Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

Facebook chiến đấu với những nội dung thù hằn trên nền tảng của mình


Những năm qua, mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng bị lên án là nơi dung dưỡng và phát tán những nội dung bạo lực và thù hằn, đặc biệt là sau vụ xả súng tại nhà thờ Hồi giáo ở New Zealand hồi tháng 3 năm ngoái. Facebook đã phải nỗ lực rất nhiều để xóa bỏ những nội dung ấy trên nền tảng của mình.

Có một thực tế đáng buồn là trong những năm qua mạng xã hội là mảnh đất lý tưởng cho việc nuôi dưỡng và phát triển những ý tưởng và hành vi khủng bố, kích động thù hằn và bạo lực. Từ việc khơi gợi ý tưởng khủng bố đến tổ chức hiệu triệu những người tham gia sang đến việc tuyên truyền những “thành quả” đạt được do khủng bố, tất cả đều được thực hiện dễ dàng trên mạng xã hội và nhờ đặc điểm phổ biến rộng, nhanh của nó, những nội dung xấu này lan truyền nhanh chưa từng thấy. Đỉnh điểm của sự việc là vào tháng 3-2019, khi kẻ thủ ác xả súng tại nhà thờ Hồi giáo ở New Zealand.

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2020

Plandemic - Tin giả về virus gây tác hại như virus


Trong những ngày đầu tháng 5, trên mạng lan truyền một đoạn video dài 26 phút mang tên Plandemic – một cái tên chơi chữ, ghép giữa plan (kế hoạch) và pandemic (đại dịch) – có nội dung nói về thuyết âm mưu và đại dịch COVID-19. Chỉ trong vài ngày, đoạn video này đã lan truyền… như virus. Riêng trên Facebook, đã có tới 1,8 triệu lượt xem và 150.000 lượt chia sẻ.

Bộ phim Plandemic

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2020

Tik Tok hưởng lợi nhờ đại dịch


Khó có thể khẳng định rằng COVID-19 là nguyên nhân chính khiến ứng dụng video giải trí Tik Tok phát triển mạnh, nhưng điều hiển nhiên là trong quý 1-2020 – quý bùng phát đại dịch – số lượt tải ứng dụng Tik Tok trên thế giới là hơn 300 triệu, cao hơn bao giờ hết và vượt xa các ứng dụng khác.

Số lượt tải về và doanh thu tăng vọt

Theo thống kê từ Sensor Tower, trong quý 1-2020 số lượt tải ứng dụng Tik Tok trên toàn cầu là 315 triệu lượt, con số cao nhất trong một quý của Tik Tok và cũng là con số vượt xa số lượt tải của các ứng dụng khác. Hiện TikTok đạt 2 tỷ lượt tải, tăng gấp đôi so với hơn một năm trước.

Biểu đồ số lượt tải Tik Tok theo từng quý. Nguồn: Sensor Tower

Google Lens, đã hay càng hay hơn!

Google Lens là một công nghệ nhận dạng hình ảnh do Google phát triển, được thiết kế để khi ta đưa ống kính máy ảnh (của điện thoại di động) vào một đối tượng nào thì nó sẽ cung cấp các thông tin về đối tượng đó. Ra đời từ cuối năm 2017 trên một số thiết bị của Google, đến tháng 3-2018 Google Lens đã được cài đặt sẵn trên nhiều thiết bị không phải của Google và đem lại những trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. Cách đây vài hôm, Google Lens lại vừa có thêm những tính năng mới nữa, công cụ này đã hay càng hay hơn!

Hãy để Google Lens nhìn giúp bạn

Bạn đang đi dạo bỗng nhìn thấy một bông hoa đẹp và lạ. Bạn muốn biết hoa này là hoa gì nhưng không biết hỏi ai, lên Google tìm cũng không được vì không biết hoa tên gì thì làm sao mà nhập vào để tìm. Hãy để Google Lens giúp bạn. Giơ ống kính Google Lens về phía hoa làm động tác chụp hình, thế là bạn sẽ có ngay các thông tin cần biết về hoa đó.

Giơ Google Lens lên chụp hình hoa, bạn sẽ được cung cấp ngay thông tin về hoa

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2020

Những bản đồ mang ta đến gần nhau hơn


Trong 4 tháng qua, từ tháng 12-2019 đến tháng 4-2020, số lượng người tạo và xem My Maps - một công cụ nhỏ nằm trong ứng dụng Google Maps - tăng vọt, đã có thêm gần một tỷ lượt tạo mới, chỉnh sửa và lượt xem. So với cùng kỳ năm ngoái, tăng từ 2 tỷ lên gần 3 tỷ. Vì sao có sự đột biến này?

My Maps (Bản đồ của tôi) là một công cụ nhỏ nằm trong ứng dụng Google Maps, được Google cho ra đời từ năm 2007. Mục đích ban đầu của công cụ này là giúp người dùng tạo nên những bản đồ của riêng mình dựa trên nền bản đồ chính để ghi nhớ các địa điểm cần lui tới, nơi ở của những người thân quen. Trong mùa dịch bệnh và tình trạng giãn cách xã hội khiến người ta nghĩ ra nhiều giải pháp ứng dụng My Maps rất hiệu quả cho cộng đồng. Các cộng đồng đã sử dụng My Maps để chia sẻ thông tin hữu ích, thông tin địa phương để giúp nhau phòng chống lây lan COVID-19 tốt hơn, tìm đến nơi kiểm tra và điều trị dịch bệnh nhanh hơn, hay biết được nơi hỗ trợ hiệu quả cho những người khó khăn về kinh tế…

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Thương mại điện tử Việt Nam trong mùa dịch biến động ra sao?


Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, trong đó có thương mại điện tử (TMĐT) bởi vì khi dịch bệnh bùng phát thì người ta sẽ phải hạn chế di chuyển và giao tiếp trực tiếp, phải mua sắm online nhiều hơn. Thế nhưng cụ thể những biến động này như thế nào? Bản đồ TMĐT Việt Nam Quý 1-2020 do website tìm kiếm và so sánh giá iPrice Group cùng công ty đo lường SimilarWeb vừa công bố cho chúng ta cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này.

Top sàn TMĐT Việt Nam quý 1-2019 có chút ít thay đổi

Bốn ông lớn TMĐT Việt Nam vẫn là bốn cái tên quen thuộc, nhưng trật tự có chút thay đổi. Xếp thứ nhất vẫn là Shopee, Tiki đã lấy lại vị trí thứ nhì, vị trí thứ ba và thứ tư lần lượt là Lazada và Sendo.

Lượng truy cập website của các sàn TMĐT từ Q1-2019 đến Q1-2020. Nguồn: iPrice

Sản phẩm video hội nghị Google Meet được cung cấp miễn phí trên toàn thế giới

Google Meet - sản phẩm video hội nghị với nhiều tính năng cao cấp của Google – vốn là một ứng dụng có thu phí. Trong mùa dịch COVID-19, Google đã cung cấp ứng dụng này miễn phí đến một số đối tượng hạn chế, như trường học. Mới đây, ngày 29-4, Google tuyên bố bắt đầu cung cấp miễn phí Google Meet với đầy đủ tất cả các tính năng cao cấp cho tất cả mọi người dùng trên toàn thế giới.

Cung cấp miễn phí Google Meet trên toàn thế giới

Ngày 29 tháng Tư, Javier Soltero, Phó Chủ tịch G Suite của Google, cho biết:

Các cuộc họp video giúp chúng ta kết nối với nhau - từ trao đổi công việc với đồng nghiệp, tâm sự những người thân cho đến việc học từ nhà.