Tuần lễ cuối tháng 10 vừa qua diễn
ra sự kiện “Global Media and Information Literacy Week” (tạm dịch Tuần lễ Thông
hiểu về Phương tiện Truyền thông và Thông tin toàn cầu) do UNESCO tổ chức. Đây
là sự kiện hàng năm, được bắt đầu từ năm 2012. Vào dịp này, UNESCO phối hợp cùng
các tổ chức quốc tế tạo nên các hoạt động “xóa mù truyền thông” trên toàn thế
giới.
Lưu trữ các bài viết về công nghệ đăng trên báo Đồng Nai, Đồng Nai Cuối tuần, Lao động Đồng Nai
Thứ Hai, 15 tháng 11, 2021
“Xóa mù truyền thông”, câu chuyện còn dài
Thứ Hai, 8 tháng 11, 2021
Năm 2021, email tròn 50 tuổi
Ngày nay, email là thứ quá quen thuộc với chúng ta. Hầu như ai cũng có một địa chỉ mail để liên lạc với dạng thức abc@xyz. Cái “ký hiệu thần thánh” @ trong địa chỉ email để phân chia giữa phần định danh người nhận và định danh máy chủ (hosting) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1971. Năm đó được xem là năm khai sinh ra email, đến nay vừa tròn nửa thế kỷ.
1971: năm khai sinh ra @ và email
Tin nhắn đầu tiên được gởi qua mạng Internet vào năm 1969. Ở thời điểm ấy, ta có mạng ARPANET, chính là tiền thân của World Wide Web (mạng Internet) ngày nay. Người ta thấy một tin nhắn (message) được gửi qua ARPANET giữa hai IMP (Interface Message Processors, tạm dịch Bộ xử lý tin nhắn giao diện) vào ngày 29-10-1969. IMP là tiền thân của bộ định tuyến mạng (router) ngày nay. Một thiết bị được thiết lập trong khuôn viên UCLA, trong khi thiết bị còn lại đặt tại Viện Nghiên cứu Stanford. Tuy nhiên đây chưa được xem là email vì đây chỉ là tin nhắn được gửi đi giữa 2 thiết bị, chứ không phải là 2 hộp thư. Thời điểm ấy chưa có khái niệm địa chỉ email. Hiểu nôm na là chỉ mới có thông báo gửi đến nhà chứ chưa có thư gửi đến thành viên trong nhà.
Thứ Hai, 1 tháng 11, 2021
Facebook đổi tên và đổi cả chức năng
Giữa lúc đang phải đối mặt với những cáo buộc nặng nề về việc kiểm soát nội dung đăng trên Facebook, sự kiện thường niên Facebook Connect 2021 vẫn diễn ra với những thông tin cực kỳ quan trọng, trong đó gây chú ý lớn nhất là Facebook sẽ đổi tên thành Meta, đồng thời chức năng chính của công ty cũng chuyển từ công ty truyền thông xã hội sang công ty công nghệ xã hội.
Hội nghị Connect hàng năm của Facebook quy tụ các nhà phát triển thực tế ảo và tăng cường, người sáng tạo nội dung, nhà tiếp thị và những người khác để kỷ niệm động lực và sự phát triển của ngành. Sự kiện năm nay khám phá những trải nghiệm trong metaverse có thể cảm thấy như thế nào trong thập kỷ tới - từ kết nối xã hội đến giải trí, chơi game, thể dục, công việc, giáo dục và thương mại. Trong lá thư gửi đến người dùng Internet trên toàn thế giới, công bố trong hội nghị ngày 28-10, Mark Zuckerberg chia sẻ những điều mới mẻ mà Meta sẽ đem tới. Tóm lược nội dung như sau:
Thứ Hai, 25 tháng 10, 2021
Mã độc tống tiền tăng vọt trong mùa dịch
Trong khuôn khổ chương trình “An toàn hơn cùng Google” nhân tháng 10 – tháng An toàn Mạng trên thế giới, Google công bố báo cáo được thực hiện cùng VirusTotal về các cuộc tấn công mã độc tống tiền vào các tổ chức và doanh nghiệp trên toàn cầu. Đáng chú ý là theo báo cáo này Việt Nam đứng hàng thứ ba trên thế giới về số cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền, tăng gần 200% so với mức cơ bản.
VirusTotal phân tích và tổng hợp thông tin về virus trên
thế giới
VirusTotal là một trang web do công ty bảo mật Tây Ban Nha Hispasec Sistemas tạo ra vào tháng 6-2004 và được Google mua lại vào tháng 9-2012. VirusTotal kết hợp nhiều phần mềm diệt virus và là công cụ kiểm tra virus trực tuyến. Khi người dùng nhận được đường link hay file qua mail, tin nhắn hay bất kỳ phương tiện nào mà cảm thấy nghi ngờ không dám mở ra thì sẽ mở website VirusTotal (http://virustotal.com) và yêu cầu VirusTotal kiểm tra đường link hay file đó. VirusTotal sẽ phân tích xem file/đường link đó có chứa mã độc hại hay không và báo cáo cho người dùng, đồng thời nếu phát hiện mã độc thì sẽ chia sẻ thông tin cho cộng đồng bảo mật toàn cầu.
