Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019

GrabKitchen: Ngồi một chỗ, ăn nhiều món ngon của nhiều quán khác nhau

Ngày 8-10-2019 tại Thủ Đức (TP.HCM), Grab đã chính thức đưa mô hình “căn bếp trung tâm” GrabKitchen đi vào hoạt động sau gần một tháng thử nghiệm tại quận Thủ Đức (từ 11-9-2019). GrabKitchen đầu tiên ở Việt Nam này hiện quy tụ 12 thương hiệu nhà hàng, quán ăn được yêu thích trên nền tảng GrabFood.

Mô hình “Căn bếp trung tâm” là gì?

Hãy tưởng tượng: Bạn đang muốn dùng bữa với những món ăn khoái khẩu là bánh cuốn, gà nướng và uống sinh tố dừa sáp. Thế nhưng chỗ mà bạn thích ăn bánh cuốn thì không có gà nướng, nơi bán gà nướng ưa chuộng của bạn ở cách đó hàng chục km, ăn xong muốn uống sinh tố ở quán ưng ý thì lại phải đi mấy km nữa. Ở thời buổi công nghệ này, bạn có thể dùng dịch vụ gọi thức ăn, như GrabFood chẳng hạn để đặt hàng cho lái xe mang đến tận nhà. Nhưng như thế bạn phải đặt 3 đơn hàng, vừa mất thời giờ, vừa tốn tiền trả phí vận chuyển 3 lần. “Căn bếp trung tâm” sẽ tập trung các quán ăn được nhiều người ưa thích về một chỗ, dùng chung một menu. Người dùng chỉ cần đặt một đơn hàng, trả phí vận chuyển cho một đơn hàng và ngồi tại nhà mà thưởng thức món ngon của những quán khác nhau.

Khai trương mô hình GrabKitchen đầu tiên tại Việt Nam

Tha hồ chọn món trên GrabKitchen

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019

Giải pháp ngôi nhà thông minh tại Việt Nam của Samsung

Công ty Điện tử Samsung Vina vừa giới thiệu gói Giải pháp thông minh Samsung – Smart Solutions, bao gồm Smart Home (tạm dịch là Ngôi nhà thông minh) và Smart Building (tạm dịch là Tòa nhà thông minh) tại thị trường Việt Nam.

Đại diện Công ty Samsung Vina, tại sự kiện ra mắt Samsung Smart Solutions ở TP.HCM sáng 3-10-2019.

Giải pháp Smart Home hướng đến các gia đình mong muốn một cuộc sống thông minh và tiện nghi hơn thông qua các thiết bị thông minh và cảm biến nằm trong hệ sinh thái SmartThings của Samsung. Smart Building là một gói giải pháp cho doanh nghiệp nhằm quản lý các tòa nhà, văn phòng một cách tự động hóa nhằm giảm thiểu tài nguyên tiêu thụ và tạo ra một không gian làm việc thoải mái hơn.

Trí tuệ nhân tạo giúp tăng tính cạnh tranh trong ngành tài chính – ngân hàng tại châu Á


Microsoft Châu Á và Công ty dữ liệu IDC Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) vừa công bố những kết quả từ cuộc nghiên cứu: “Trang bị cho tương lai: Đánh giá sự tăng trưởng của Châu Á – Thái Bình Dương với AI”, phần dành cho Dịch vụ Tài chính (Financial Services Industry, FSI). Theo nghiên cứu này, AI sẽ giúp các tổ chức FSI cải thiện 41% khả năng cạnh tranh trong vòng 3 năm tới.

AI giúp cải thiện nhiều mặt trong ngành tài chính – ngân hàng

Nghiên cứu: “Trang bị cho tương lai: Đánh giá sự tăng trưởng của Châu Á – Thái Bình Dương với AI” (Future Ready Business: Assessing Asia-Pacific’s Growth with AI), phần dành cho ngành Dịch vụ Tài chính được tiến hành ở 15 thị trường trong khu vực APAC – trong đó có Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 52% các tổ chức FSI ở khu vực APAC đã bắt đầu ứng dụng AI, trong khi đó nếu tính chung tất cả các ngành ở APAC thì con số này là 41%. Điều này cho thấy dịch vụ tài chính có tốc độ đổi mới nhanh hơn các ngành khác trong khu vực.
Theo số liệu thống kê từ các tổ chức FSI có áp dụng AI, các tiêu chí trong lĩnh vực này được cải thiện như sau (mức tăng so với trước đó):

Nguồn: Microsoft

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

Trí tuệ nhân tạo thúc đẩy sáng tạo trong giáo dục tại châu Á


Hội nghị thượng đỉnh châu Á về Giáo dục và Kỹ năng (ASES) lần thứ 6 vừa được tổ chức tại Bangalore (Ấn Độ) từ ngày 22 đến 24-9-2019. Tại Hội nghị này đã công bố nghiên cứu “Trang bị cho tương lai: Đánh giá sự tăng trưởng lĩnh vực giáo dục của Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) với Trí tuệ nhân tạo (AI)”. Theo đó, AI sẽ giúp các tổ chức giáo dục thực hiện đổi mới sáng tạo nhanh hơn gấp hai lần.

