Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Hoài Nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Hoài Nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2022

Hybrid work – Mô hình làm việc thời công nghệ 4.0

Nhờ sự phát triển của Internet, mô hình làm việc từ xa đã xuất hiện cách nay khá lâu, cùng với đó là mô hình lai (hybrid), kết hợp giữa làm việc ở văn phòng và làm việc tại nhà, tuy nhiên mô hình này chỉ mới ứng dụng cho số ít công ty công nghệ. Từ khi dịch bệnh bùng phát, rất nhiều công ty phải áp dụng mô hình làm việc online và rồi nhận thức sự hữu hiệu của mô hình làm việc kết hợp online và offline, tức hybrid work. Hybrid work đang trở thành xu thế toàn cầu.

Văn phòng làm việc mới của Microsoft Việt Nam tại Hà Nội, thiết kế theo mô hình hybrid work. Nguồn: Microsoft Việt Nam.

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2022

Cuộc sống số trở thành dòng chảy chủ đạo

Ngày 17-2-2022, Google vừa công bố báo cáo “Tìm kiếm cho Ngày mai – Search for Tomorrow” phân tích các xu hướng tìm kiếm nổi bật của người Việt trong năm 2021. Trong 5 xu hướng mới của người tiêu dùng kỹ thuật số tại Việt Nam trong năm qua được báo cáo nêu lên thì “Cuộc sống số trở thành dòng chảy chủ đạo” là xu hướng chính và quan trọng nhất.

Tổng quan về báo cáo “Tìm kiếm cho Ngày mai – Việt Nam 2021”

Báo cáo “Tìm kiếm cho Ngày mai – Việt Nam 2021”. Nguồn: Google

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2022

An toàn hơn trên mạng Internet

Ngày An toàn Internet (Safer Internet Day) hàng năm được chọn là một ngày đầu tháng Hai. Năm nay, đó là ngày 8 tháng Hai. Vào ngày này và liên tiếp các ngày sau đó, các hoạt động hướng tới việc nâng cao nhận thức về các vấn đề an toàn trực tuyến được đẩy mạnh trên toàn thế giới.

Poster cho Ngày An toàn Internet 2022

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2022

Ứng dụng công nghệ để tìm hiểu Ký ức thế giới

Nhân ngày Quốc tế Giáo dục 24-1-2022, Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO đã hợp tác với Google Arts & Culture để giới thiệu Ký ức về Thế giới – hay theo cách gọi thông dụng hiện nay là Di sản Tư liệu Thế giới – bao gồm những tư liệu lưu giữ ký ức về quá khứ chung của nhân loại. Kể từ bây giờ mọi người có thể tiếp cận những di sản tư liệu thế giới được số hóa ngay trên máy tính hay smartphone của mình.

Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO

Chương trình Ký ức Thế giới trên website của Google Arts & Culture

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2022

Đánh giá giả trên mạng: một dạng lừa đảo

Gần Tết, nhiều người đang rục rịch lên kế hoạch du lịch hay tăng cường mua sắm cho dù đại dịch vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn. Trong điều kiện đó, đặt hàng qua mạng trở thành phương thức phổ biến và kênh hiệu quả nhất giúp người mua hàng nhận định sản phẩm có tốt không để chọn mua chính là thông qua đánh giá online của những người khác. Khi ấy, những đánh giá giả mạo (khen hoặc chê không đúng sự thật) gây thiệt hại đáng kể!

Đánh giá trên mạng (online review) đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua sắm

Hiện nay, hầu như tất cả các trang TMĐT đều có phần dành cho khách hàng đánh giá sản phẩm của mình đã mua. Điều này đặc biệt cần thiết hơn nữa đối với các website về du lịch, vì khách cần có những nhận xét đa dạng về nhiều mặt dịch vụ trước khi quyết định đặt tour, đặt phòng khách sạn hay chọn nơi ăn uống.

Theo một khảo sát do trang Fan & Fuel thực hiện gần đây: 97% người được khảo sát đồng ý rằng đánh giá của khách hàng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ, 92% người ngần ngại mua hàng khi không có đánh giá của khách hàng cũ và 94% trả lời họ luôn đọc đánh giá để hiểu thêm về sản phẩm.

Thứ Hai, 3 tháng 1, 2022

Sử dụng AI để định danh khách hàng

Có lẽ nhiều người đã nghe nói đến hoặc đích thân mở tài khoản ngân hàng mà chỉ cần ngồi tại nhà. Đây là việc mà trước nay nhất thiết phải đến trụ sở ngân hàng để nhân viên kiểm tra giấy tờ tùy thân, đối chiếu khuôn mặt. Nay nhờ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI), tất cả các việc ấy đều có thể thực hiện qua mạng Internet.

