Thứ Hai, 6 tháng 12, 2021

YouTube kiểm soát nội dung sai lệch về vaccine

Cùng với những thông tin không đúng về dịch bệnh Covid-19, thông tin sai lệch về vaccine lan truyền trên mạng gây hoang mang rất nhiều cho người đọc. Nguy hại hơn nữa, những thông tin này khiến nhiều người tẩy chay hoặc không dám tiêm chủng vaccine, gây ảnh hưởng lớn đến công cuộc chống dịch. YouTube đã vào cuộc, đẩy mạnh việc kiểm soát nội dung sai lệch về vaccine trên nền tảng của mình.

Thách thức và sự đánh đổi

Đối với YouTube, việc soạn thảo chính sách xoay quanh nội dung sai lệch về y tế nói chung và vaccine Covid-19 nói riêng đi kèm với những thách thức và những sự đánh đổi.

Thách thức, vì khi có những nghiên cứu mới xuất hiện – mà đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh này, những kết quả nghiên cứu về y tế thường được nôn nóng đưa ra sớm - thì kinh nghiệm cá nhân thường đóng một vai trò lớn trong quá trình chia sẻ trực tuyến. Việc phán đoán thông tin được chia sẻ ấy đúng hay sai để kiểm soát sự chia sẻ không hề là chuyện đơn giản. Vaccine nói riêng cũng là nguồn gây tranh cãi trong nhiều năm qua, mặc cho sự giải trình nhất quán của các cơ quan y tế về độ hiệu quả của chúng.

Đánh đổi, vì nếu kiểm soát chặt việc đưa thông tin lên YouTube giúp hạn chế được những bất lợi mà tin giả, tin xấu gây ra cho xã hội thì nó cũng khiến cho người dùng YouTube cảm thấy không hài lòng vì bị khống chế quá đáng.

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

Một thập kỷ kỹ thuật số cho Đông Nam Á

Thập kỷ kỹ thuật số của Đông Nam Á đã đến. Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người dân Đông Nam Á vượt qua đại dịch COVID-19. Hiện tại, như báo cáo mới nhất của e-Conomy Đông Nam Á cho thấy, nền kinh tế kỹ thuật số đang sẵn sàng đóng một vai trò lớn hơn trong tương lai của khu vực so với những gì chúng ta tưởng tượng.

Những năm 20 bùng nổ - Thập kỷ Số cho Đông Nam Á

Báo cáo e-Conomy là báo cáo hàng năm do Google, Temasek và Bain & Company thực hiện, khảo sát về tình hình phát triển nền kinh tế số ở Đông Nam Á (SEA, South East Asia). Báo cáo năm nay vừa được công bố vào giữa tháng 11, với tiêu đề: Những năm 20 bùng nổ - Thập kỷ số cho Đông Nam Á.

Sau khi chứng tỏ khả năng phục hồi vào năm 2020, nền kinh tế kỹ thuật số của SEA đã chứng kiến sự hồi sinh vào năm 2021. Theo báo cáo, thập kỷ kỹ thuật số của SEA đã đến. Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người dân SEA vượt qua đại dịch COVID-19. Năm ngoái, người ta đã chứng kiến khả năng phục hồi của SEA khi đối mặt với đại dịch , khi mọi người chuyển sang sử dụng Internet để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của họ theo những cách mới. Năm nay cho thấy sự hồi sinh và hướng tới “những năm 20 bùng nổ”, nơi công nghệ sẽ mở ra những khả năng mới thú vị cho hàng trăm triệu người trong khu vực.

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

Cảnh giác cao trong mùa mua sắm online cuối năm

Vào thời điểm cuối năm, các sàn giao dịch thương mại điện tử thi nhau mở ra những đợt khuyến mãi rầm rộ để thu hút khách hàng. Ngoài những đợt khuyến mãi truyền thống như 11-11 (đã qua), 12-12, Black Friday (quốc tế), Online Friday (Việt Nam), các sàn giao dịch, các công ty còn mở ra vô số đợt khuyến mãi khác. Nương theo đó, hàng loạt hoạt động lừa đảo qua mạng cũng sẽ xuất hiện.

Tội phạm mạng tăng vọt kể từ khi bắt đầu đại dịch

Vào cuối tháng 5 năm 2000, tức chỉ nửa năm sau khi đại dịch bùng phát, trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, đại diện Hội đồng Bảo an là bà Izumi Nakamitsu cho biết: “Tội phạm mạng đang gia tăng, với mức tăng 600% các email độc hại trong cuộc khủng hoảng hiện nay”. Bà cũng cho biết sự phụ thuộc vào kỹ thuật số ngày càng tăng đã làm tăng nguy cơ bị tấn công mạng và “ước tính cứ 39 giây lại có một cuộc tấn công như vậy”.

