Trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang được sử dụng trong chẩn đoán bệnh. Nó có thể thay thế người bác sĩ để trả lời các câu hỏi của bệnh nhân về triệu chứng và đề xuất các biện pháp chữa trị. Tuy nhiên, với các bệnh ngoài da – gọi chung là da liễu, dermatology - vấn đề trở nên phức tạp hơn vì các triệu chứng bệnh này cần được quan sát bằng hình ảnh trực tiếp thay vì chỉ mô tả bằng từ ngữ. Tại Hội nghị I/O 2021 Google vừa giới thiệu một công cụ khám bệnh ngoài da do AI hỗ trợ giúp giải quyết vấn đề này.
Lưu trữ các bài viết về công nghệ đăng trên báo Đồng Nai, Đồng Nai Cuối tuần, Lao động Đồng Nai
Thứ Hai, 7 tháng 6, 2021
Trí tuệ nhân tạo giúp Google trả lời các câu hỏi về... bệnh ngoài da
Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021
Tự động tạo phụ đề tiếng Anh trong trình duyệt Chrome
Nếu bạn là một trong 466 triệu người khiếm thính trên trái đất này thì khi bạn xem video hay xem các chương trình tin tức trên Internet bạn sẽ rất cần có phụ đề để đọc. Một số chương trình video có phụ đề như thế thật, nhưng số không có ắt là nhiều hơn. Đặc biệt là các chương trình truyền hình trực tiếp, không thể có sẵn phụ đề được. Như vậy chẳng lẽ người khiếm thính không thể thưởng thức trọn vẹn những chương trình ấy hay sao?
Ứng dụng Live Transcribe
Từ năm 2019 Google đã có ứng dụng Live Transcribe -
tên app bằng tiếng Việt là Tạo phụ đề trực tiếp và Thông báo có âm thanh.
Ứng dụng này ghi nhận mọi lời nói và âm thanh phát ra và hiển thị bằng chữ trên
màn hình smartphone nhằm hỗ trợ người khiếm thính có thể đọc được. Ứng dụng này
rất hay và miễn phí, bạn có thể tải về trên Android hoặc iOS. Thế nhưng Live
Transcribe là một ứng dụng độc lập chạy trên smartphone và giả sử bạn đang xem
video trên laptop thì phải liên tục nhìn lên laptop để xem video và nhìn xuống
smartphone để đọc chữ. Điều này khá bất tiện.
Cái mà bạn cần là một thứ giống như phụ đề khi xem phim, và phụ đề đó phải được tạo ra tức thì khi phim đang diễn ra. Rất may, từ tháng 3-2021 Google đã thực hiện điều này, và càng tiện lợi hơn nữa khi bạn không cần tải về ứng dụng riêng biệt nào cả. Tính năng này được đưa luôn vào trình duyệt Chrome, nghĩa là nếu bạn đang dùng trình duyệt Chrome thì nó có sẵn rồi!
Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021
Mùa dịch, số nạn nhân bị tống tiền qua mạng tăng cao
Đại dịch COVID-19 không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc các vụ tống tiền qua mạng tăng vọt, nhưng dịch bệnh khiến các hình thức làm việc, học tập trực tuyến trở nên phổ biến và cần thiết. Giải pháp này là hợp lý và hiệu quả nhưng đồng thời cũng tạo thêm điều kiện cho kẻ gian xâm nhập mạng để cài đặt phần mềm tống tiền (ransomware).
Ransomware là gì?
Giống như bọn bắt cóc con tin để đòi tiền chuộc, ransomware là phần mềm lén lút xâm nhập thiết bị của bạn (máy tính, máy bảng, điện thoại), mã hóa tất cả các dữ liệu quan trọng trên thiết bị (hình ảnh, tư liệu, bảng tính…) hoặc thậm chí toàn bộ hệ thống khiến cho bạn không thể truy cập được, rồi yêu cầu khổ chủ phải nộp một số tiền cho bọn tội phạm trong thời hạn nhất định nào đó để chúng trả lại dữ liệu, nếu không toàn bộ dữ liệu đó sẽ bị phá hủy!
Thứ Hai, 19 tháng 4, 2021
Sau Ngày nói dối là Ngày Quốc tế Xác minh Dữ kiện
Hầu như ai cũng biết ngày 1 tháng Tư là ngày nói dối, thế nhưng một ngày sau đó, ngày 2 tháng Tư là một ngày có ý nghĩa đối nghịch thì ít người biết. Ngày 2 tháng Tư hàng năm được chọn là Ngày Quốc tế Xác minh Dữ kiện (International Fact-Checking Day).
