Thứ Hai, 15 tháng 6, 2020

Facebook kiện những kẻ mạo danh mình


Trong vài tuần qua, Facebook liên tiếp đệ đơn kiện các công ty đăng ký tên miền đã cho đăng ký các tên miền có nội dung na ná với tên miền của Facebook, nhằm lừa đảo người dùng Internet.

Rất nhiều tên miền mạo danh Facebook hoặc dịch vụ của Facebook

Trong thông báo tuần này, Facebook cho biết họ đã đệ đơn kiện công ty đăng ký tên miền Namecheap và dịch vụ ủy quyền của công ty này là WhoIsGuard tại bang Arizona. Nội dung kiện là Namecheap, thông qua WhoIsGuard, đã đăng ký nhiều tên miền có nội dung giống với tên của Facebook hoặc các dịch vụ của Facebook nhằm lừa đảo mọi người.

Facebook cho biết họ thường xuyên quét các tên miền và ứng dụng vi phạm nhãn hiệu của mình để bảo vệ mọi người khỏi bị lạm dụng, từ đó đã phát hiện rằng rằng dịch vụ Whoisguard của Namecheap đã đăng ký hoặc sử dụng 45 tên miền mạo danh Facebook hoặc các dịch vụ của Facebook, chẳng hạn như InstagramBusinessHelp.com, Facebo0k-login.com và Whatsappdoad.site... Facebook đã gửi thông báo cho Whoisguard từ tháng 10-2018 đến tháng 2-2020, và mặc dù WhoIsGuard có nghĩa vụ cung cấp thông tin về các tên miền vi phạm này, họ đã từ chối hợp tác. Để mọi người không bị lừa bởi những địa chỉ web này, Facebook đã thực hiện hành động pháp lý.

Cà phê Dalgona đã thành “hot trend” như thế nào?


Bạn đã từng được ai “rủ rê” pha chế thử một món cà phê có tên gọi Dalgona chưa? Nếu có thì cũng chẳng có gì lạ, vì theo phát hiện của Google điều này đang là một xu hướng (trend) chung của cả thế giới!

Cà phê Dalgona là gì?

Cà phê Dalgona - còn gọi là cà phê bọt biển, cà phê đánh bông - là một loại thức uống được làm bằng cách đánh bông cà phê hòa tan, đường và nước nóng cho đến khi nó trở thành kem và sau đó thêm vào sữa. Có khi nó được phủ lên trên bằng bột cà phê, ca cao, bánh quy vụn hoặc mật ong.

Cà phê Dalgona. Ảnh: whiskaffair.com

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2020

Người ảo trong thế giới thực


Ngày 31-8-2007, công ty Crypton Future Media của Nhật trình làng một giọng ca trẻ, Hatsune Miku, 17 tuổi. Chỉ trong 12 ngày đầu phát hành, gần 30.000 bản đã được bán ra, một con số bất ngờ đối với chính của Crypton Future Media. Cuối năm đó, Amazon.co.jp thông báo doanh thu của Hatsune đạt hơn 57 triệu yên, trở thành mặt hàng chạy nhất của Amazon. Và Hatsune Miku tiếp tục trở thành thần tượng mãi cho đến tận bây giờ…

Những con số ấn tượng về Hatsune Miku

Tính đến năm 2018, theo thống kê của Brett King trong Augmented:

-        Hatsune Miku có hơn 100 ngàn bài hát đã được phát hành, một triệu rưỡi video trên YouTube và hơn một triệu tác phẩm hội họa từ người hâm mộ.
-        Hatsune Miku có một điệu nhảy gây sốt của riêng mình với tên MikuMikuDance (MMD)
-        Viện nghiên cứu Nomura ước tính rằng kể từ khi ra mắt tháng 8-2007 đến tháng 3-2012, Hatsune Miku đã mang về hơn 10 ngàn tỷ yên doanh thu (khoảng 130 tỷ USD). Doanh thu này bao gồm cả những sản phẩm phái sinh từ đĩa nhạc Hatsune Miku như game, video quảng cáo, vật dụng lưu niệm,…
-        Hatsune Miku có nhiều hợp đồng quảng cáo hơn tổng số của 2 ngôi sao thể thao là Tiger Woods và Michael Jordan cộng lại.
-        Hatsune Miku có hơn 2,5 triệu người hâm mộ trên Facebook.
-        Hatsune Miku đã biểu diễn hơn 30 show ca nhạc cháy vé trên khắp thế giới, tại Los Angeles, New York, Đài Bắc, Hong Kong, Singapore, Tokyo, Vancouver, Washington và gần đây nhất là hát cùng với Lady Gaga.

