Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

GPT-3: Khi máy viết văn… hay hơn người!

Tháng 5-2020, công ty OpenAI vừa giới thiệu công cụ tạo văn bản GPT-3 dựa trên trí tuệ nhân tạo. Màn trình diễn của GPT-3 trong buổi giới thiệu này đã gây kinh ngạc cho giới chuyên môn với khả năng sáng tác văn chương của nó không kém gì người thật, nếu không muốn nói là… hơn!

Năng lực viết văn của GPT-3 như con người

Các bạn hãy đọc đoạn văn sau đây, mô tả cảm xúc của John St Clair Etouffee, chuyên gia nghệ thuật nổi tiếng thế giới, khi đi dạo quanh bảo tàng Louvre thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật, và dừng lại trước bức La Gioconda, trò chuyện cùng nàng Mona Lisa nổi tiếng của Leonardo da Vinci:

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

Tốc độ Internet tại Việt Nam: Không tệ, nhưng chưa phải là tốt

Số liệu phân tích của Speedtest vừa được công bố cho thấy tốc độ Internet tại Việt Nam trong tháng 6-2020 tuy có cải thiện so với 2 tháng trước đó nhưng vẫn thấp hơn một chút so với tốc độ trung bình của thế giới.

Speedtest.net là một dịch vụ web có trụ sở tại Mỹ cung cấp bảng phân tích miễn phí các số liệu về hiệu suất truy cập Internet, như tốc độ truy cập và độ trễ kết nối dữ liệu. Dịch vụ này đo tốc độ truyền dữ liệu và độ trễ kết nối Internet dựa trên khoảng 8.000 máy chủ phân tán theo địa lý trên toàn thế giới (tính đến tháng 11-2019). Mỗi thử nghiệm đo tốc độ dữ liệu cho hướng tải xuống, tức là từ máy chủ đến máy tính người dùng và tốc độ tải lên dữ liệu, tức là từ máy tính của người dùng đến máy chủ. Các thử nghiệm được thực hiện trong trình duyệt web của người dùng hoặc trong các ứng dụng.

Dàn hợp xướng 17.572 người từ muôn phương

Khi nghĩ về một ca đoàn, bạn thường hình dung: một ca đoàn của trường học, một ca đoàn của nhà thờ, hay ca đoàn của cộng đồng. Hát trong một dàn hợp xướng có nghĩa là bạn đang đứng trong một nhóm đông người, kết hợp các giọng hát và những bản hòa âm lại với nhau. Nhưng làm thế nào thực hiện điều đó khi không thể tập trung đông người để hát?

Dàn hợp xướng ảo đã ra đời từ ý nghĩ như vậy. Hơn một thập kỷ trước, rất lâu trước khi đại dịch khiến chúng ta phải ở tại nhà, nhà soạn nhạc và nhạc trưởng Eric Whitacre đã gắn kết mọi người lại với nhau thành một dàn nhạc dù cho họ ở những không gian xa cách nhau. Gần đây nhất, ông vừa ra mắt trên YouTube ngày 19-7-2020 dự án lớn nhất của mình với 17.572 người cùng tham gia dàn hợp xướng.

Bạn có thể nghe bản hợp xướng Sing Gently do Eric Withtacre làm nhạc trưởng và 17.572 ca sĩ trình bày trên YouTube (tìm: Eric Whitacre's Virtual Choir 6: Sing Gently). Ảnh chụp màn hình.

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2020

AR (thực tế tăng cường) ngày càng đi vào đời sống

Những năm gần đây thuật ngữ Thực tế tăng cường (AR: Augmented Reality) dần trở nên quen thuộc với mọi người. Từ chỗ là một công nghệ cao cấp chỉ ứng dụng trong các nghiên cứu khoa học hay các lĩnh vực công nghệ phức tạp thì giờ đây AR đã hiện diện trong rất nhiều mặt của cuộc sống. Ai cũng có thể tiếp cận AR, chỉ với chiếc smartphone nhỏ gọn của mình.

AR (Augmented Reality, thực tế tăng cường) và VR (Vitual Realty, thực tế ảo) khác nhau thế nào?