KYC và eKYC

KYC là quy định bắt buộc đối với các tổ chức tài chính (như ngân hàng). Đây là viết tắt của Know Your Customer, nghĩa là Biết về khách hàng của bạn hay Định danh khách hàng. KYC cần phải được thực hiện để xác minh danh tính và thông tin đăng nhập của khách hàng trước khi thực hiện bất kỳ dịch vụ tài chính nào.

eKYC là viết tắt của Electronic KYC, là quy trình định danh khách hàng điện tử, theo đó các doanh nghiệp áp dụng công nghệ để đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. Với sự phát triển của AI và mạng Internet, hiện nay eKYC đã đạt những bước tiến đáng kể.

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

Xu hướng mua hàng second-hand online hiện nay ra sao?

Thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển nhanh chóng, lại càng phổ biến hơn nữa bởi tác động của đại dịch. Bên cạnh các sàn giao dịch TMĐT chuyên bán sản phẩm mới, những trang TMĐT chuyên mua bán hàng đã qua sử dụng ít được chú ý hơn. Trong tình hình đó, tập đoàn Carousell vừa công bố báo cáo khảo sát về xu hướng mua hàng second-hand online ở khu vực Đông Nam Á.

Carousell đưa ra Báo cáo về xu hướng mua hàng đã qua sử dụng

Carousell là một công ty kinh doanh hàng hóa cả cũ và mới trên nền tảng web và smartphone, được thành lập từ 2012, có trụ sở chính tại Singapore và hoạt động tại: Đông Nam Á, Đài Loan, Hồng Kông, Macao, Úc, New Zealand và Canada. Tại Việt Nam, trang web rao vặt và mua bán hàng hóa Chợ Tốt là đơn vị trực thuộc của Carousell. Giữa tháng 9 năm nay, Carousell được định giá 1,1 tỷ USD và hiện là một trong những tập đoàn mua bán, rao vặt online lớn nhất và phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Trong báo cáo năm 2021 (The Carousell Recommerce Index 2021 Report) vừa công bố, Carousell đã thảo luận về chủ đề sự tiêu dùng quá mức (overconsumption). Báo cáo này nhằm nêu bật tầm quan trọng của tiêu dùng bền vững và lối sống bền vững thông qua mua bán, trao đổi trên nền tảng re-commerce (mua bán lại) ở khu vực Đông Nam Á. Báo cáo tổng hợp các khảo sát từ 4 công ty trực thuộc tập đoàn Carousell là Carousell, Chợ Tốt, Mudah và OneKyat, tại 8 thị trường – Hong Kong, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Đài Loan và Việt Nam, với sự tham gia khảo sát của hơn 3.000 người mua và người bán.

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2021

Năm 2021, cả thế giới tìm kiếm cách chữa lành vết thương

Mỗi cuối năm, Google Tìm kiếm lại thống kê tất cả các lượt tìm kiếm của mọi người trên thế giới để xác định xem xu hướng tìm kiếm chính của nhân loại trong năm đó là gì. Năm 2021, kết quả tổng hợp cho thấy câu hỏi được mọi người tìm kiếm nhiều nhất trên Google là: Làm sao chữa lành vết thương? (How to heal?)

Xu hướng tìm kiếm chung của toàn thế giới

Dưới đây là tổng quan về xu hướng tìm kiếm trong năm 2021 do Google nhận định:

Trong năm nay hơn bao giờ hết thế giới tìm kiếm…

Thứ Hai, 6 tháng 12, 2021

YouTube kiểm soát nội dung sai lệch về vaccine

Cùng với những thông tin không đúng về dịch bệnh Covid-19, thông tin sai lệch về vaccine lan truyền trên mạng gây hoang mang rất nhiều cho người đọc. Nguy hại hơn nữa, những thông tin này khiến nhiều người tẩy chay hoặc không dám tiêm chủng vaccine, gây ảnh hưởng lớn đến công cuộc chống dịch. YouTube đã vào cuộc, đẩy mạnh việc kiểm soát nội dung sai lệch về vaccine trên nền tảng của mình.

Thách thức và sự đánh đổi

Đối với YouTube, việc soạn thảo chính sách xoay quanh nội dung sai lệch về y tế nói chung và vaccine Covid-19 nói riêng đi kèm với những thách thức và những sự đánh đổi.

