Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019

Trí tuệ nhân tạo giúp tăng tính cạnh tranh trong ngành tài chính – ngân hàng tại châu Á


Microsoft Châu Á và Công ty dữ liệu IDC Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) vừa công bố những kết quả từ cuộc nghiên cứu: “Trang bị cho tương lai: Đánh giá sự tăng trưởng của Châu Á – Thái Bình Dương với AI”, phần dành cho Dịch vụ Tài chính (Financial Services Industry, FSI). Theo nghiên cứu này, AI sẽ giúp các tổ chức FSI cải thiện 41% khả năng cạnh tranh trong vòng 3 năm tới.

AI giúp cải thiện nhiều mặt trong ngành tài chính – ngân hàng

Nghiên cứu: “Trang bị cho tương lai: Đánh giá sự tăng trưởng của Châu Á – Thái Bình Dương với AI” (Future Ready Business: Assessing Asia-Pacific’s Growth with AI), phần dành cho ngành Dịch vụ Tài chính được tiến hành ở 15 thị trường trong khu vực APAC – trong đó có Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 52% các tổ chức FSI ở khu vực APAC đã bắt đầu ứng dụng AI, trong khi đó nếu tính chung tất cả các ngành ở APAC thì con số này là 41%. Điều này cho thấy dịch vụ tài chính có tốc độ đổi mới nhanh hơn các ngành khác trong khu vực.
Theo số liệu thống kê từ các tổ chức FSI có áp dụng AI, các tiêu chí trong lĩnh vực này được cải thiện như sau (mức tăng so với trước đó):

Nguồn: Microsoft

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

Trí tuệ nhân tạo thúc đẩy sáng tạo trong giáo dục tại châu Á


Hội nghị thượng đỉnh châu Á về Giáo dục và Kỹ năng (ASES) lần thứ 6 vừa được tổ chức tại Bangalore (Ấn Độ) từ ngày 22 đến 24-9-2019. Tại Hội nghị này đã công bố nghiên cứu “Trang bị cho tương lai: Đánh giá sự tăng trưởng lĩnh vực giáo dục của Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) với Trí tuệ nhân tạo (AI)”. Theo đó, AI sẽ giúp các tổ chức giáo dục thực hiện đổi mới sáng tạo nhanh hơn gấp hai lần.

Nghiên cứu “Trang bị cho tương lai: Đánh giá sự tăng trưởng lĩnh vực giáo dục của Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) với Trí tuệ nhân tạo (AI)” (Future-Ready Business: Assessing Asia Pacific’s Education Sector with AI) do Microsoft Châu Á và Công ty IDC Châu Á – Thái Bình Dương phối hợp thực hiện. Theo nghiên cứu này, ba lý do hàng đầu khiến các nhà lãnh đạo giáo dục ứng dụng AI vào công tác giáo dục là: (1) cải thiện tương tác với học sinh, sinh viên, (2) nâng cao nguồn kinh phí thu được, và (3) thúc đẩy nhiều sáng kiến đổi mới hơn.

Theo số liệu thống kê từ các cơ sở giáo dục có áp dụng AI, các tiêu chí trong lĩnh vực giáo dục được cải thiện rõ rệt như sau (mức tăng so với trước đó):

Nguồn: Microsoft

Khi trí tuệ nhân tạo dùng để lừa dối


Hiện nay, người ta nhắc đến ngày càng nhiều những ích lợi to lớn do việc áp dụng hiệu quả trí tuệ nhân tạo. Ở hướng ngược lại, trí tuệ nhân tạo mang đến những nguy cơ không nhỏ cho xã hội. Bài viết này nêu lên một trong những mối nguy như thế.

ZAO, ứng dụng hấp dẫn biến bạn thành diễn viên điện ảnh nổi tiếng

Đầu tháng 9 này, một ứng dụng của Trung quốc ra đời và nhanh chóng tạo ra cơn sốt trên toàn thế giới: ứng dụng ZAO. Nếu trước đây đã có một số ứng dụng hoán đổi gương mặt, lấy ảnh gương mặt của bạn hoán đổi với gương mặt của người khác (ảnh tĩnh) thì ZAO đã đi một bước xa hơn nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI): hoán đổi gương mặt của bạn với hình ảnh của diễn viên điện ảnh nổi tiếng trong một đoạn video (ảnh động).