VR là công nghệ ra đời cách nay khá lâu, nó sẽ đưa bạn vào một thế giới hoàn toàn ảo do máy tính tạo ra. Trong các ứng dụng phổ biến, thế giới này có thể là một nhà bảo tàng, một phòng triển lãm hay một khu du lịch. Khi bạn đeo vào một chiếc kính đặc biệt VR bạn sẽ thấy được môi trường do máy tính tạo ra chung quanh mình, giống như bạn đang sống trong đó. Với VR, bạn có thể tham quan, khám phá các điểm đến ở rất xa trong khi chỉ ngồi yên một chỗ trong phòng của mình. Nếu có thêm những thiết bị chuyên dụng, như tay cầm chơi game, bạn có thể hoạt động trong môi trường ảo đó. Đây chính là các ứng dụng chơi game thực tế ảo.

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2020

Những công trình nghiên cứu mang tên Việt Nam tại Hội nghị Quốc tế về Máy học

Tại Hội nghị Quốc tế về Máy học ICML (International Conference on Machine Learning) 2020 (lần thứ 37) diễn ra từ ngày 12-7 đến 18-7-2020, Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo VinAI Research (thuộc Tập đoàn Vingroup) đã có 3 công trình nghiên cứu được công bố. Đây là một kết quả rất đáng tự hào.

Hội nghị Quốc tế về Máy học là gì?

Hội nghị Quốc tế về Máy học (ICML) là hội nghị học thuật quốc tế hàng đầu về máy học. Cùng với NeurIPS, đây là một trong hai hội nghị chính có tác động cao trong nghiên cứu Máy học và Trí tuệ nhân tạo trên toàn cầu, được Hiệp hội máy học quốc tế (IMLS) hỗ trợ.
ICML được tổ chức hàng năm, lần đầu tiên được tổ chức tại Pittsburg, bang Pennsylvania, Mỹ năm 1980. Năm nay hội nghị được tổ chức từ ngày 12 đến 18-7 tại Vienne, Áo là lần thứ 37 và cũng là lần đầu tiên ICML được tổ chức dưới hình thức online, vì lý do ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19.

SAP hỗ trợ Doanh nghiệp Đông Nam Á thời kỳ sau COVID-19

Tại sự kiện trực tuyến Forward Together 2020 ngày 16-7, tập đoàn SAP SE - chuyên về trải nghiệm và vận hành theo mô hình doanh nghiệp thông minh có trụ sở ở Đức - đã công bố kết quả khảo sát ​​hơn 4.500 nhà lãnh đạo doanh nghiệp Đông Nam Á, cho thấy mức độ ảnh hưởng của COVID-19 đối với các doanh nghiệp trong khu vực và những lo ngại về triển vọng kinh doanh lâu dài.

Hội thảo online Forward Together 2020 của SAP Đông Nam Á. Ảnh: SAP

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020

Google Earth - Mười lăm năm ấy, biết bao nhiêu tình?

Google Earth (Google Trái đất) ra đời năm 2005, đến nay vừa tròn 15 năm. Nhân dịp này, bà Rebecca Moore, giám đốc Google Earth, đã có bài viết nhìn lại chặng đường 15 năm qua.

Ở Google Earth, người ta thường nói đùa với nhau rằng nếu Google Maps giúp bạn tìm đường đi thì Google Earth sẽ giúp bạn… đi lạc! Với Google Earth, bạn có thể ngắm hành tinh của chúng ta như một phi hành gia từ vũ trụ, sau đó di chuyển đến bất cứ nơi nào trên đó chỉ trong tích tắc bằng một cú nhấp chuột. Cả buổi trời khám phá các thành phố, phong cảnh và những câu chuyện trên Google Earth, bạn sẽ hầu như không trầy xước một cái móng chân.

Hiện đã 15 tuổi, Google Earth vẫn là kho lưu trữ hình ảnh địa lý có thể truy cập công khai lớn nhất thế giới. Nó kết hợp không ảnh, ảnh vệ tinh, địa hình 3D, dữ liệu địa lý và chế độ xem phố giúp bạn lướt qua để khám phá như đi trên một tấm thảm khổng lồ. Nhưng Google Earth không chỉ là một quả cầu kỹ thuật số 3D. Công nghệ nằm ẩn sau Google Earth giúp cho mọi người đều có thể lập bản đồ, có thể hiểu rõ hơn về thế giới của chúng ta và hành động để tạo ra sự thay đổi tích cực.