Ngày 19-2-2021, Microsoft công bố các phát hiện từ nghiên cứu thường niên “Văn minh, An toàn và Tương tác Trực tuyến – 2020” và Chỉ số Văn minh trên Không gian mạng (viết tắt là DCI) năm 2020. Điểm đáng chú ý là Việt Nam là một trong năm quốc gia/ khu vực có Chỉ số Văn minh trên Không gian mạng cải thiện nhất so với năm trước trên toàn cầu.
Nghiên cứu về văn minh trực tuyến để nâng cao nhận thức
của người dùng mạng Internet
Báo cáo chỉ số văn minh trên không gian mạng (DCI) bắt đầu được thực hiện từ năm 2016, đến nay là năm thứ 5. Khảo sát lần này (gọi là DCI 2020 vì thực hiện năm 2020) có sự tham gia của 16.000 người đến từ 32 khu vực địa lý và được hoàn thành từ tháng 4 đến tháng 5-2020. Cuộc khảo sát đã thăm dò ý kiến hai nhóm tuổi – người trưởng thành và thanh thiếu niên – về các tương tác trên mạng cũng như rủi ro trực tuyến mà họ từng gặp phải. Có 9 quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương tham gia khảo sát năm nay, bao gồm: Úc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.
Mục đích của việc nghiên cứu về văn minh trực tuyến là nâng
cao nhận thức của người dùng mạng Internet và thúc đẩy tương tác trực tuyến
tích cực trên toàn cầu. Trong bối cảnh COVID-19, chúng ta không chỉ phụ thuộc
mà hơn bao giờ hết chúng ta đã chủ động đón nhận các công nghệ kỹ thuật số.
Theo đó, môi trường Internet an toàn hơn sẽ không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm
của người dùng, mà còn tác động tích cực đến sức khỏe và đời sống tinh thần của
cộng đồng.
Năm ngoái, báo cáo DCI đã gây ra sự quan tâm rất lớn của dư
luận Việt Nam vì căn cứ theo báo cáo này Chỉ số Văn minh trên Không gian mạng của
người Việt vào mức kém nhất thế giới. Có rất nhiều ý kiến tranh luận được đưa
ra. Có những ý kiến nghi ngờ độ chính xác của khảo sát, nhưng tựu trung là những
ý kiến phân tích nguyên nhân và đề nghị người Việt tham gia Internet tự giác cải
thiện hành vi của mình trên mạng để chỉ số năm tới được tốt hơn.
Chỉ số DCI 2020 tốt hơn 2019,
trong đó Việt Nam nằm trong 5 nước cải thiện nhiều nhất thế giới
Chỉ số DCI được tính theo phần trăm,
theo đó chỉ số lớn nhất (100%) là tệ nhất với các hiểm nguy khi giao tiếp trên
mạng là cao nhất. Năm 2019, chỉ số DCI toàn cầu là 70%, năm nay là 67%, tức có
tiến bộ khi giảm 3 điểm %. 5 quốc gia có mức độ cải thiện tốt nhất thế giới là:
- Columbia:
70%, giảm 10% so với năm 2019
- Chile: 67%,
giảm 8% so với năm 2019
- Peru: 74%,
giảm 7% so với năm 2019
- Việt Nam:
72%, giảm 6% so với năm 2019
- Thổ Nhĩ
Kỳ: 68%, giảm 5% so với năm 2019
Các quốc gia có chỉ số DCI tốt nhất
thế giới năm 2020 là:
- Hà Lan:
51%, giảm 5% so với năm 2019
- Anh: 55%,
tăng 2% so với năm 2019
- Mỹ: 56%,
giảm 2% so với năm 2019
- Singapore:
59%, giảm 4% so với năm 2019
- Đài
Loan: 61%, danh sách năm 2019 chưa có tên Đài Loan.
Việt Nam là một trong năm quốc
gia/khu vực có điểm số cải thiện nhất trên toàn cầu – giảm từ mức 78% của năm
2019 xuống 72% – có nghĩa là ngày càng có ít người gặp phải các tương tác tiêu
cực hoặc rủi ro trực tuyến. Dù vậy, chỉ số DCI của Việt Nam vẫn còn cao so với
chỉ số DCI chung toàn cầu (67%) và chỉ số DCI của khu vực châu Á – Thái Bình Dương
(66%).
Sự thay đổi tích cực trong chỉ
số DCI của Việt Nam là do đâu?
Thanh thiếu niên (13-16 tuổi)
chính là nhóm giúp cải thiện điểm số DCI của Việt Nam. Cụ thể, nhóm này đạt 69%
trong thước đo văn minh trực tuyến, giảm 11% so với năm 2019. Trong khi đó,
người trưởng thành là 74%, chỉ giảm 1% so với năm 2019.
Ngoài ra, 43% người tham gia khảo
sát tại Việt Nam nhận thấy mức độ văn minh trực tuyến được cải thiện trong thời
kỳ đại dịch do người dùng mạng có ý thức cộng đồng cao hơn và chứng kiến nhiều
sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau hơn. Trong khi đó, 18% người tham gia lại cho rằng
mức độ văn minh trực tuyến trong thời gian này tệ hơn vì có nhiều thông tin sai
lệch gây hiểu lầm được lan truyền và bản thân họ thấy nhiều người hành động
ích kỷ hơn.
Về các tác hại từ những mối nguy hại
trên không gian mạng, giảm nhiều nhất là các nỗi đau không chịu đựng nổi, giảm đến
15%, là yếu tố quan trọng giúp cải thiện chỉ số DCI.
Những rủi ro, tiêu cực tăng cao
trong năm qua ở Việt Nam là gì?
Một số rủi ro đối với người dùng
trực tuyến tại Việt Nam đang ở mức cao kỷ lục kể từ năm 2017 là:
-
Lừa đảo chiếm 36% (tăng 6%)
-
Xúc phạm chiếm 28% (tăng 8%)
-
Phân biệt đối xử chiếm 16% (tăng 4%).
Người dùng mạng phải đối mặt với
nhiều rủi ro ẩn danh xảy ra trong thời gian gần đây, với 25% người được hỏi tại
Việt Nam cho biết họ đã gặp phải một rủi ro trực tuyến trong tuần vừa qua và
59% cho biết tác nhân gây ra rủi ro là người lạ.
Người Việt mong muốn gì về văn
minh trên mạng trong năm tới?
Bước sang năm mới, mong muốn hàng
đầu của người dùng tại Việt Nam trong thập kỷ tới là:
- Được
trải nghiệm một không gian mạng an toàn (64%)
- Được tôn
trọng (62%)
- Được đối
xử lịch sự (35%)
- Hòa nhập
(26%)
- Hạnh
phúc hơn (21%).
Phạm
Hoài Nhân
Báo Đồng Nai - 01/03/2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét