Ngày 2/6/2017, tại Hà Nội, Bộ Thông tin &Truyền thông (TT&TT)
đã tổ chức buổi Tọa đàm với các doanh nghiệp FDI về Luật Công nghệ Thông tin
(CNTT) và định hướng phát triển trong thời gian tới. Đây là một trong những sự
kiện do Bộ TT&TT tổ chức để lắng nghe ý kiến thẳng thắn, đa chiều về 10 năm
thực hiện Luật CNTT.
Tọa đàm với các doanh
nghiệp FDI về Luật CNTT
Quang cảnh buổi tọa
đàm. Ảnh: Website Bộ TT&TT
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đã tới dự và phát
biểu tại buổi Tọa đàm. Tham dự buổi Tọa đàm có đại diện các doanh nghiệp như
Apple, Uber, Cisco, Microsoft, đại diện Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam
(Amcham), đại diện một số Sở TT&TT… và đại diện một số Cục, Vụ chức năng
liên quan của Bộ TT&TT.
Phát biểu tại buổi Tọa đàm, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng
nhận định:
CNTT hiện không chỉ là ngành kinh tế mũi nhọn mà còn là hạ
tầng cho các ngành kinh tế khác phát triển. Ngành công nghiệp CNTT trong hơn 10
năm qua đạt mức tăng trưởng bình quân 20%/năm. Năm 2016, tổng giá trị xuất khẩu
sản phẩm phần cứng, điện tử đạt gần 58 tỷ USD, nằm trong tốp 10 mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam.
Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI với các
lợi thế là dân số trẻ, gần 60% dân số đang ở độ tuổi lao động (17-60 tuổi), nguồn
lao động dồi dào, chi phí cho lao động ở Việt Nam cũng tương đối thấp, vị trí
địa lý thuận lợi và nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và
năng động.
Việt Nam cũng đang dần hình thành môi trường đầu tư thông
thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI với
các chính sách ưu đãi đầu tư, nhập khẩu linh kiện, ưu đãi thuế... Đến nay, lĩnh
vực công nghiệp điện tử Việt Nam đã thu hút hơn 15 tỷ USD vốn FDI với các tên
tuổi lớn như Samsung, Foxconn, LG, Panasonic, Intel, Electronics, Nokia…
Sau hơn 10 năm triển khai thi hành Luật CNTT, tình hình quốc
tế cũng như sự phát triển của Việt Nam và bản thân ngành CNTT đã có nhiều thay
đổi. Tại Việt Nam, năng lực quản lý, nhu cầu ứng dụng, phát triển CNTT và trình
độ dân trí đã được nâng cao. Trên thế giới, các xu hướng phát triển công nghệ
mới có nhiều đột phá và sáng tạo như IoT, SMAC, AI, Robotic… sẽ là nền tảng để
cả thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong bối cảnh như
trên, việc rà soát, hoàn thiện các chính sách, pháp luật về CNTT để phù hợp với
xu thế phát triển và thực tế trở nên cấp bách. Chính vì vậy, Chính phủ đã yêu
cầu Bộ TT&TT chủ trì, xây dựng Đề án sửa đổi, bổ sung Luật CNTT, đồng thời
cũng đề ra nhiệm vụ “Rà soát, hoàn thiện các chính sách thu hút có chọn lọc đầu
tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) về CNTT, ưu tiên thu hút đầu tư vào ngành
công nghiệp phần mềm, sản xuất nội dung số, công nghiệp bán dẫn, sản xuất vi
mạch điện tử, kiểm tra, kiểm thử sản phẩm vi mạch điện tử; gia tăng tỷ lệ nội
địa hóa cho ngành công nghiệp phần cứng - điện tử”.
Tại buổi Tọa đàm, ông Ben Brooks, phụ trách chính sách công
và các thị trường mới nổi của Uber châu Á Thái Bình Dương nhận định, cách mạng
công nghiệp lần thứ 4 mang tính toàn cầu, do đó các quy định pháp luật của các
quốc gia phải mang tính đón nhận, thúc đẩy. Vai trò của cơ quan quản lý nhà
nước là thiết lập nền tảng pháp lý, xây dựng các tiêu chuẩn buộc các nhà cung
cấp dịch vụ phải tuân thủ.