Thứ Hai, 18 tháng 10, 2021
An toàn hơn trong “Tháng An toàn mạng”
Tháng Mười hàng năm là Tháng Nhận thức về An toàn mạng trên thế giới (Cybersecurity Awareness month), nhân dịp này Google ra mắt chương trình “An toàn hơn cùng Google”. Bên cạnh đó, Google phối hợp cùng Trung tâm Giám sát An toàn Không gian Mạng Quốc gia (NCSC) giới thiệu Trung tâm An toàn Google dành cho tất cả người Việt.
Tháng 10-2021 với chủ đề: Hãy thông minh khi ở trên mạng
Tháng nâng cao nhận thức về an toàn mạng (CyberSecurity
Awareness Month, viết tắt là CSAM) là một chiến dịch được quốc tế công nhận, tổ
chức vào tháng 10 hàng năm nhằm giúp công chúng hiểu thêm về tầm quan trọng của
an toàn mạng.
CSAM được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2003 với tên là Tháng Nhận thức về An toàn mạng Quốc gia (National CyberSecurity Awareness Month, NCSAM), tổ chức tại Mỹ. Sau đó, chiến dịch được mở rộng ra trên phạm vi thế giới. Điều này là tất yếu, vì các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Google, Facebook, Microsoft… có phạm vi hoạt động là toàn cầu.
Thứ Hai, 4 tháng 10, 2021
3 trường tại Việt Nam đạt chứng nhận Trường học Điển hình Microsoft”
Ngày 26-9 tại Hà Nội,
Microsoft đã chính thức công bố 3 trường học tại Việt Nam đạt chứng nhận
“Trường học Điển hình Microsoft” (Microsoft Showcase School) năm học 2021-2022.
Các trường này đã đáp ứng xuất sắc mọi tiêu chuẩn nghiêm ngặt để góp mặt vào
danh sách hơn 400 tổ chức giáo dục Microsoft Showcase School trên toàn cầu.
Trường học Điển hình Microsoft là gì?
Dựa trên nhiều thập kỷ làm việc với các nhà hoạch định chính
sách, các nhà lãnh đạo trường học và các nhà giáo dục trên khắp thế giới,
Microsoft hỗ trợ các trường học trong chương trình Trường học Điển hình Microsoft
(Microsoft Showcase School) bằng các nguồn lực và ý tưởng để biến tầm nhìn của
họ thành hiện thực. Microsoft Showcase School tạo ra các trải nghiệm lấy học
sinh làm trung tâm, nhập vai và hòa nhập, truyền cảm hứng cho việc học tập suốt
đời, kích thích sự phát triển các kỹ năng thiết yếu sẵn sàng cho tương lai để
học sinh được trao quyền và đạt được nhiều thành tích hơn.
Danh hiệu “Trường học Điển hình Microsoft” được cấp cho các trường học tiêu biểu trong việc thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng xuất sắc công nghệ thông tin để nâng cao kết quả học tập và giảng dạy, từ đó kiến tạo nền giáo dục tiên tiến lấy học sinh làm trọng tâm và chuẩn bị kỹ năng số thúc đẩy thành công cho học sinh trong tương lai.
Thứ Hai, 27 tháng 9, 2021
Đại dịch COVID-19 thúc đẩy ứng dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp
Ngày 20-9-2021, tại Hà Nội,
Tập đoàn De Heus (Hà Lan) công bố hợp tác với Microsoft Việt Nam thông qua việc
lựa chọn giải pháp đám mây Microsoft Azure để triển khai ứng dụng nông nghiệp 4.0
trên toàn bộ hệ thống quản lý và vận hành của mình ở Việt Nam và các nước khác
trong khu vực Châu Á nơi De Heus có mặt, góp phần mang thực phẩm sạch đến người
tiêu dùng.
Nhu cầu về thực phẩm an toàn ngày càng tăng
Dân số thế giới được dự đoán sẽ tăng lên khoảng 9,8 tỷ người
vào năm 2050, theo đó nhu cầu về thực phẩm an toàn và lành mạnh cũng sẽ gia
tăng. Viện Tài nguyên Thế giới ước tính nhu cầu thực phẩm trên toàn cầu sẽ tăng
56%, trong đó nhu cầu thực phẩm làm từ động vật tăng gần 70%. Đây sẽ là một thách
thức lớn và cũng là cơ hội cho người chăn nuôi và các công ty sản xuất lương
thực trên toàn thế giới.
Tập đoàn De Heus trên thế giới và tại Việt Nam
De Heus được thành lập vào năm 1911 tại Hà Lan. Sau hơn một
100 năm công ty vẫn đang hoạt động, được sở hữu dưới mô hình kinh doanh gia
đình, thuộc gia đình De Heus quản lý. Hiện nay, De Heus là một tập đoàn hoạt
động trên quy mô toàn cầu, với hơn 100 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các
giải pháp tiên tiến về dinh dưỡng động vật, có mặt tại hơn 75 quốc gia, bao gồm
82 nhà máy trải dài ở các khu vực trọng điểm chăn nuôi của thế giới với hơn
6.000 nhân viên trên toàn cầu và nằm trong top 10 các tập đoàn sản xuất thức ăn
chăn nuôi lớn nhất thế giới.