Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

Xem lễ hội âm nhạc trực tuyến “ONE LOVE ASIA” trên YouTube ngày 27-5


WebTVAsia và YouTube công bố tổ chức “ONE LOVE ASIA” - lễ hội âm nhạc trực tuyến “ngàn sao hội tụ” nhằm ủng hộ tổ chức UNICEF, với sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng và nhà sáng tạo YouTube khắp Châu Á, được phát sóng trực tiếp độc quyền trên kênh YouTube chính thức của One Love Asia vào lúc 19:00 ngày 27-5-2020.

Lễ hội âm nhạc ONE LOVE ASIA kéo dài 4 giờ đồng hồ với sự tham gia của những tên tuổi hàng đầu Việt Nam và các nước trong khu vực. Lễ hội âm nhạc ONE LOVE ASIA là một phần của chiến dịch toàn cầu của UNICEF – #Reimagine nhằm mục đích nâng cao ý thức cộng đồng, góp phần xây dựng một môi trường phát triển tốt đẹp hơn cho trẻ em sau sự tàn phá của đại dịch COVID - 19.

Livestream sẽ được phát sóng chính thức trên www.youtube.com/c/oneloveasia.

Để biết thêm thông tin về Lễ hội âm nhạc ONE LOVE ASIA, truy cập tại: www.onelove.asia

PV
Báo Đồng Nai - 25/05/2020

Báo cáo của Facebook về tình hình doanh nghiệp nhỏ


Trong khi Google dựa theo các tìm kiếm để nêu ra xu hướng của khách hàng thì Facebook đi theo hướng khác. Họ liên kết với World Bank và Tổ chức Hợp tác & Phát triển Kinh tế (OECD) để tiến hành khảo sát và cho ra một Báo cáo về tình hình của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đại dịch COVID-19.

Doanh nghiệp nhỏ trong khảo sát này có thể chỉ là một quầy bánh như trong ảnh. Ảnh: Facebook

Đối tượng khảo sát gồm khoảng 86.000 người, là chủ sở hữu, người quản lý hoặc làm việc trong doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB: Small and Medium-sized Business), trong đó bao gồm khoảng 9.000 người đang điều hành “doanh nghiệp cá nhân”, tức là những người tự tổ chức cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cho người khác và hưởng lợi nhuận với tư cách cá nhân. Khảo sát diễn ra tại Mỹ, cung cấp cho ta cái nhìn tổng quát về các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tình hình đại dịch COVID-19. Dưới đây là tóm lược những nét chính của báo cáo:

Báo cáo của Google về sự thay đổi xu hướng của người tiêu dùng


COVID-19 đã làm thay đổi cơ bản lối sống của chúng ta và cách chúng ta kết nối với mọi người. Nó cũng làm thay đổi sự quan tâm, sự kỳ vọng và hành vi mua sắm của khách hàng. Google đúc kết ra 5 xu hướng mới sau đây để các doanh nghiệp tham khảo và chọn hướng kinh doanh thích hợp cho mình.

COVID-19 khiến mọi người thay đổi lối sống và hành vi tiêu dùng. Ảnh: Google

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020

Từ GIF đến GIPHY


Ai trong chúng ta cũng đã từng xem qua ảnh GIF, hoặc hơn thế nữa, tạo ra ảnh GIF, bởi vì GIF là một định dạng ảnh rất thông dụng trên web. Trên Facebook Messenger, ngoài việc nhập tin nhắn bằng văn bản bình thường, đính kèm ảnh… còn có một nút GIF để bạn nhập tin nhắn bằng ảnh GIF động – tức là ảnh GIF dạng hoạt hình.

Ảnh GIF là gì?

Các file hình ảnh dùng trên máy tính thuở ban đầu được ghi theo dạng từng điểm ảnh, gọi là bitmap, và gọi tắt là định dạng BMP. Kích thước các file BMP rất lớn. Năm 1987, công ty CompuServe cho ra đời một định dạng mới đặt tên là GIF – viết tắt từ Graphic Interchange Format (Định dạng trao đổi đồ họa). Định dạng này vẫn ghi từng điểm ảnh, nhưng sử dụng giải thuật nén LZW, nhờ đó kích thước file ảnh giảm đi rất nhiều. Ở thời điểm GIF ra đời, ảnh kỹ thuật số chỉ đạt tối đa là 256 màu, do vậy định dạng GIF được tạo theo bảng màu này.

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

“Nhà” mới của Facebook


Ngày 8-3, Facebook đã thông báo kể từ ngày này giao diện của ứng dụng trên máy tính sẽ thay đổi theo chiều hướng thuận tiện và tốt đẹp hơn. Thế nhưng với nhiều người, cho đến giờ này vẫn chưa hề thấy Facebook trên máy tính của mình có gì thay đổi cả. Tại sao vậy?

Thực ra Facebook trên máy tính của mọi người trên thế giới đều đã được thay đổi kể từ ngày 8-5-2020. Chỉ có điều là sự thay đổi ấy không diễn ra tự động mà chỉ diễn ra khi có sự tác động của người dùng. Muốn làm quen với giao diện mới, người dùng phải nhấp vào nút Thiết lập trên Menu và chọn mục Chuyển sang phiên bản Facebook mới.

Giao diện phiên bản Facebook mới

Facebook chiến đấu với những nội dung thù hằn trên nền tảng của mình


Những năm qua, mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng bị lên án là nơi dung dưỡng và phát tán những nội dung bạo lực và thù hằn, đặc biệt là sau vụ xả súng tại nhà thờ Hồi giáo ở New Zealand hồi tháng 3 năm ngoái. Facebook đã phải nỗ lực rất nhiều để xóa bỏ những nội dung ấy trên nền tảng của mình.

Có một thực tế đáng buồn là trong những năm qua mạng xã hội là mảnh đất lý tưởng cho việc nuôi dưỡng và phát triển những ý tưởng và hành vi khủng bố, kích động thù hằn và bạo lực. Từ việc khơi gợi ý tưởng khủng bố đến tổ chức hiệu triệu những người tham gia sang đến việc tuyên truyền những “thành quả” đạt được do khủng bố, tất cả đều được thực hiện dễ dàng trên mạng xã hội và nhờ đặc điểm phổ biến rộng, nhanh của nó, những nội dung xấu này lan truyền nhanh chưa từng thấy. Đỉnh điểm của sự việc là vào tháng 3-2019, khi kẻ thủ ác xả súng tại nhà thờ Hồi giáo ở New Zealand.

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2020

Plandemic - Tin giả về virus gây tác hại như virus


Trong những ngày đầu tháng 5, trên mạng lan truyền một đoạn video dài 26 phút mang tên Plandemic – một cái tên chơi chữ, ghép giữa plan (kế hoạch) và pandemic (đại dịch) – có nội dung nói về thuyết âm mưu và đại dịch COVID-19. Chỉ trong vài ngày, đoạn video này đã lan truyền… như virus. Riêng trên Facebook, đã có tới 1,8 triệu lượt xem và 150.000 lượt chia sẻ.

Bộ phim Plandemic