Điều đáng nói là khi Hatsune Miku xuất hiện lần đầu năm 2007 thì cô mới 17 tuổi, đến nay sau 13 năm cô cũng chỉ mới… 17 tuổi thôi!

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2020

Facebook đầu tư vào Gojek

Ngày 2-6, Facebook công bố chính thức đầu tư vào Gojek. Đây là lần đầu tiên Facebook đầu tư vào một doanh nghiệp có trụ sở tại Indonesia, với hy vọng tạo ra những cơ hội kinh doanh mới cho Facebook và dịch vụ Whatsapp tại đây.

Facebook và PayPal là 2 nhà đầu tư mới nhất của Gojek

Gojek là ứng dụng phát triển đầu tiên và nhanh nhất của Indonesia, dùng để đặt hàng thực phẩm, mua sắm, đi lại và thanh toán kỹ thuật số trên khắp Đông Nam Á. Kể từ khi ra mắt ứng dụng vào năm 2015, Gojek đã giúp đưa hàng trăm nghìn thương nhân lên nền tảng của mình, cho phép họ tiếp cận tới hơn 170 triệu người trên khắp Đông Nam Á. Mảng thanh toán của Gojek xử lý hàng tỷ giao dịch mỗi năm và sở hữu ví điện tử lớn nhất ở Indonesia.

Nhà bán lẻ ứng dụng điện toán đám mây để vượt qua khó khăn trong đại dịch COVID-19

Đầu tháng 6-2020, Google đưa ra một bản nhận định về những khó khăn mà các nhà bán lẻ gặp phải trong tình hình đại dịch COVID-19, đồng thời nêu lên những giải pháp do họ cung cấp để giúp các nhà bán lẻ vượt qua những khó khăn này.

Điện toán đám mây giúp các nhà bán lẻ định hình lại doanh nghiệp của mình để vượt qua khó khăn. Ảnh: Google

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2020

Công nghệ số sẽ tạo nên con người bất tử?


Trường sinh bất tử là ước mơ của con người từ xa xưa. Thời xưa, người ta đi tìm thần dược hay tu tiên. Ngày nay, người ta tìm đến khoa học và công nghệ để mong đạt được mơ ước bất tử. Công nghệ số lại mở ra một hướng mới để tạo nên con người bất tử, người ta gọi đó là “bất tử số” (digital immortality).

Khái niệm Bất tử số

Bất tử số (digital immortality), hay còn gọi là bất tử ảo (virtual imortality) là khái niệm giả định về việc lưu trữ (hoặc chuyển giao) tính cách của một người từ thể xác của người ấy sang phương tiện truyền thông bền vững hơn, chẳng hạn như máy tính. Kết quả là ta có một hiện thân (avatar) có những hành xử, phản ứng và suy nghĩ như một người trên cơ sở lưu trữ kỹ thuật số của người đó. Sau cái chết của cá nhân, hiện thân này có thể giữ nguyên hoặc tiếp tục học hỏi và phát triển.

Như vậy khái niệm bất tử số có phần khác với khái niệm bất tử truyền thống. Ở khái niệm bất tử truyền thống, con người không chết đi và chính mình vẫn còn sống để hành xử, phản ứng với mọi người. Với bất tử số, con người thực sự đã chết nhưng hiện thân của người ấy vẫn còn đó với đầy đủ những bản chất, suy nghĩ, cách ứng xử của mình và như vậy đối với người thân, với xã hội người ấy vẫn còn sống.

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng


Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 năm nay đến trong bối cảnh thiếu nhi tiếp xúc với môi trường mạng nhiều hơn bao giờ hết do ảnh hưởng của dịch COVID-19, cũng là lúc bộ Thông tin & Truyền thông (TT-TT) đang tích cực xây dựng Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2020-2025” với sự phối hợp của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF).

Khẩn trương đưa ra quy định bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Ngày 10-3-2020, Thứ trưởng Bộ TT-TT Hoàng Vĩnh Bảo đã tiếp bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam. Tại cuộc gặp này, bà Rana Flowers bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến nỗ lực bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, UNICEF rất mong muốn hợp tác với Bộ TT&TT trong việc đưa  ra các quy định chặt chẽ đối với các công ty cung cấp dịch vụ Internet và các công ty công nghệ trong việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, ban hành các hướng dẫn giúp các bậc phụ huynh giúp con sử dụng Internet một cách an toàn, cách ứng xử khi con bị xâm hại, bắt nạt trên không gian mạng.