Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2020

Trí tuệ nhân tạo giúp nâng cao chất lượng tìm kiếm

Tìm kiếm là một câu chuyện không bao giờ kết thúc vì nhu cầu tìm kiếm của con người ngày càng đa dạng và phong phú. Một công cụ tìm kiếm phải luôn được tinh chỉnh để thỏa mãn nhu cầu của người dùng. Với Google, ban đầu họ chỉ tìm kiếm trong vô số thông tin để lấy ra những gì bạn cần, nhưng giờ đây trí tuệ nhân tạo ngày càng giúp họ hiểu thế giới của chúng ta hơn với những phức tạp và sinh động của nó.

22 năm, Google Tìm kiếm ngày càng thông minh hơn

22 năm trước, Google ra đời. Khi ấy internet chỉ mới phôi thai và là một chốn rất đơn giản, Việc tìm kiếm được hiểu theo một nghĩa hết sức cơ bản là: cho một chuỗi ký tự, hãy tìm sự xuất hiện chuỗi ký tự ấy trong các trang web đã biết. Ví dụ như muốn biết khoảng cách từ Biên Hòa đi TP. Hồ Chí Minh là bao xa, thì ta nhập vào ô Tìm kiếm: “khoảng cách Biên Hòa – TP. Hồ Chí Minh” hay “cự ly Biên Hòa – TP. Hồ Chí Minh”. Nếu trang web có nội dung “từ Biên Hòa đến TP. Hồ Chí Minh là 30 km” thì nó sẽ không được hiện ra trong kết quả tìm kiếm vì nó không có những chữ giống hệt như những chữ trong ô Tìm kiếm, dù rằng nó giải đáp đúng điều người ta cần tìm. Hoặc người dùng nhập chữ “TP. Hồ Chí Minh” mà nội dung trang là “Thành phố Hồ Chí Minh”, cũng coi là không khớp.

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

Tìm kiếm bài hát bằng cách ngâm nga

Có khi nào bạn nhớ loáng thoáng giai điệu một bài hát, không nhớ lời, không biết tựa nhưng lại muốn biết đó là bài hát nào hay không? Chẳng lẽ lên Google tìm “lá là là la lá lá là là la lá”? Trước nay thì không được, nhưng bây giờ có thể dùng Google để tìm bài hát bằng cách chỉ cần ngâm nga giai điệu của nó.

Tìm kiếm bằng cách ngâm nga

Bạn tình cờ nghe ở đâu đó (khi đang đi trên đường phố, trong một bữa tiệc…) một bài hát rất hay và bạn rất thích, muốn biết xem đó là bài gì để tìm nghe lại. Hoặc có một bài hát xa xưa mà bây giờ chỉ còn giai điệu lởn vởn bên tai bạn, bạn cố nhớ nhưng vẫn không tài nào nhớ được đó là bài gì. Có công cụ Google để tìm kiếm đấy, thế nhưng bạn không biết tựa bài hát và cũng chẳng nhớ từ nào trong lời bài hát. Vậy thì làm sao tìm được?

Bắt đầu từ hôm nay, bạn có thể ngâm nga (ứ ư ừ, lá la là…), huýt sáo hoặc hát một giai điệu để Google tìm kiếm bài hát tương ứng. Trên thiết bị di động của bạn, hãy mở Google Tìm kiếm, nhấn vào biểu tượng micrô rồi nhấp vào nút “Tìm kiếm bài hát”. Sau đó, bắt đầu ngâm nga trong 10-15 giây.

Nhấp biểu tượng micro trên Google Tìm kiếm rồi nhấp Tìm kiếm bài hát (hình 1), ngâm nga (hình 2), và xem kết quả (hình 3). Ảnh chụp màn hình.

Google hỗ trợ nhà bán lẻ và người mua sắm châu Á

Google Mua sắm (Google Shopping) là một thẻ trên Google Tìm kiếm, nó giúp người dùng thay vì tìm kiếm chung chung có thể tập trung tìm kiếm hàng hóa cần mua sắm và ở phía ngược lại giúp người bán giới thiệu sản phẩm đến người mua. Để hỗ trợ nhà bán lẻ châu Á trong thời điểm khó khăn do dịch COVID-19, từ nay Google sẽ miễn phí việc giới thiệu sản phẩm trên Google Mua sắm.

Bối cảnh thị trường bán lẻ tại châu Á đang thay đổi

Trước khi xảy ra đại dịch, thương mại điện tử ở Đông Nam Á vẫn đang phát triển nhanh chóng. Nền kinh tế Internet trong khu vực đã đạt 100 tỷ đôla Mỹ vào năm 2019, trên đà đạt mức dự báo 300 tỷ đôla vào năm 2025. Dịch COVID-19 lại càng thúc đẩy những xu hướng này. Theo phân tích của Google, 53% người mua sắm trực tuyến ở Châu Á Thái Bình Dương nói rằng họ sẽ chọn mua hàng trực tuyến thường xuyên hơn sau đại dịch, trong khi gần 40% những người không mua sắm trực tuyến trước đó nói rằng họ có ý định tiếp tục mua hàng trực tuyến. Cứ ba người thì có một đã mua hàng từ một thương hiệu mà họ không mua sắm trước đó.

Trong giai đoạn Châu Á Thái Bình Dương chống dịch COVID-19, các nhà bán lẻ đã đóng một vai trò rất quan trọng, họ vừa đương đầu với một môi trường kinh doanh khó khăn vừa phục vụ khách hàng và cộng đồng của mình, cung cấp các nhu yếu phẩm và dịch vụ cần thiết cũng như hỗ trợ công ăn việc làm.