Ông Troy Taylor, đại diện Amcham khuyến nghị, Luật CNTT cần
phải có đủ độ linh hoạt vì CNTT là một lĩnh vực có sự phát triển như vũ bão.
Các quy định của luật cần mang tính trung lập về công nghệ, không nên đưa ra
quy định quá đặc thù cho một công nghệ nào đó và cần tạo điều kiện cho doanh
nghiệp độc lập đưa ra những mô hình kinh doanh của mình trong bối cảnh các công
nghệ mới đang phát triển nhanh như IoT, big data….
Thông điệp của Bộ
TT&TT
Sự kiện nêu trên là một trong những hoạt động của Bộ
TT&TT nhằm đáp ứng thông điệp của Bộ từ tháng 3-2017 về việc lắng nghe ý
kiến thẳng thắn, đa chiều về 10 năm thực hiện Luật CNTT.
Theo Vụ CNTT thuộc BộTT&TT, Luật CNTT là văn bản pháp
luật cao nhất trong lĩnh vực CNTT được thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực
từ ngày 01/01/2007 điều chỉnh một cách toàn diện hoạt động CNTT cũng như quyền
và nghĩa vụ của các bên liên quan. Trong 10 năm triển khai Luật CNTT và các
chính sách của Đảng và Nhà nước, lĩnh vực CNTT đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng.
Hiện nay, thế giới đã bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ
XXI với những thay đổi cơ bản về khoa học, công nghệ, mức độ cạnh tranh trên
trường quốc tế. Tại Việt Nam, năng lực quản lý, nhu cầu ứng dụng và phát triển
CNTT và trình độ dân trí cũng đã được nâng cao. Bên cạnh đó, bản thân ngành CNTT
cũng đang có những xu hướng phát triển mới, với sự hội tụ giữa các ngành điện
tử, viễn thông và CNTT, sự chuyển dịch từ mua bán sản phẩm sang cung cấp dịch
vụ CNTT, sự bùng nổ của các xu hướng công nghệ mới … Đặc biệt là xu thế Cách
mạng công nghiệp 4.0, với vai trò quan trọng là thành tựu của lĩnh vực CNTT.
Vì vậy, tại Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính
phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày
01/7/2014 của Bộ Chính trị, Chính phủ đã yêu cầu Bộ TT&TT chủ trì, xây dựng
Đề án sửa đổi, bổ sung Luật CNTT. Trên cơ sở đó, từ giữa năm 2016, Bộ TT&TT
đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức triển khai tổng kết 10 năm thi
hành Luật CNTT; đồng thời có văn bản đề nghị các bộ, ngành và địa phương tổ
chức tổng kết, đánh giá 10 năm thi hành Luật CNTT, gửi báo cáo về Bộ TT&TT.
Đại diện Vụ Công nghệ thông tin đã phát ra thông điệp của Bộ:
“Để hoàn thiện báo cáo gửi Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ
và các cơ quan liên quan, Bộ TT&TT mong muốn tiếp tục được lắng nghe một
cách thẳng thắn, đa chiều của cộng đồng, các doanh nghiệp, các chuyên gia, giới
truyền thông tham vấn và cho ý kiến về kết quả 10 năm thi hành Luật CNTT như
đánh giá về công tác triển khai thi hành Luật CNTT thời gian qua. Những kết quả
đạt được sau 10 năm triển khai Luật CNTT theo các lĩnh vực CNTT như: ứng dụng,
công nghiệp, nhân lực, hạ tầng,… Bên cạnh đó là các tồn tại, bất cập và nguyên
nhân chính; đánh giá, góp ý về các bất cập, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
thời gian qua về cách thức xây dựng chính sách; về công tác tổ chức quản lý
hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT; về nguồn lực,… cũng như cụ thể theo các
lĩnh vực của CNTT như; ứng dụng, công nghiệp, nhân lực, hạ tầng…”
Thái Thư
LĐĐN - 04/06/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét