Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Quay cuồng vì “Trái tim rỉ máu”

Tối thứ Hai, 7/4/2014, khi đang thử nghiệm một số tính năng bảo mật cho sản phẩm, các kỹ sư của công ty bảo mật Codenomicon (Phần Lan) phát hiện ra một lỗ hổng Internet cực kỳ nghiêm trọng. Lỗ hổng này nằm trong thư viện mã hóa OpenSSL, được dùng trong rất nhiều trang web trên thế giới. Thông qua lỗ hổng, kẻ đột nhập có thể lấy được các thông tin nhạy cảm của người dùng như số thẻ tín dụng, mật khẩu… Công ty Codenomicon ngay lập tức vá lỗ hổng và thông báo đến các công ty khác. Họ đặt tên cho lỗ hổng này là Heartbleed (Trái tim rỉ máu) và mua tên miền Heartbleed.com để cập nhật thông tin.

LinkedIn là gì?

Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất thế giới, kế đến là Google+, riêng ở Mỹ thì MySpace rất thông dụng. Thế nhưng còn một mạng xã hội rất nổi tiếng khác mà có lẽ bạn chưa nghe nói đến nhiều. Đó là LinkedIn. Ngay cái tên cũng dễ gây nhầm lẫn, xin chú ý rằng đây là viết dính liền của chữ Linked- In, chữ I hoa ở giữa dễ bị đọc thành chữ l, phát âm là ling-k-tin.

LinkedIn là gì?

LinkedIn là một mạng xã hội giống như Facebook, nhưng đối tượng tham gia vào nó không giống như Facebook. Nếu thành viên Facebook là đủ loại người, già trẻ lớn bé (tóm lại là hơi… bát nháo) thì thành viên LinkedIn chỉ bao gồm các nhân viên văn phòng, chuyên gia, doanh nhân và doanh nghiệp. So sánh một cách ví von như Reid Hoffman (đồng sáng lập LinkedIn) thì: “MySpace là một quán bar, Facebook là nơi nướng thức ăn ngoài trời ở góc vườn còn LinkedIn là văn phòng”
.

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Punch Sleepy Bird – “Bản sao lạ” của Flappy Bird

Punch Sleepy Bird, cũng là một game được người Việt Nam phát triển,  có “hình hài” rất giống Flappy Bird nhưng cách chơi lại hoàn toàn trái ngược.

Nếu như trong Flappy Bird, nhiệm vụ của bạn là điều khiển một chú chim bay qua các ống nước với nhiệm vụ là “duy trì sự sống” của nó càng lâu càng tốt thì đối với Punch Sleepy Bird, bạn điều khiển một cái búa với mục tiêu là… giết càng nhiều chim càng tốt trước khi chúng bay qua ống nước. Game lấy bối cảnh là một ngôi làng vào mùa gặt cấy, bỗng nhiên bị tấn công bởi một bầy chim lạ, mang theo căn bệnh… ngủ ngày. Lũ chim khiến cho mọi công việc sản xuất đều bị đình trệ, bế tắc và dân làng phải xây dựng hàng rào để ngăn chặn chúng. Tuy nhiên việc xây dựng lại tiêu tốn rất nhiều thời gian, và trong thời gian “cầm cự”, dân làng cử ra một người thợ săn để chiến đấu chống lại bầy chim, với vũ khí là một chiếc búa gỗ.

Bạn là ai trên không gian ảo?

Khi gặp một người mới quen, ta sẽ giới thiệu mình bằng cách đưa cho họ name card. Bạn có nghĩ rằng giờ đây điều đó xưa lắm rồi không?

Chắc là chưa xưa lắm, vì hiện nay điều đó vẫn còn được thực hiện, nhưng gần như chỉ còn là một nghi thức. Trên thực tế, điều người ta làm là… lấy điện thoại di động ra và lưu số điện thoại của bạn! Sau đó, chi tiết hơn nữa là hỏi nick của bạn trên Facebook là gì!

Name card ghi tên họ, chức danh, địa chỉ, số điện thoại của bạn. Gần đây còn ghi thêm địa chỉ email và website (nếu có) của bạn. Đó là những thông tin cơ bản. Nhưng để hiểu thêm chi tiết về một người nào đó, người ta dùng Facebook và Google!


Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Những kẻ đáng ghét nhất trên Facebook

Gần đây, một trang mạng đưa ra một bảng liệt kê “10 kiểu người dễ bị ghét nhất trên Facebook”. Bảng này được ghi là “theo kết quả khảo sát của một trang mạng với 1.063 người dùng Facebook”. Cộng đồng mạng bàn tán xôn xao. Thế nhưng ta thấy gì qua kết quả khảo sát này?

Tôi có cần tạo blog không?

Ban đầu, blog là một dạng nhật ký cá nhân trên mạng, ghi lại những nghĩ suy, những sự kiện xảy ra trong cuộc sống của chủ nhân blog. Dần dần công dụng của blog mở rộng ra ở nhiều dạng khác, có thể là các bài báo, các vấn đề học thuật, hoặc thơ văn. Thế thì ai là người cần tạo blog?

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

10 lý do hạn chế trẻ dưới 12 tuổi sử dụng điện thoại di động và máy tính bảng

Học viện Y khoa trẻ em Mỹ và Hội Y khoa Trẻ em Canada xác định rằng không nên cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi tiếp xúc với bất kỳ công nghệ điện tử nào. Trẻ 3-5 tuổi sử dụng 1 tiếng/ngày,  6-18 tuổi giới hạn ở mức 2 tiếng/ ngày.



Báo cáo của Kaiser Foundation 2010, Active Healthy Kids Canada 2012 cho rằng giới trẻ hiện nay đang dành quá nhiều thời gian tiếp xúc với thiết bị điện tử, có thể gấp 4-5 so với cường độ cho phép, và điều này thường để lại những hậu quả nghiêm trọng. Các thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng, trò chơi điện tử) đang khiến cho thói quen sử dụng công nghệ tăng lên nhiều, đặc biệt với thanh thiếu niên. Điều này tạo nên những ảnh hưởng không hay.

Bà Cris Rowan, chuyên gia trị liệu y khoa trẻ em, đã nêu lên 10 lý do để kêu gọi các bậc cha mẹ, thầy cô giáo và chính phủ nên hạn chế sử dụng thiết bị di động cho trẻ dưới 12 tuổi.