Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

Forbes công bố danh sách thương hiệu hàng đầu thế giới

Forbes vừa công bố Danh sách 100 thương hiệu có giá trị nhất thế giới. Đáng chú ý là trong danh sách này các thương hiệu về công nghệ và viễn thông chiếm đến 21/100. Top 10 có đến 6 thương hiệu về công nghệ/viễn thông, trong đó 4 vị trí đầu tiên đều là các công ty công nghệ. Apple chiếm vị trí đầu bảng với giá trị thương hiệu lên đến 170 tỷ USD.


Giá trị thương hiệu được hiểu là những giá trị đặc thù mà thương hiệu mang lại cho những đối tượng liên quan (bản thân doanh nghiệp, khách hàng, cổ đông, nhân viên…), nó gồm 5 thành tố chính là: sự nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận vượt trội, sự liên tưởng thương hiệu, sự trung thành thương hiệu, các yếu tố giá trị thương hiệu khác.

Nói đến giá trị thương hiệu người ta thường nghĩ đến bảng định giá thương hiệu của Interbrand, công ty tư vấn thương hiệu hàng đầu thế giới, tuy nhiên bảng định giá thương hiệu năm 2016 của Interbrand được ra đời cách đây nhiều tháng. Bên cạnh đó, bảng định giá thương hiệu của Forbes cũng là một cơ sở tham khảo có giá trị. Bảng định giá thương hiệu toàn cầu năm 2017 vừa được Forbes công bố cách đây vài ngày.

Người mua hàng online than phiền điều gì?

Thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đang phát triển mạnh nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những vấn đề lớn nhất là làm sao tạo được sự hài lòng cho khách hàng. Muốn giải quyết vấn đề này cần biết được người mua hàng online thường than phiền, e ngại về điều gì.

Mới đây, iPrice Group phối hợp cùng tổ chức Trusted Company tiến hành phân tích hơn 30.000 đánh giá của người tiêu dùng tại hơn 5.000 website TMĐT ở 7 thị trường Đông Nam Á và Hồng Kông để tìm hiểu xem họ đang phàn nàn như thế nào về mua hàng online. Bản phân tích này được tổng hợp thành các điểm chính như sau:

  1. Phàn nàn về hàng nhái, hàng kém chất lượng
Người Việt Nam và người Thái Lan phàn nàn về hàng nhái nhiều hơn các quốc gia khác trong khu vực. Người Việt phàn nàn nhiều hơn 15% so với người Thái, mặc dù Thái Lan bị Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) gồm 35 nước thành viên đánh giá là đứng thứ 4 thế giới về nạn hàng giả tràn lan.

Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2017

Uber hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên Việt Nam

Ngày 31-5-2017, trong cuộc gặp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại thủ đô Washington dành cho 10 doanh nghiệp Hoa Kỳ nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng tới Hoa Kỳ, Giám đốc Công nghệ của Uber Toàn cầu đã trao đổi với Thủ tướng Việt Nam và các quan chức tháp tùng Chương trình UberEXCHANGE. Đây là chương trình Cố vấn Khởi nghiệp do Uber phối hợp với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.

Uber Technologies là một công ty công nghệ tiên phong trong nền kinh tế chia sẻ và cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, khởi nghiệp từ Thung lũng Silicon (bang California, Mỹ) vào năm 2009. Thông qua ứng dụng Uber có thể kết nối nhanh chóng tài xế đối tác với người dùng đang tìm kiếm những chuyến đi với giá cả phải chăng chỉ trong vài phút. Uber hiện đang hoạt động tại hơn 450 thành phố ở 76 quốc gia. Tại Việt Nam, ứng dụng Uber chính thức ra mắt vào tháng 7-2014.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Giám đốc Công nghệ Uber toàn cầu Thuận Phạm (trái) trong cuộc gặp tại thủ đô Washington ngày 31-5-2017. Ảnh: Uber cung cấp.

10 năm Luật Công nghệ Thông tin

Ngày 2/6/2017, tại Hà Nội, Bộ Thông tin &Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức buổi Tọa đàm với các doanh nghiệp FDI về Luật Công nghệ Thông tin (CNTT) và định hướng phát triển trong thời gian tới. Đây là một trong những sự kiện do Bộ TT&TT tổ chức để lắng nghe ý kiến thẳng thắn, đa chiều về 10 năm thực hiện Luật CNTT.

Tọa đàm với các doanh nghiệp FDI về Luật CNTT

Quang cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Website Bộ TT&TT

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đã tới dự và phát biểu tại buổi Tọa đàm. Tham dự buổi Tọa đàm có đại diện các doanh nghiệp như Apple, Uber, Cisco, Microsoft, đại diện Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham), đại diện một số Sở TT&TT… và đại diện một số Cục, Vụ chức năng liên quan của Bộ TT&TT.

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp toàn cầu của Google

Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp toàn cầu mang tên Bệ phóng Tài năng của Google (Google Launchpad Accelerator) vừa công bố danh sách 33 ứng dụng được duyệt xét tham gia trong mùa thứ 4 của chương trình, trong đó có một ứng dụng Việt Nam: ứng dụng bác sĩ online eDoctor.

Ứng dụng eDoctor

Ứng dụng eDoctor

EDoctor là ứng dụng di động do một nhóm bạn trẻ yêu công nghệ tại Việt Nam nhằm giúp người dân kết nối với bác sĩ mọi lúc mọi nơi. Dưới đây là lời tâm sự và giới thiệu của các bạn trẻ ấy:

Hỗ trợ đào tạo kỹ năng kỹ thuật số cho nông dân

Ngày 25-5-2017, Google đã công bố hoạt động hỗ trợ Hội Nông dân Việt Nam nhằm tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng kỹ thuật số thiết yếu cho hơn 30.000 nông dân ở 9 tỉnh của Việt Nam trong vòng 3 năm sắp tới.

Google sẽ giúp Hội Nông dân Việt Nam đào tạo 40 tập huấn viên và 500 cán bộ hội – những người sẽ trực tiếp đào tạo cho 10.000 nông dân thông qua các buổi đào tạo ngoại tuyến. Hoạt động này đồng thời dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho thêm 20.000 nông dân thông qua các chương trình đào tạo trực tuyến.

Thông cáo báo chí của Google cho biết: Gần 50% lực lượng lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng mức đóng góp GDP của ngành nông nghiệp tương đối thấp, chỉ ở mức 20%. Canh tác nông nghiệp cũng đang bị đe dọa bởi những thách thức do đô thị hóa và biến đổi khí hậu gây ra. Google tin rằng công nghệ thông tin có thể giúp giải quyết một số thách thức lớn nhất và phức tạp nhất, bao gồm cải thiện hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Bắt cóc, tống tiền trên Internet

Không phải bắt cóc con người, mà là “bắt cóc” dữ liệu rồi buộc đơn vị quản lý dữ liệu đó phải trả tiền chuộc thì mới trả lại dữ liệu để hệ thống thông tin hoạt động bình thường. Đây chính là sự cố vừa xảy ra trên toàn thế giới trong tuần qua bởi một phần mềm độc hại, mang cái tên quá ấn tượng: WannaCry (Muốn Khóc)!


Ransomware và cách thức hoạt động

Lâu nay người sử dụng máy tính và smartphone đã rất mệt mỏi với virus máy tính xâm nhập thiết bị của mình, phá hỏng chương trình và dữ liệu. Rồi lại xuất hiện phần mềm gián điệp lén xâm nhập thiết bị để đánh cắp dữ liệu gửi cho bọn tội phạm. Nay lại thêm một dạng tin tặc mới: phần mềm tống tiền (ransomware).