Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2020

Bước vào thập niên mới, người ta thích du lịch như thế nào?

Bước vào năm 2020 – năm đầu tiên của thập niên mới - nền tảng đặt dịch vụ du lịch trực tuyến nổi tiếng bậc nhất thế giới Agoda vừa thực hiện một cuộc khảo sát để tìm hiểu xem du khách có những mong muốn như thế nào đối với dịch vụ du lịch trong mười năm tới.

Ngày nay, với laptop hoặc smartphone người ta có thể thực hiện hầu hết các thao tác hỗ trợ cho chuyến du lịch của mình

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2020

CyHome – Hệ sinh thái chung cư thông minh


Chương trình Khởi nghiệp Công nghệ của Đài Truyền hình Việt Nam mùa đầu tiên đã kết thúc với nhà quán quân là ứng dụng CyHome. Trước đó, CyHome nằm trong danh mục đầu tư của Quỹ Tăng tốc Khởi nghiệp Việt Nam và hoàn tất quá trình gọi vốn vòng đầu tiên với số tiền 380.000 USD. Đây là một ứng dụng hỗ trợ việc quản lý và vận hành chung cư dễ dàng hơn và giúp cư dân thanh toán các chi phí một cách thuận tiện.

CyHome là gì?

CyHome là một giải pháp mới, hướng tới mảng quản lý chung cư theo hướng tiếp cận thân thiện với cư dân. Phần mềm hỗ trợ quản lý chung cư đã xuất hiện từ khá lâu trên thị trường, tập trung chủ yếu vào giải quyết việc tính toán về tài chính thu chi trong một toà nhà. Các phần mềm này thực chất là một phần mềm kế toán chuyên biệt cho các Ban quản lý (BQL) chung cư, toà nhà. Một số phần mềm thế hệ cũ đã có những thay đổi nhất định, tuy vậy, các bản nâng cấp từ phiên bản cũ này đa phần chỉ là những chức năng rời rạc gắn vào một bộ khung cũ.

Những sản phẩm công nghệ đoạt giải Tech Awards 2019


Tech Awards là sự kiện thường niên do VnExpress tổ chức để trao giải cho các sản phẩm công nghệ nổi bật trong năm tại Việt Nam. Điểm số của sản phẩm bao gồm 40% do độc giả bình chọn, 60% còn lại do các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đánh giá. Lễ trao giải Tech Awards 2019 vừa diễn ra tối 8-1-2020.

Những sản phẩm đoạt giải Tech Awards 2019 gồm có:

Điện thoại xuất sắc: Samsung Galaxy Fold

Samsung Galaxy Fold đoạt giải Điện thoại xuất sắc tại Tech Awards 2019

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2020

Nền kinh tế chia sẻ - Tương lai huy hoàng hay điêu tàn?

Khi Uber xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2014, người ta bắt đầu chú ý tới mô hình kinh doanh độc đáo của nó: nền kinh tế chia sẻ. Kể từ đó mô hình này ngày càng phát triển mạnh, đặc biệt đây là mảnh đất màu mỡ cho các bạn trẻ khởi nghiệp. Nhiều dự án khởi nghiệp dựa trên mô hình kinh tế chia sẻ đã được ra đời tại Việt Nam và trong số đó không ít dự án đã đạt được thành công đáng kể. Thế nhưng năm 2019 chứng kiến sự sụp đổ hoặc xuống dốc của các ông lớn về kinh tế chia sẻ trên thế giới, như WeWork, Uber, AirBnb… Vậy tương lai của kinh tế chia sẻ ra sao? Huy hoàng hay điêu tàn?

Mô hình kinh tế chia sẻ ra đời, kỳ vọng lớn cho nền kinh tế thế giới

Khá nhiều năm trước, những mô hình chia sẻ đã xuất hiện, dù rằng khi đó chưa gọi là kinh tế chia sẻ. Năm 1995, Craigslist bắt đầu quyên góp trực tiếp, thuê địa điểm và bán mọi thứ, từ thú cưng, đồ nội thất cho đến căn hộ. Năm 2000, Zipcar cho phép các thành viên thuê xe hơi để thực hiện các chuyến đi ngắn (mô hình Uber, Grab,… sau này). Năm 2004, CouchSurfing biến các phòng khách thành phòng khách sạn (mô hình Airbnb sau này). Thời đó, smartphone chưa phổ biến rộng rãi, nên những mô hình này dù có hiệu quả nhưng chưa thu hút sự chú ý của giới đầu tư.

Nửa sau thập niên 2000 và đầu thập niên 2010 chứng kiến sự phát triển thần tốc của các mô hình kinh tế chia sẻ. Nổi bật nhất là Uber, Lyft (chia sẻ xe), Airbnb (chia sẻ căn hộ), WeWork (chia sẻ văn phòng làm việc).

