Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Quá nhanh, quá nguy hiểm

Quá nhanh, quá nguy hiểm (Fast & Furious) là sê-ri phim hành động nổi tiếng của Hollywood, chủ yếu tập trung vào những màn phóng xe rợn người. Hiện nay ở Việt Nam cũng đang có hiện tượng “quá nhanh, quá nguy hiểm” nhưng không phải phóng xe mà là cách hành xử của các cư dân mạng, chủ yếu là trên Facebook.

Từ những chuyện đời thường

Cách đây không lâu, một người đã lén chụp được cảnh hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên đang ngủ trên máy bay trong một tư thế khá hớ hênh. Người này đã nhanh chóng đưa ảnh lên Facebook kèm theo những lời bình phẩm nặng nề.

Thật nhanh chóng, bức ảnh này đã được lan truyền rộng rãi cùng vô số lời bình của những người khác với đầy ác ý, ai cũng tỏ ra mình là người “chuẩn mực, đạo đức” và trách mắng cô hoa hậu không tiếc lời. Ghê gớm hơn nữa, một số báo mạng cũng đăng lại ảnh với nội dung bài viết thiếu cẩn trọng.

Xử phạt hành vi lừa đảo qua mạng

Trong tuần qua, có 2 sự kiện đáng chú ý về việc lừa đảo qua mạng bị xử lý: Thanh tra Bộ Thông tin & Truyền thông xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 công ty cung cấp dịch vụ tra cứu điểm thi và Tòa án Nhân dân TP Hà Nội xét xử vụ án “ông chú Viettel” lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng.

Xử phạt 2 công ty cung cấp dịch vụ tra cứu điểm thi trái phép

Như LĐĐN đã đưa tin, trước và ngay sau khi bộ GD&ĐT công bố kết quả điểm thi THPT, lợi dụng sự nôn nóng biết kết quả thi của thí sinh và phụ huynh, nhiều trang web mở ra quảng cáo dịch vụ tra cứu điểm thi THPT 2015 qua các đầu số tin nhắn. Các dịch vụ này thu từ 10.000 đến 15.000 đồng cho mỗi tin nhắn “giữ chỗ” sẽ thông báo điểm thi ngay khi có kết quả. Người sử dụng mong tin nên chấp nhận trả tiền trước  mà không có gì bảo đảm rằng sẽ có thông tin đúng và kịp thời.

Nhắn tin báo điểm thi của Cty GoldSoft. Ảnh: Cổng thông tin Bộ TT&TT

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Nghẽn mạng khi tra cứu điểm thi THPT 2015

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 kết hợp xét tuyển đại học kết thúc đã hơn 3 tuần. Ngày 22/7,  Bộ Giáo dục – Đào tạo đã cho công bố kết quả chính thức của kỳ thi. Thay vì việc công bố kết quả được từng địa phương, từng trường đại học thực hiện như những năm trước, lần này toàn bộ kết quả đều được thông báo từ một đầu mối là Bộ GD-ĐT. Từ đây, một số sự cố đã xảy ra gây bức xúc trong dư luận.

Trang web tra cứu điểm thi THPT của Bộ GD - ĐT

Smartphone mới: Honor 4C

Tối 23/4/2015, tại TP. HCM đã diễn ra lễ ra mắt smartphone mới: Honor 4C. Điều đáng chú ý là chiếc smartphone này mặc dù thuộc dòng phổ thông nhưng có cấu hình khá cao, giá chỉ chưa tới 3 triệu đồng!

Lễ ra mắt smartphone Honor 4C. Ảnh: Phạm Hồng Phước

Honor có vẻ như là thương hiệu smartphone mới xuất hiện ở Việt Nam, thế nhưng thật ra đây là một nhánh của thương hiệu smartphone Trung quốc nổi tiếng Huawei. Đáng chú ý là đối với mẫu smartphone Honor 4C thì trên thân máy không hề có logo của Huawei, có lẽ đây là một hướng đi chiến lược của hãng.

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

BKAV lại sắp tung ra sản phẩm “bom tấn”

Sự kiện tung ra smartphone Bphone được BKAV tuyên bố là “tốt nhất thế giới” đến nay vẫn chưa lắng dịu thì mới đây BKAV lại đưa ra một tuyên bố gây xôn xao dư luận: Ngay trong quý 3 này họ sẽ tung ra một sản phẩm “có khả năng thay thế Google”!

Trong thông cáo báo chí công bố nhân việc được vinh danh trong "Top 20 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam" do Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức. BKAV đã cho biết như trên.

Ông Nguyễn Tử Quảng, giám đốc BKAV, trong lễ ra mắt Bphone

Hacker sa lưới

Ngày 14-7-2015, Bộ Tư pháp Mỹ công bố hacker người Việt Ngô Minh Hiếu bị tòa án New Hampshire tuyên án 13 năm tù vì những cáo buộc tổ chức thâm nhập và buôn bán thông tin cá nhân. Gần như đồng thời, tại Việt Nam, công an TP Tam Kỳ (Quảng Nam) đã bắt giữ Trương Quý Pháp với những hành vi phạm tội tương tự.

Vụ án Ngô Minh Hiếu

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ vừa công bố, Ngô Minh Hiếu, 25 tuổi, đã thu 2 triệu USD sau khi ăn cắp các dữ liệu cá nhân và bán lại cho các nhóm tội phạm mạng khác.

Ngô Minh Hiếu. Ảnh: KrebsOnSecurity.com

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

Viber đóng cửa văn phòng tại Việt Nam

Khá bất ngờ, trong tuần qua Viber tuyên bố sẽ đóng cửa văn phòng đại diện tại Việt Nam. Cần nhắc rằng Viber là ứng dụng OTT (ứng dụng gọi điện/nhắn tin qua mạng Internet miễn phí) được sử dụng nhiều bậc nhất tại Việt Nam (chỉ sau Zalo).

Văn phòng đại diện Viber tại Việt Nam chính thức có mặt từ tháng 1/2014, tuy nhiên ứng dụng OTT Viber đã được người Việt sử dụng trước đó khá lâu, là một trong những ứng dụng OTT đầu tiên và được ưa chuộng nhất. Theo công bố của Viber, ứng dụng này hiện có 23 triệu người dùng, chiếm 60% thị phần tại Việt Nam. Công bố này có vẻ mâu thuẫn với dữ liệu được công bố bởi Zalo trước đó, là vào cuối năm 2014 Zalo có 20 triệu người dùng, chiếm thị phần áp đảo, tiếp theo ngay sau là Viber với 12 triệu người dùng. Bà Nguyễn Đặng Quỳnh Anh, Giám đốc Văn phòng đại diện Viber Việt Nam, giải thích: “Viber thống kê thành viên dựa trên các hoạt động thực của họ trong tháng, chứ không đơn thuần chỉ đếm số lượng người đăng ký tài khoản”. Dù thế nào, điều hiển nhiên là Viber chiếm thị phần rất lớn tại Việt Nam, vì thế việc Viber đóng cửa văn phòng đại diện tại Việt Nam chỉ sau hơn một năm rưỡi khai trương khiến dư luận phải băn khoăn.

Cách đây chưa lâu, Viber chính thức có mặt tại Việt Nam và có màn ra mắt khá hoành tráng