Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Sự bùng phát của nền “kinh tế chia sẻ”

“Kinh tế chia sẻ” (sharing economy) là một khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây và đã có nhiều ứng dụng trong thực tế. Theo ý kiến của các nhà chuyên môn, “kinh tế chia sẻ” sẽ làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế thế giới trong thế kỷ 21. Tại Việt Nam, “kinh tế chia sẻ” cũng đang và sẽ tiếp tục đi vào đời sống mọi người. Vậy “kinh tế chia sẻ” là gì?

Kinh tế chia sẻ là gì?

Từ xưa đến giờ, khi ai đó có nhu cầu về một sản phẩm, dịch vụ nào (bên cầu) thì họ sẽ đi mua hay thuê sản phẩm, dịch vụ ấy từ một nhà cung cấp (bên cung). Sản phẩm, dịch vụ ấy có thể là tài sản hữu hình hay tài sản vô hình như kỹ năng cá nhân và thời gian rảnh rỗi. Từ đó tạo nên một nền kinh tế cung cầu, có bên bán (hoặc cho thuê) và bên mua (hoặc thuê).

Điều chưa hợp lý là tại cùng một thời điểm có những người sở hữu tài sản (hữu hình hoặc vô hình) dư thừa, chưa sử dụng đến, có những người cần những tài sản ấy nhưng không biết đến người có tài sản để mua/thuê và họ đi mua/thuê ở những đơn vị cung cấp khác. Điều này tạo nên một sự lãng phí tài nguyên của xã hội.

Ra mắt Samsung Galaxy Note 8 tại Việt Nam

Ngày 13-9-2017,  Công ty Điện tử Samsung Vina giới thiệu trên thị trường Việt Nam mẫu smartphone mới của Samsung là Galaxy Note 8 sau khi sản phẩm này ra mắt lần đầu tiên trên thế giới cách đây 3 tuần, ngày 23-8-2017 tại New York (Mỹ).


Thông điệp của Glaxy Note 8 là “Do bigger things” (làm những điều lớn hơn), đây là một thiết bị di động mới sở hữu một màn hình vô cực (Infinity Display) lớn 6.3 inch, nhưng dễ dàng cầm nắm bằng một tay, một bút S Pen thế hệ mới để đa dạng hóa tương tác theo cách riêng của người dùng và một hệ thống camera mới cho chất lượng chụp ảnh tốt nhất trong các dòng Note trước nay. Người dùng Note tại Việt Nam còn có thêm một dấu ấn khi lần đầu tiên được trải nghiệm giải pháp thanh toán di động Samsung Pay trên thiết bị di động này ở hầu hết những nơi chấp nhận thẻ ngân hàng khi mua hàng.

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

Cơ hội tham gia Chương trình Khởi nghiệp của Google

Khóa đào tạo Launchpad Accelerator mùa thứ 5 của Google đã chính thức mở đăng ký vào đầu tháng 9-2017. Thời hạn đăng ký sẽ kết thúc vào 9 giờ sáng (giờ Việt Nam) ngày 2-10-2017. Vào cuối năm, các nhà phát triển được lựa chọn sẽ được mời tới Google Developers Launchpad Space tại San Francisco (Mỹ) để tham gia khóa huấn luyện. Toàn bộ chi phí đào tạo trong vòng 2 tuần sẽ được Google đài thọ. Đây là cơ hội tốt cho các bạn khởi nghiệp.


Những điều cần cảnh giác khi kết bạn Facebook

Khi tham gia mạng xã hội Facebook, một trong những điều cơ bản nhất người chơi cần làm là Kết bạn, bởi vì phải có bạn mới thành “xã hội” được! Ý nghĩa của việc Kết bạn trên Facebook quan trọng như vậy cho nên nhiều trò lừa đảo, lợi dụng xuất phát từ đây.


Kết bạn trên Facebook như thế nào? Tác dụng của việc này?

Kết bạn với những ai trên Facebook, nhiều hay ít người là tùy từng người chơi. Có người chọn lọc và hạn chế số bạn chỉ là những người rất thân quen; có người lại muốn có càng nhiều bạn càng tốt. Nhìn chung thì phần lớn đều thích có số lượng bạn bè lớn, để có thể chia sẻ và tiếp nhận chia sẻ rộng rãi hơn; cũng có khi chỉ để… khoe là mình có quan hệ rộng.

Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

An ninh mạng: Nguy cơ ngày càng lớn hơn

Microsoft vừa công bố báo cáo An ninh mạng (Microsoft Security Intelligence Report), phiên bản 22, đưa ra tầm nhìn toàn cảnh và chi tiết về mã độc nhằm giúp các doanh nghiệp, tổ chức hiểu rõ hơn về xu hướng trong các lỗ hổng hệ thống của ngành công nghiệp, tình hình khai thác các lỗ hổng, mã độc và các cuộc tấn công dựa trên web.

Báo cáo An ninh mạng được Microsoft biên soạn và phát hành mỗi năm 2 lần. Phiên bản 22 (công bố cuối tháng 8-2017) đưa ra các nguy cơ hiểm họa của quý 1-2017, dựa trên phân tích các thông tin mã độc và các hồ sơ hiểm họa chi tiết từ hơn 100 thị trường và khu vực khắp toàn cầu.

Chân dung trên mạng

Bài viết này không nhằm nói tới ảnh đại diện (avatar) của bạn đăng trên mạng xã hội, mà nói tới bản chất con người thật của bạn được thể hiện qua những gì bạn đưa lên mạng, những điều mà người khác nhận biết được, và hơn nữa – chính những mạng xã hội ấy ghi nhận được.

Qua Facebook, chân dung trên mạng của bạn được vẽ ra

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Bạn có biết rằng mọi hoạt động của mình đều bị Google “theo dõi”?

Trong thời đại Internet, hầu như mọi hoạt động của chúng ta qua mạng đều bị ghi nhận, từ việc vào xem một trang web đến mua hàng qua mạng hay đi đâu, ưa thích điều gì. Những dữ liệu này được các hãng công nghệ dùng để tìm hiểu về tâm lý, sở thích… của mỗi người nhằm phục vụ nhu cầu quảng cáo, marketing hoặc điều tra xã hội học. Các động tác theo dõi này được hãng công nghệ âm thầm thực hiện chứ không công bố. Thế nhưng gần đây Google đã “chơi bài ngửa” khi giới thiệu tính năng “My Activity” (Hoạt động của tôi) cho biết những hoạt động của bạn được “theo dõi” ra sao.

My Activity ghi nhận hầu hết các hoạt động của người dùng trên mạng

Mọi người đều biết rằng trên mỗi trình duyệt Internet (Chrome, Firefox, IE…) người dùng đều có thể xem lại những trang web mình đã duyệt qua bằng các chọn mục Lịch sử trên menu. My Activity (Hoạt động của tôi) cũng có công dụng giống như vậy nhưng thông tin phong phú và chi tiết hơn nhiều.

Hoạt động của tôi là một địa điểm trung tâm để xem và quản lý hoạt động như tìm kiếm bạn đã thực hiện, các trang web bạn đã truy cập và video bạn đã xem. Trên máy tính và cả trên smartphone, bạn vào đây bằng cách truy cập http://myactivity.google.com

Giao diện của Google Hoạt động của tôi