Nghiên cứu “Trang bị cho tương lai: Đánh giá sự tăng trưởng lĩnh vực giáo dục của Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) với Trí tuệ nhân tạo (AI)” (Future-Ready Business: Assessing Asia Pacific’s Education Sector with AI) do Microsoft Châu Á và Công ty IDC Châu Á – Thái Bình Dương phối hợp thực hiện. Theo nghiên cứu này, ba lý do hàng đầu khiến các nhà lãnh đạo giáo dục ứng dụng AI vào công tác giáo dục là: (1) cải thiện tương tác với học sinh, sinh viên, (2) nâng cao nguồn kinh phí thu được, và (3) thúc đẩy nhiều sáng kiến đổi mới hơn.

Theo số liệu thống kê từ các cơ sở giáo dục có áp dụng AI, các tiêu chí trong lĩnh vực giáo dục được cải thiện rõ rệt như sau (mức tăng so với trước đó):

Nguồn: Microsoft

Khi trí tuệ nhân tạo dùng để lừa dối


Hiện nay, người ta nhắc đến ngày càng nhiều những ích lợi to lớn do việc áp dụng hiệu quả trí tuệ nhân tạo. Ở hướng ngược lại, trí tuệ nhân tạo mang đến những nguy cơ không nhỏ cho xã hội. Bài viết này nêu lên một trong những mối nguy như thế.

ZAO, ứng dụng hấp dẫn biến bạn thành diễn viên điện ảnh nổi tiếng

Đầu tháng 9 này, một ứng dụng của Trung quốc ra đời và nhanh chóng tạo ra cơn sốt trên toàn thế giới: ứng dụng ZAO. Nếu trước đây đã có một số ứng dụng hoán đổi gương mặt, lấy ảnh gương mặt của bạn hoán đổi với gương mặt của người khác (ảnh tĩnh) thì ZAO đã đi một bước xa hơn nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI): hoán đổi gương mặt của bạn với hình ảnh của diễn viên điện ảnh nổi tiếng trong một đoạn video (ảnh động).

Ứng dụng ZAO hoán đổi gương mặt bạn với diễn viên trong những video nổi tiếng

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

FAP TV: Kênh Youtube Việt Nam đầu tiên đạt 10 triệu người đăng ký


Tại sự kiện YouTube Brandcast 2019 – sự kiện thường niên  lớn nhất dành cho các nhà quảng cáo, đại lý và đối tác nội dung lớn nhỏ trên nền tảng YouTube – vừa diễn ra ngày 19-9-2019, YouTube đãcông bố và trao tặng Giải thưởng Người Sáng tạo Kim cương (Diamond Creator Award) cho FAP TV, đánh dấu cột mốc 10 triệu lượt người đăng ký (subscriber). FAP TV là kênh YouTube đầu tiên tại Việt Nam đạt được danh hiệu này.

FAP TV nhận Giải thưởng Người Sáng tạo Kim cương tại sự kiện YouTube Brandcast tại TP.HCM ngày 19-9-2019

Mô hình Kinh tế chia sẻ: Từ e dè đến thúc đẩy

Năm 2014, đại diện tiêu biểu cho mô hình kinh tế chia sẻ là Uber xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Các hãng taxi truyền thống kịch liệt phản đối. Các bộ, ngành quản lý tỏ ra lúng túng, e dè trước mô hình kinh tế chia sẻ quá mới lạ này. Ngành giao thông vận tải, ngành thuế lên tiếng không chấp nhận vì không quản lý được. Đã có những đề nghị cấm hoạt động dịch vụ Uber tại Việt Nam. 5 năm sau, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thông qua Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam.

Kinh tế chia sẻ là gì?

Từ xưa đến giờ, khi ai đó có nhu cầu về một sản phẩm, dịch vụ nào (bên cầu) thì họ sẽ đi mua hay thuê sản phẩm, dịch vụ ấy từ một nhà cung cấp (bên cung). Sản phẩm, dịch vụ ấy có thể là tài sản hữu hình hay tài sản vô hình như kỹ năng cá nhân và thời gian rảnh rỗi. Từ đó tạo nên một nền kinh tế cung cầu, có bên bán (hoặc cho thuê) và bên mua (hoặc thuê).
Điều chưa hợp lý là tại cùng một thời điểm có những người sở hữu tài sản (hữu hình hoặc vô hình) dư thừa, chưa sử dụng đến, có những người cần những tài sản ấy nhưng không biết đến người có tài sản để mua/thuê và họ đi mua/thuê ở những đơn vị cung cấp khác. Điều này tạo nên một sự lãng phí tài nguyên của xã hội.