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2020

Khám phá thế giới văn hóa - nghệ thuật với Google Art & Culture

Nếu bạn làm người mẫu cho danh họa Vincent Van Gogh vẽ tranh thì bức tranh ấy sẽ ra sao? Nếu bạn đeo một chiếc vòng cổ Ai Cập thời cổ đại thì trông thế nào? Cài đặt ứng dụng Google Art & Culture trên smartphone sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên.

Google Art & Culture là gì?

Google Arts & Culture (trước đây là Google Art Project) là một nền tảng trực tuyến mà qua đó công chúng có thể xem các hình ảnh và video có độ phân giải cao về các tác phẩm nghệ thuật và hiện vật văn hóa từ các tổ chức văn hóa trên khắp thế giới. Đây là một sáng kiến phi lợi nhuận được Viện Văn hóa Google, trực thuộc tập đoàn Google, phát triển và ra mắt từ tháng 2-2011.

Google Arts & Culture hợp tác với các tổ chức văn hóa và các nghệ sĩ trên khắp thế giới với sứ mệnh là bảo tồn và đưa các tác phẩm văn hóa nghệ thuật lên mạng để mọi người có thể truy cập bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào. Điều độc đáo là Google Arts & Culture luôn ứng dụng những công nghệ mới nhất như thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) giúp người xem có thể tiếp cận được văn hóa nghệ thuật theo một cách thức mới mẻ, có khi còn thú vị hơn cả đi tham quan ngoài thực tế.

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2020

Ra mắt Google Workspace: Mọi thứ cần thiết cho văn phòng trên mây

Ngày 6-10-2020, tại TP. Hồ Chí Minh Google Cloud chính thức giới thiệu Google Workspace, bộ công cụ này tập hợp một cách chu đáo các công cụ nhắn tin, cuộc họp, tài liệu và tác vụ, tất cả đều được xây dựng bằng tính năng bảo mật đáng tin cậy của Google và được cung cấp bởi đám mây năng lượng sạch nhất trong ngành công nghiệp.

Google Workspace chính là bước phát triển mới của bộ công cụ nổi tiếng G Suite. Hai đặc điểm quan trọng nhất của Google Workspace là:

Bộ nhận dạng thương hiệu mới

Nếu trước đây các công cụ của G Suite được phát triển như các ứng dụng tương đối độc lập thì giờ đây thương hiệu mới Google Workspace phản ánh tầm nhìn sản phẩm của Google về một trải nghiệm linh hoạt, hữu ích và đơn giản với sự tích hợp và cộng tác là cốt lõi. Người dùng sẽ thấy các biểu tượng bốn màu mới cho Gmail, Drive, Lịch (Calendar), Meet và các công cụ tạo nội dung cộng tác như Tài liệu (Docs), Trang tính (Sheets) và Trang trình bày (Slides) như một gia đình và thể hiện sự cam kết của Google Workspace trong việc xây dựng các trải nghiệm giao tiếp và cộng tác phong phú.

Nói “Không” với video nhảm nhí trên YouTube

Ngày 7-10, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi các Bộ Thông tin và Truyền thông, Công an về việc nghiên cứu, xử lý tình trạng mạng xã hội tràn lan video có nội dung nhảm nhí, giật gân nhằm kiếm tiền.

Video nhảm nhí tràn lan trên mạng xã hội, chủ yếu là YouTube

Tình trạng video nhảm nhí, giật gân tràn lan trên mạng đã có từ lâu và đã từng được các cơ quan chức năng ra tay “dọn dẹp” như trường hợp các kênh YouTube của Khá Bảnh, Dương Minh Tuyến… đã bị xử lý hồi giữa năm 2019. Sau một thời gian tạm lắng, các video dạng này lại bùng phát mạnh mẽ. Đáng chú ý là có vài kênh lúc đầu khá thu hút người xem và nội dung không có gì đáng chê trách, nhưng khi đã có lượng khán giả đủ lớn (và tương ứng là thu tiền quảng cáo khá nhiều) và nội dung cạn kiệt thì lại phát triển theo chiều hướng nhảm nhí để tiếp tục thu hút người xem, như kênh Bà Tân Vlog. Gần đây nhất, kênh Hưng Vlog, do Nguyễn văn Hưng – con trai của bà Tân Vlog – làm chủ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính liên tiếp 2 lần về hành vi chia sẻ thông tin không phù hợp thuần phong mỹ tục.

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

Xưa có nghề cạo giấy, nay có nghề… cạo web!

Đầu tháng 10 này Facebook cho biết họ vừa đệ đơn kiện 2 công ty tại Mỹ về tội đã sử dụng phương pháp cạo (scraping) trên website để thực hiện việc thu thập dữ liệu trên phạm vi toàn cầu. Thông tin này khiến người ta nhớ lại ngày xưa thường dùng chữ “nghề cạo giấy” để chỉ những người làm việc bàn giấy trong công sở. Hóa ra xưa có “nghề cạo giấy”, còn nay có “nghề cạo web”.

Thế nào là web scraping?

Web scraping hay Data scraping là một thuật ngữ công nghệ thường được giới chuyên môn ở Việt Nam dịch là “quét dữ liệu” từ các trang web, tuy nhiên nếu dịch sát nghĩa hơn và cũng mô tả đúng bản chất công việc hơn thì nên là “cạo dữ liệu” từ các trang web.

Web scraping là quá trình lấy dữ liệu không có cấu trúc từ các trang web để kết xuất thành dữ liệu có cấu trúc