Ứng dụng ZAO hoán đổi gương mặt bạn với diễn viên trong những video nổi tiếng

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

FAP TV: Kênh Youtube Việt Nam đầu tiên đạt 10 triệu người đăng ký


Tại sự kiện YouTube Brandcast 2019 – sự kiện thường niên  lớn nhất dành cho các nhà quảng cáo, đại lý và đối tác nội dung lớn nhỏ trên nền tảng YouTube – vừa diễn ra ngày 19-9-2019, YouTube đãcông bố và trao tặng Giải thưởng Người Sáng tạo Kim cương (Diamond Creator Award) cho FAP TV, đánh dấu cột mốc 10 triệu lượt người đăng ký (subscriber). FAP TV là kênh YouTube đầu tiên tại Việt Nam đạt được danh hiệu này.

FAP TV nhận Giải thưởng Người Sáng tạo Kim cương tại sự kiện YouTube Brandcast tại TP.HCM ngày 19-9-2019

Mô hình Kinh tế chia sẻ: Từ e dè đến thúc đẩy

Năm 2014, đại diện tiêu biểu cho mô hình kinh tế chia sẻ là Uber xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Các hãng taxi truyền thống kịch liệt phản đối. Các bộ, ngành quản lý tỏ ra lúng túng, e dè trước mô hình kinh tế chia sẻ quá mới lạ này. Ngành giao thông vận tải, ngành thuế lên tiếng không chấp nhận vì không quản lý được. Đã có những đề nghị cấm hoạt động dịch vụ Uber tại Việt Nam. 5 năm sau, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thông qua Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam.

Kinh tế chia sẻ là gì?

Từ xưa đến giờ, khi ai đó có nhu cầu về một sản phẩm, dịch vụ nào (bên cầu) thì họ sẽ đi mua hay thuê sản phẩm, dịch vụ ấy từ một nhà cung cấp (bên cung). Sản phẩm, dịch vụ ấy có thể là tài sản hữu hình hay tài sản vô hình như kỹ năng cá nhân và thời gian rảnh rỗi. Từ đó tạo nên một nền kinh tế cung cầu, có bên bán (hoặc cho thuê) và bên mua (hoặc thuê).
Điều chưa hợp lý là tại cùng một thời điểm có những người sở hữu tài sản (hữu hình hoặc vô hình) dư thừa, chưa sử dụng đến, có những người cần những tài sản ấy nhưng không biết đến người có tài sản để mua/thuê và họ đi mua/thuê ở những đơn vị cung cấp khác. Điều này tạo nên một sự lãng phí tài nguyên của xã hội.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

Thêm một ứng dụng dựa trên nền Kinh tế chia sẻ: Thế Giới Thợ


Chưa đầy một tháng sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình Kinh tế chia sẻ, một ứng dụng vừa ra đời dựa trên mô hình kinh tế chia sẻ, nó kết nối bên có nhu cầu (người cần thợ) với bên có năng lực (thợ cần việc làm). Đó là ứng dụng Thế Giới Thợ, vừa ra mắt hôm 9-9-2019.

Hãy tham gia cuộc thi “Tôi là Nghệ sĩ chuyên nghiệp”


Công ty công nghệ ASUS (Taiwan) vừa công bố chương trình “I am ProArtist” (Tôi là nghệ sĩ chuyên nghiệp), cuộc thi toàn cầu mời gọi các nhà sáng tạo nội dung gửi bài dự thi gốc dưới dạng hình ảnh hay video clip 2D và 3D để có cơ hội thắng các giải thưởng sản phẩm ASUS ProArt.  Chương trình bắt đầu từ ngày 9-9-2019. Các thí sinh trên toàn cầu sẽ nộp bài thi tham dự cho đến ngày 30-9-2019.