Ý nghĩa của Ngày Quốc tế Xác minh Dữ kiện
Thứ Hai, 5 tháng 4, 2021
Những công nghệ mới trên Google Maps
Ra đời cách nay 16 năm, đến
nay Google Maps (Bản đồ Google) đã vượt xa khái niệm về một chiếc bản đồ thông
thường, và với việc ứng dụng ngày càng nhiều những công nghệ mới nhất như trí
tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), dữ liệu lớn (Big Data)…, Google Maps đã có
những tính năng hữu ích và tiện lợi hơn hẳn so với chính nó cách đây vài năm.
Hướng dẫn đường đi theo thời gian thực (real time)
Người xưa có câu “Đường đi ở trong miệng”, ý nói muốn biết điểm đến ở đâu, đi hướng nào thì cứ… hỏi người xung quanh. Lời dạy không sai, nhưng độ tin cậy của lời nói quả là khá thấp, chưa kể là không tìm ra người để hỏi, hay người được hỏi cũng… không biết đường. Chuẩn mực hơn, người ta dùng bản đồ, và tốt nhất là bản đồ số được cập nhật thường xuyên để tiện dụng khi đi trên đường, sử dụng trên thiết bị di động.
Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021
Chromebook lên 10
Nếu bạn là người quan tâm đến thiết bị xách tay, như máy tính bảng hay laptop (hay còn gọi là notebook), bạn có thể thấy giữa rất nhiều loại thiết bị xách tay trên thị trường có những thiết bị gọi là Chromebook. Chromebook ra đời năm 2011, đến nay vừa tròn 10 năm. Chromebook trông giống như laptop hoặc máy tính bảng, nhưng… không phải laptop. Vậy nó là gì?
Vì sao Chromebook ra đời?
John Maletis, Trưởng bộ phận Sản phẩm và Người dùng của
Chrome OS, giải thích lý do ra đời của Chromebook như sau:
10 năm trước, máy tính rất phức tạp. Khởi động chậm, phần
cứng cồng kềnh và việc phải chủ động can thiệp để cập nhật phần mềm trên máy là
chuyện thường tình. Vấn đề là máy tính được phát minh trước khi có Internet, vì
vậy chúng chưa hoàn toàn bắt kịp cách mọi người sử dụng web. Do đó, Google bắt
đầu thiết kế một cái gì đó mới. Ý tưởng là tạo ra máy tính với nền tảng đám mây
là trải nghiệm trước tiên, nhanh chóng, an toàn và dễ sử dụng - với phần mềm
luôn tự động cập nhật. Máy tính khởi động trong vài giây và luôn hoạt động nhanh.
Vào năm 2011, Google đã ra mắt Chromebook đầu tiên với sự
hợp tác của Acer và Samsung. Ngày nay, Chromebook giúp hàng triệu người luôn
kết nối qua Internet trong khi họ làm việc, học tập và giải trí; trong năm qua điều
này lại càng đúng hơn nữa.
Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021
Lựa chọn mới trên YouTube dành cho tuổi thiếu niên
Ngay từ khi ra mắt, YouTube là một nền tảng dành cho người dùng trên 15 tuổi và họ luôn khuyến khích cha mẹ xem video cùng con mình nếu trẻ chọn xem trên YouTube. Năm 2015, YouTube Kids ra đời. Đó là một không gian an toàn hơn để trẻ em (dưới 9 tuổi) khám phá các mối quan tâm của mình dưới quyền kiểm soát của cha mẹ. Thế nhưng với trẻ ở độ tuổi tiền thiếu niên (9-15 tuổi) thì sao?
Trải nghiệm được giám sát trên YouTube
YouTube cho biết từ khi YouTube Kids ra đời, nhiều cha mẹ và trẻ ở độ tuổi tiền thiếu niên (9-15 tuổi) đã chia sẻ rằng trẻ ở độ tuổi này có những nhu cầu khác và YouTube chưa hoàn toàn đáp ứng được những nhu cầu đó. Khi trưởng thành, trẻ có tính tò mò vô hạn và cần rèn luyện tính độc lập cũng như tìm ra những cách mới mẻ để học tập, sáng tạo và hình thành cảm giác gắn bó. Chính vì vậy, trong năm qua, YouTube đã phối hợp với cha mẹ và các chuyên gia trên toàn cầu trong các lĩnh vực liên quan đến sự an toàn của trẻ em, phát triển trẻ em và kiến thức kỹ thuật số để xây dựng một giải pháp dành cho cha mẹ của trẻ ở độ tuổi tiền thiếu niên. Trong những tháng tới, YouTube sẽ ra mắt một trải nghiệm mới ở phiên bản thử nghiệm để cha mẹ cho phép trẻ sử dụng YouTube thông qua một tài khoản Google được giám sát. Trải nghiệm này có các chế độ cài đặt nội dung và các tính năng có giới hạn cho trẻ ở độ tuổi tiền thiếu niên. Bản thử nghiệm để các gia đình dùng thử và chia sẻ ý kiến phản hồi trong khi YouTube tiếp tục xây dựng và cải thiện trải nghiệm này.