Thách thức, vì khi có những nghiên cứu mới xuất hiện – mà đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh này, những kết quả nghiên cứu về y tế thường được nôn nóng đưa ra sớm - thì kinh nghiệm cá nhân thường đóng một vai trò lớn trong quá trình chia sẻ trực tuyến. Việc phán đoán thông tin được chia sẻ ấy đúng hay sai để kiểm soát sự chia sẻ không hề là chuyện đơn giản. Vaccine nói riêng cũng là nguồn gây tranh cãi trong nhiều năm qua, mặc cho sự giải trình nhất quán của các cơ quan y tế về độ hiệu quả của chúng.

Đánh đổi, vì nếu kiểm soát chặt việc đưa thông tin lên YouTube giúp hạn chế được những bất lợi mà tin giả, tin xấu gây ra cho xã hội thì nó cũng khiến cho người dùng YouTube cảm thấy không hài lòng vì bị khống chế quá đáng.

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

Một thập kỷ kỹ thuật số cho Đông Nam Á

Thập kỷ kỹ thuật số của Đông Nam Á đã đến. Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người dân Đông Nam Á vượt qua đại dịch COVID-19. Hiện tại, như báo cáo mới nhất của e-Conomy Đông Nam Á cho thấy, nền kinh tế kỹ thuật số đang sẵn sàng đóng một vai trò lớn hơn trong tương lai của khu vực so với những gì chúng ta tưởng tượng.

Những năm 20 bùng nổ - Thập kỷ Số cho Đông Nam Á

Báo cáo e-Conomy là báo cáo hàng năm do Google, Temasek và Bain & Company thực hiện, khảo sát về tình hình phát triển nền kinh tế số ở Đông Nam Á (SEA, South East Asia). Báo cáo năm nay vừa được công bố vào giữa tháng 11, với tiêu đề: Những năm 20 bùng nổ - Thập kỷ số cho Đông Nam Á.

Sau khi chứng tỏ khả năng phục hồi vào năm 2020, nền kinh tế kỹ thuật số của SEA đã chứng kiến sự hồi sinh vào năm 2021. Theo báo cáo, thập kỷ kỹ thuật số của SEA đã đến. Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người dân SEA vượt qua đại dịch COVID-19. Năm ngoái, người ta đã chứng kiến khả năng phục hồi của SEA khi đối mặt với đại dịch , khi mọi người chuyển sang sử dụng Internet để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của họ theo những cách mới. Năm nay cho thấy sự hồi sinh và hướng tới “những năm 20 bùng nổ”, nơi công nghệ sẽ mở ra những khả năng mới thú vị cho hàng trăm triệu người trong khu vực.

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

Cảnh giác cao trong mùa mua sắm online cuối năm

Vào thời điểm cuối năm, các sàn giao dịch thương mại điện tử thi nhau mở ra những đợt khuyến mãi rầm rộ để thu hút khách hàng. Ngoài những đợt khuyến mãi truyền thống như 11-11 (đã qua), 12-12, Black Friday (quốc tế), Online Friday (Việt Nam), các sàn giao dịch, các công ty còn mở ra vô số đợt khuyến mãi khác. Nương theo đó, hàng loạt hoạt động lừa đảo qua mạng cũng sẽ xuất hiện.

Tội phạm mạng tăng vọt kể từ khi bắt đầu đại dịch

Vào cuối tháng 5 năm 2000, tức chỉ nửa năm sau khi đại dịch bùng phát, trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, đại diện Hội đồng Bảo an là bà Izumi Nakamitsu cho biết: “Tội phạm mạng đang gia tăng, với mức tăng 600% các email độc hại trong cuộc khủng hoảng hiện nay”. Bà cũng cho biết sự phụ thuộc vào kỹ thuật số ngày càng tăng đã làm tăng nguy cơ bị tấn công mạng và “ước tính cứ 39 giây lại có một cuộc tấn công như vậy”.

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2021

“Xóa mù truyền thông”, câu chuyện còn dài

Tuần lễ cuối tháng 10 vừa qua diễn ra sự kiện “Global Media and Information Literacy Week” (tạm dịch Tuần lễ Thông hiểu về Phương tiện Truyền thông và Thông tin toàn cầu) do UNESCO tổ chức. Đây là sự kiện hàng năm, được bắt đầu từ năm 2012. Vào dịp này, UNESCO phối hợp cùng các tổ chức quốc tế tạo nên các hoạt động “xóa mù truyền thông” trên toàn thế giới.