Uber, công ty theo mô hình kinh tế chia sẻ lớn nhất thế giới. Ảnh: The New York Times

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2020

Tik Tok: Giữa muôn trùng vây


Ngày 31-12-2019, Lục quân Mỹ đã ban hành lệnh cấm binh sĩ sử dụng Tik Tok, ứng dụng đang ăn khách của Trung quốc. Đây là lệnh cấm mới nhất của quân đội Mỹ đối với ứng dụng này, trước đó là lệnh cấm từ Bộ Quốc phòng và Hải quân Mỹ.

Tik Tok là gì?

Tik Tok (còn gọi là Douyin) là một nền tảng video ca nhạc và mạng xã hội ra đời hồi tháng 9-2016. Ứng dụng di động Tik Tok cho phép người dùng xem các clip ca nhạc, quay các clip ngắn và biên tập chúng, thêm các hiệu ứng đặc biệt vào các clip. Để tạo ra các video ca nhạc của mình, người dùng chỉ cần chọn trong danh sách nhạc nền bài hát mình ưa thích rồi trong khi ứng dụng ghi hình, họ muốn diễn xuất ra sao tùy ý. Thời lượng mỗi clip tối đa 60 giây. Sau đó, clip này được xuất bản trên Tik Tok cho mọi người xem.

Công ty sở hữu Tik Tok, ByteDance là một trong những startup tăng trưởng nhanh nhất tại Trung Quốc. Theo thống kê vào tháng 7, các sản phẩm của ByteDance có 1,5 tỷ người dùng hoạt động mỗi tháng trên toàn cầu và 700 triệu người dùng mỗi ngày. Trong nửa đầu năm 2019, doanh thu của ByteDance đạt 7 tỷ USD, giá trị công ty tính đến cuối năm ngoái là 78 tỷ USD.

Ở Việt Nam, Tik Tok chính thức gia nhập thị trường vào tháng 4-2019 và nhanh chóng có nhiều người dùng. Ước lượng số người dùng Tik Tok ở Việt Nam hiện nay là 12 triệu người, chủ yếu là giới trẻ.

Tik Tok nhanh chóng thu hút giới trẻ toàn thế giới

Có nên tuyệt đối “nghe lời” Google Maps?

Ngày 30-12-2019, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip một đôi nam nữ chở nhau trên xe máy chạy ngược chiều trên cao tốc Long Thành – Dầu Giây, do một lái xe tải (ngụ tại Đồng Nai) quay được. Người xem giật mình tự hỏi vì sao hai người này liều mạng như vậy?

Ngày 31-12-2019, công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E) đã ghi nhận phương tiện trên đi vào đường cao tốc từ nút giao Vành đai 2 theo hướng TP.HCM đi Long Thành. Theo ghi nhận qua camera, chiếc xe này đi vào cao tốc lúc 8g39p ngày 30-12 và 10 phút sau phát hiện lỗi nên quay đầu trở lại và đi ngược chiều để ra khỏi đường cao tốc.

Theo ghi nhận của VEC E, năm 2019 có 5.272 trường hợp chạy xe máy vào đường cao tốc này, trong đó có 3.649 trường hợp theo hướng TP.HCM đi Dầu Giây và 1.623 trường hợp theo hướng Dầu Giây đi TP.HCM. Hầu hết các trường hợp chạy xe máy vào đường cao tốc đều bị chặn lại tại các trạm thu phí, sau đó được hướng dẫn đi ra khỏi đường cao tốc qua đường dân sinh, các trường hợp cố tình vượt qua trạm thu phí sẽ được thông báo đến các trạm thu phí kế tiếp và đội tuần tra để phối hợp chặn lại, bàn giao cho C08 xử lý.

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2020

Hồ sơ Panama (2016): Thách thức công nghệ số đối với báo chí

Năm 2016, 11,5 triệu tài liệu mật của công ty Panama Mossack Fonseca bị rò rỉ, cho thấy thông tin chi tiết của hơn 214.000 công ty ma được thành lập để trốn thuế, bao gồm cả danh sách của các cổ đông và các giám đốc. Trong các danh sách này có nhiều nhà chính trị và các tổ chức giàu có, nhiều thế lực của nhiều quốc gia. Cả thế giới chấn động, nhưng ít người biết là để xử lý khối tài liệu khổng lồ này giới báo chí đã phải tiếp cận với công nghệ số hiện đại, mà ngày nay người ta gọi là Công nghệ Dữ liệu lớn.

Biếm họa về vụ Hồ sơ Panama. Giới truyền thông (Media) đang soi rọi những tài liệu về việc trốn thuế (Tax evasion). Tranh của Paresh trên The Khaleej Times, Dubai.