới


Trang Compare the Market của Anh vừa thực hiện một khảo sát về tốc độ truyền dẫn Internet của 54 quốc gia trên thế giới. Theo kết quả khảo sát này thì Singapore là quốc gia có tốc độ truyền dẫn Internet cao nhất thế giới.

Khảo sát của Compare the Market xem xét 2 yếu tố: tốc độ download và cước phí Internet trung bình hàng tháng.

Tốc độ download

Điều thú vị là nước có tốc độ Internet cao nhất thế giới không phải là nước châu Âu hay Mỹ mà là một nước Đông Nam Á: Singapore! Mặc dù vậy, kết quả này có lẽ không quá bất ngờ, vì Singapore từ trước đến nay vẫn được biết tới là một nước đi đầu về công nghệ, rất chú trọng tới cơ sở hạ tầng mạng.

10 smartphone đạt điểm chất lượng chụp ảnh cao nhất tháng 2-2019


Ngày 20-2-2019 bảng xếp hạng DxOmark về chất lượng chụp ảnh của smartphone vừa được công bố với kết quả thử nghiệm của Xiaomi Mi 9 ra mắt toàn cầu cùng ngày. Dẫn đầu bảng vẫn là Huawei P20 Pro đạt 109 điểm (từ ngày 27-3-2018). Xiaomi Mi 9 đã thay vị trí số 3 của Apple iPhone Xs Max (cho điểm ngày 3-10-2018).

DxOMark ra đời năm 2008 hiện là nguồn độc lập có uy tín hàng đầu hiện nay về đo đạc và xếp hạng chất lượng quay phim chụp ảnh cho smartphone, camera và ống kính.

Các chuyên gia của DxOMark test và đánh giá các sản phẩm theo các yếu tố chụp ảnh trong ánh sáng rực (bright-light), trong ánh sáng yếu (low-light) và đèn flash, khả năng zoom và xóa phông (bokeh). Riêng ở phần test chức năng chụp ảnh gồm có các yếu tố phơi sáng và tương phản (exposure, contrast), màu sắc, tự động lấy nét (autofocus), texture và nhiễu (noise), tĩnh vật (artifact), đèn flash, zoom, và bokeh. Ở phần test chức năng quay video gồm có các yếu tố phơi sáng, màu sắc, lấy nét tự động, texture, nhiễu, tĩnh vật, và chống rung. Mỗi yếu tố được cho điểm riêng và kết hợp lại thành điểm về 2 chức năng chụp ảnh và quay video. Kết hợp 2 số điểm này lại là điểm chung cuộc DxOMark.