Tuần lễ Thông hiểu về Phương tiện Truyền thông và Thông tin toàn cầu do UNESCO chủ trì

Thứ Hai, 8 tháng 11, 2021

Năm 2021, email tròn 50 tuổi

Ngày nay, email là thứ quá quen thuộc với chúng ta. Hầu như ai cũng có một địa chỉ mail để liên lạc với dạng thức abc@xyz. Cái “ký hiệu thần thánh” @ trong địa chỉ email để phân chia giữa phần định danh người nhận và định danh máy chủ (hosting) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1971. Năm đó được xem là năm khai sinh ra email, đến nay vừa tròn nửa thế kỷ.

1971: năm khai sinh ra @ và email

Tin nhắn đầu tiên được gởi qua mạng Internet vào năm 1969. Ở thời điểm ấy, ta có mạng ARPANET, chính là tiền thân của World Wide Web (mạng Internet) ngày nay. Người ta thấy một tin nhắn (message) được gửi qua ARPANET giữa hai IMP (Interface Message Processors, tạm dịch Bộ xử lý tin nhắn giao diện) vào ngày 29-10-1969. IMP là tiền thân của bộ định tuyến mạng (router) ngày nay. Một thiết bị được thiết lập trong khuôn viên UCLA, trong khi thiết bị còn lại đặt tại Viện Nghiên cứu Stanford. Tuy nhiên đây chưa được xem là email vì đây chỉ là tin nhắn được gửi đi giữa 2 thiết bị, chứ không phải là 2 hộp thư. Thời điểm ấy chưa có khái niệm địa chỉ email. Hiểu nôm na là chỉ mới có thông báo gửi đến nhà chứ chưa có thư gửi đến thành viên trong nhà.

Thứ Hai, 1 tháng 11, 2021

Facebook đổi tên và đổi cả chức năng

Giữa lúc đang phải đối mặt với những cáo buộc nặng nề về việc kiểm soát nội dung đăng trên Facebook, sự kiện thường niên Facebook Connect 2021 vẫn diễn ra với những thông tin cực kỳ quan trọng, trong đó gây chú ý lớn nhất là Facebook sẽ đổi tên thành Meta, đồng thời chức năng chính của công ty cũng chuyển từ công ty truyền thông xã hội sang công ty công nghệ xã hội.

Logo mới Meta

Hội nghị Connect hàng năm của Facebook quy tụ các nhà phát triển thực tế ảo và tăng cường, người sáng tạo nội dung, nhà tiếp thị và những người khác để kỷ niệm động lực và sự phát triển của ngành. Sự kiện năm nay khám phá những trải nghiệm trong metaverse có thể cảm thấy như thế nào trong thập kỷ tới - từ kết nối xã hội đến giải trí, chơi game, thể dục, công việc, giáo dục và thương mại. Trong lá thư gửi đến người dùng Internet trên toàn thế giới, công bố trong hội nghị ngày 28-10, Mark Zuckerberg chia sẻ những điều mới mẻ mà Meta sẽ đem tới. Tóm lược nội dung như sau:

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2021

Mã độc tống tiền tăng vọt trong mùa dịch

Trong khuôn khổ chương trình “An toàn hơn cùng Google” nhân tháng 10 – tháng An toàn Mạng trên thế giới, Google công bố báo cáo được thực hiện cùng VirusTotal về các cuộc tấn công mã độc tống tiền vào các tổ chức và doanh nghiệp trên toàn cầu. Đáng chú ý là theo báo cáo này Việt Nam đứng hàng thứ ba trên thế giới về số cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền, tăng gần 200% so với mức cơ bản.

VirusTotal phân tích và tổng hợp thông tin về virus trên thế giới

VirusTotal là một trang web do công ty bảo mật Tây Ban Nha Hispasec Sistemas tạo ra vào tháng 6-2004 và được Google mua lại vào tháng 9-2012. VirusTotal kết hợp nhiều phần mềm diệt virus và là công cụ kiểm tra virus trực tuyến. Khi người dùng nhận được đường link hay file qua mail, tin nhắn hay bất kỳ phương tiện nào mà cảm thấy nghi ngờ không dám mở ra thì sẽ mở website VirusTotal (http://virustotal.com) và yêu cầu VirusTotal kiểm tra đường link hay file đó. VirusTotal sẽ phân tích xem file/đường link đó có chứa mã độc hại hay không và báo cáo cho người dùng, đồng thời nếu phát hiện mã độc thì sẽ chia sẻ thông tin cho cộng đồng bảo mật toàn cầu.

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2021

An toàn hơn trong “Tháng An toàn mạng”

Tháng Mười hàng năm là Tháng Nhận thức về An toàn mạng trên thế giới (Cybersecurity Awareness month), nhân dịp này Google ra mắt chương trình “An toàn hơn cùng Google”. Bên cạnh đó, Google phối hợp cùng Trung tâm Giám sát An toàn Không gian Mạng Quốc gia (NCSC) giới thiệu Trung tâm An toàn Google dành cho tất cả người Việt.