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2021

“Xóa mù truyền thông”, câu chuyện còn dài

Tuần lễ cuối tháng 10 vừa qua diễn ra sự kiện “Global Media and Information Literacy Week” (tạm dịch Tuần lễ Thông hiểu về Phương tiện Truyền thông và Thông tin toàn cầu) do UNESCO tổ chức. Đây là sự kiện hàng năm, được bắt đầu từ năm 2012. Vào dịp này, UNESCO phối hợp cùng các tổ chức quốc tế tạo nên các hoạt động “xóa mù truyền thông” trên toàn thế giới.

Tuần lễ Thông hiểu về Phương tiện Truyền thông và Thông tin toàn cầu do UNESCO chủ trì

Thứ Hai, 8 tháng 11, 2021

Năm 2021, email tròn 50 tuổi

Ngày nay, email là thứ quá quen thuộc với chúng ta. Hầu như ai cũng có một địa chỉ mail để liên lạc với dạng thức abc@xyz. Cái “ký hiệu thần thánh” @ trong địa chỉ email để phân chia giữa phần định danh người nhận và định danh máy chủ (hosting) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1971. Năm đó được xem là năm khai sinh ra email, đến nay vừa tròn nửa thế kỷ.

1971: năm khai sinh ra @ và email

Tin nhắn đầu tiên được gởi qua mạng Internet vào năm 1969. Ở thời điểm ấy, ta có mạng ARPANET, chính là tiền thân của World Wide Web (mạng Internet) ngày nay. Người ta thấy một tin nhắn (message) được gửi qua ARPANET giữa hai IMP (Interface Message Processors, tạm dịch Bộ xử lý tin nhắn giao diện) vào ngày 29-10-1969. IMP là tiền thân của bộ định tuyến mạng (router) ngày nay. Một thiết bị được thiết lập trong khuôn viên UCLA, trong khi thiết bị còn lại đặt tại Viện Nghiên cứu Stanford. Tuy nhiên đây chưa được xem là email vì đây chỉ là tin nhắn được gửi đi giữa 2 thiết bị, chứ không phải là 2 hộp thư. Thời điểm ấy chưa có khái niệm địa chỉ email. Hiểu nôm na là chỉ mới có thông báo gửi đến nhà chứ chưa có thư gửi đến thành viên trong nhà.

Thứ Hai, 1 tháng 11, 2021

Facebook đổi tên và đổi cả chức năng

Giữa lúc đang phải đối mặt với những cáo buộc nặng nề về việc kiểm soát nội dung đăng trên Facebook, sự kiện thường niên Facebook Connect 2021 vẫn diễn ra với những thông tin cực kỳ quan trọng, trong đó gây chú ý lớn nhất là Facebook sẽ đổi tên thành Meta, đồng thời chức năng chính của công ty cũng chuyển từ công ty truyền thông xã hội sang công ty công nghệ xã hội.

Logo mới Meta

Hội nghị Connect hàng năm của Facebook quy tụ các nhà phát triển thực tế ảo và tăng cường, người sáng tạo nội dung, nhà tiếp thị và những người khác để kỷ niệm động lực và sự phát triển của ngành. Sự kiện năm nay khám phá những trải nghiệm trong metaverse có thể cảm thấy như thế nào trong thập kỷ tới - từ kết nối xã hội đến giải trí, chơi game, thể dục, công việc, giáo dục và thương mại. Trong lá thư gửi đến người dùng Internet trên toàn thế giới, công bố trong hội nghị ngày 28-10, Mark Zuckerberg chia sẻ những điều mới mẻ mà Meta sẽ đem tới. Tóm lược nội dung như sau:

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2021

Mã độc tống tiền tăng vọt trong mùa dịch

Trong khuôn khổ chương trình “An toàn hơn cùng Google” nhân tháng 10 – tháng An toàn Mạng trên thế giới, Google công bố báo cáo được thực hiện cùng VirusTotal về các cuộc tấn công mã độc tống tiền vào các tổ chức và doanh nghiệp trên toàn cầu. Đáng chú ý là theo báo cáo này Việt Nam đứng hàng thứ ba trên thế giới về số cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền, tăng gần 200% so với mức cơ bản.

VirusTotal phân tích và tổng hợp thông tin về virus trên thế giới

VirusTotal là một trang web do công ty bảo mật Tây Ban Nha Hispasec Sistemas tạo ra vào tháng 6-2004 và được Google mua lại vào tháng 9-2012. VirusTotal kết hợp nhiều phần mềm diệt virus và là công cụ kiểm tra virus trực tuyến. Khi người dùng nhận được đường link hay file qua mail, tin nhắn hay bất kỳ phương tiện nào mà cảm thấy nghi ngờ không dám mở ra thì sẽ mở website VirusTotal (http://virustotal.com) và yêu cầu VirusTotal kiểm tra đường link hay file đó. VirusTotal sẽ phân tích xem file/đường link đó có chứa mã độc hại hay không và báo cáo cho người dùng, đồng thời nếu phát hiện mã độc thì sẽ chia sẻ thông tin cho cộng đồng bảo mật toàn cầu.