Tháng 10-2021 với chủ đề: Hãy thông minh khi ở trên mạng

Tháng nâng cao nhận thức về an toàn mạng (CyberSecurity Awareness Month, viết tắt là CSAM) là một chiến dịch được quốc tế công nhận, tổ chức vào tháng 10 hàng năm nhằm giúp công chúng hiểu thêm về tầm quan trọng của an toàn mạng.

CSAM được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2003 với tên là Tháng Nhận thức về An toàn mạng Quốc gia (National CyberSecurity Awareness Month, NCSAM), tổ chức tại Mỹ. Sau đó, chiến dịch được mở rộng ra trên phạm vi thế giới. Điều này là tất yếu, vì các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Google, Facebook, Microsoft… có phạm vi hoạt động là toàn cầu.

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2021

Chuyển đổi số - nhân tố giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch

Facebook vừa công bố kết quả khảo sát về tình trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) trên khắp thế giới dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Khảo sát này được thực hiện vào tháng 7 và 8 năm nay, với hơn 35.000 nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có Việt Nam). Kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp nhỏ đang dần hồi phục, nhưng vẫn còn một chặng đường dài phía trước với nhiều bất bình đẳng cùng những thách thức vẫn đang tồn tại.

Bìa báo cáo Tình trạng doanh nghiệp nhỏ toàn cầu của Facebook – Tháng 9-2021

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2021

Đông Nam Á - ngôi nhà cho chuyển đổi kỹ thuật số

Facebook và Bain & Company vừa công bố bản báo cáo mới nhất của loạt hội thảo SYNC (SYNC Đông Nam Á là loạt hội thảo về cách lãnh đạo bằng tư duy để hiểu được người tiêu dùng trong tương lai) với nội dung: Đông Nam Á - ngôi nhà cho chuyển đổi kỹ thuật số. Báo cáo cung cấp cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thông tin chi tiết hơn về những xu hướng và cơ hội mới nổi đang định hình khu vực sôi động này. Bài viết sau tóm tắt một số nội dung chính của báo cáo.

Bìa báo cáo “Đông Nam Á - ngôi nhà cho chuyển đổi kỹ thuật số”

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2021

Mạng xã hội lưu ý: Phải quan tâm và tôn trọng trẻ em

Tối 16-8 và vài ngày sau đó, hàng loạt tài khoản Facebook tại Việt Nam bất ngờ bị khóa, lý do được Facebook thông báo đến các chủ tài khoản là họ đã “vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng”. Các tài khoản trên đã vô tình hay cố ý chia sẻ một đoạn video nhạy cảm về trẻ em, mà điều này đã vi phạm điều 7 trong chương II của Tiêu chuẩn cộng đồng là: Bóc lột tình dục, lạm dụng trẻ em và ảnh khỏa thân của trẻ em.

Tối 16-8, đột ngột nhiều tài khoản Facebook tại Việt Nam bị khóa. Ảnh minh họa.

Thứ Hai, 9 tháng 8, 2021

Sử dụng Google Maps trong giai đoạn đại dịch

Đọc tiêu đề trên có người sẽ lắc đầu, bảo: Đại dịch xảy ra thì mọi người phải thực hiện giãn cách xã hội, ai ở đâu ở yên đó, không được đi đâu thì cần gì đến Google Maps để chỉ đường? Thế nhưng trên thực tế vẫn có nhiều cách cần dùng đến Google Maps dù không đi đâu.

Google Maps dùng để xác định vị trí

Mục đích cơ bản ban đầu của Google là xác định vị trí chứ không phải chỉ đường. Khi dịch bệnh diễn ra, thông tin về những điểm cách ly, vùng phong tỏa, những ổ dịch luôn khiến ta quan tâm. Nhu cầu tiếp theo của mọi người là muốn biết những địa điểm, những vùng ấy nằm đâu trên bản đồ để xác định xem nơi ở của những người thân có gần hoặc nằm trong khu vực ấy không. Mở Google Maps và Tìm kiếm địa điểm sẽ giúp chúng ta làm được điều đó. Công cụ đo khoảng cách trên Google Maps giúp chúng ta xác định từ nhà người thân đến vùng có dịch là bao xa.

Ở góc độ khác, các nhà quản lý, các cơ quan thông tấn khi cần lập bản đồ vùng dịch, vùng phong tỏa để thông báo đến người dân cũng thường sử dụng bản đồ nền của Google.