Microsoft Châu Á vừa công bố Báo cáo An ninh mạng bản thứ 21 (Microsoft
Security Intelligence Report Volume 21). Báo cáo này phát hành 2 lần mỗi năm,
phân tích tình hình an ninh mạng máy tính toàn cầu trong nửa năm để các tổ chức
hiểu rõ hơn và có biện pháp phòng ngừa các cuộc tấn công mạng, lây nhiễm mã độc.
Báo cáo mới nhất chỉ ra rằng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương gặp nguy cơ cao
nhất về các mối đe dọa an ninh mạng, trong đó Việt Nam nằm trong tốp đầu
Bìa Báo cáo An ninh
mạng Volume 21 của Microsoft
Tình hình nhiễm mã
độc
Một trong những thông số mà báo cáo thống kê được là
Encounter Rate (ER), là tỷ lệ nhiễm mã độc khi khảo sát tại mỗi quốc gia/vùng
lãnh thổ với số lượng tối thiểu 100.000 máy tính chạy các phần mềm bảo mật của
Microsoft, ở phạm vi toàn cầu số hệ thống máy tính qua khảo sát thống kê là
trên 1 tỷ máy. Theo đó, ở quý I/2016 tỷ lệ nhiễm mã độc trên máy tính tại Việt
Nam là 45,9%, đứng hàng thừ 5 trên thế giới. Ở quý II/2016 tỷ lệ này giảm xuống
còn 45,7% nhưng lại xếp hạng thứ 2 toàn thế giới. Con số này là rất cao và đáng
báo động, vì tỷ lệ nhiễm mã độc trung bình toàn thế giới chỉ là 21%.
10 quốc gia/vùng lãnh thổ có tỷ lệ nhiễm mã độc cao nhất thế
giới tại thời điểm quý II/2016 như sau:
|
Quốc gia
|
Quý I/2016
|
Quý II/2016
|
1
|
Mông Cổ
|
47,00%
|
49,30%
|
2
|
Việt Nam
|
45,90%
|
45,70%
|
3
|
Pakistan
|
48,80%
|
45,40%
|
4
|
Indonesia
|
47,50%
|
45,20%
|
5
|
Palestine
|
46,70%
|
42,40%
|
6
|
Bangladesh
|
42,40%
|
41,10%
|
7
|
Nepal
|
42,10%
|
41,10%
|
8
|
Algeria
|
41,20%
|
39,10%
|
9
|
Campuchia
|
39,10%
|
39,10%
|
10
|
Tanzania
|
41,50%
|
38,00%
|
Trong 10 quốc gia này thì châu Á chiếm hết 7, và chiếm vị
trí đầu bảng luôn (Mông Cổ). Khu vực Đông Nam Á có 3 nước là Việt Nam, Indonesia
và Campuchia. Đáng chú ý là từ quý I sang quý II/2016 tuy thứ hạng có thay đổi nhưng
Việt Nam và Indonesia đều nằm trong top 5 nước có tỷ lệ nhiễm mã độc máy tính
cao nhất thế giới.
Ở chiều ngược lại, các nước có tỷ lệ nhiễm mã độc máy tính
thấp nhất thế giới là:
|
Quốc gia
|
Quý 1/2016
|
Quý II/2016
|
1
|
Nhật
|
6,90%
|
6,60%
|
2
|
Phần Lan
|
9,20%
|
7,90%
|
3
|
Đan Mạch
|
12,10%
|
10,00%
|
4
|
Na Uy
|
10,70%
|
10,00%
|
5
|
Thụy Điển
|
12,20%
|
10,30%
|
Hầu hết là các nước Bắc Âu, nhưng điều thú vị là nước có tỷ
lệ nhiễm mã độc máy tính thấp nhất thế giới lại cũng là một nước châu Á: Nhật
Bản. Châu Á đứng đầu thế giới cả về tỷ lệ nhiễm mã độc máy tính cao nhất và
thấp nhất, theo Microsoft, đây là điểm nhấn về tính đa dạng của an ninh mạng
Châu Á – Thái Bình Dương.
Các loại mã độc nhiễm
nhiều nhất
Theo báo cáo của Microsoft, ở châu Á – Thái Bình Dương, các
loại mã độc xuất hiện nhiều nhất là:
-
Gamarue, sâu máy tính cung cấp một điều khiển mã độc
chiếm quyền trên máy tính người dùng, ăn cắp thông tin và thay đổi các thiết
lập bảo vệ trên máy.
-
Lodbak, một dạng trojan thường được cài trên các ổ lưu
trữ di động bị điều khiển bởi Gamarue, và luôn cố cài đặt Gamarue khi ổ lưu trữ
bị nhiễm kết nối với máy tính.
-
Dynamer, một trojan có thể ăn cắp các thông tin cá
nhân, tải thêm mã độc hoặc giúp các hacker truy cập vào máy tính.
Báo cáo nêu lên các kiểu tấn công thường được hacker thực
hiện là:
-
Tấn công kiểu Pivot back attacks (chốt sau), xuất hiện
khi một kẻ tấn công tìm nguồn tài nguyên đám mây công cộng để có được thông
tin, sau đó sử dụng để tấn công các tài nguyên tại cơ sở của chính nhà cung cấp
dịch vụ.
-
Tấn công kiểu “Man in the Cloud” (trung chuyển), kẻ tấn
công tạo ra một nạn nhân tiềm năng để cài mã độc với cơ chế điển hình, chẳng
hạn như một e-mail có chứa link đến một trang web độc hại. Sau đó nó chuyển thẻ
lưu trữ đám mây đồng bộ của người dùng với kẻ tấn công, cho phép kẻ tấn công
nhận được bản sao toàn bộ tập tin mà người sử dụng lưu trữ trên đám mây. Điều
này biến kẻ tấn công trở thành một “người ở giữa” trong lưu trữ đám mây.
-
Tấn công kiểu Side-channel, kẻ tấn công cố đặt một máy
ảo trên máy chủ vật lý mà hắn chọn. Nếu thành công, kẻ tấn công sẽ có thể thiết
lập các cuộc tấn công tại chỗ lên nạn nhân.
Những tấn công này có thể bao gồm các DDoS tại chỗ, tê liệt mạng, và cả
tấn công trung chuyển, tất cả nhằm để trích xuất thông tin.
-
Resource ransom, nơi kẻ tấn công giữ làm con tin các
tài nguyên đám mây thông qua đột nhập và kiểm soát tài khoản đám mây công cộng,
sau đó yêu cầu nạn nhân phải trả một khoản tiền chuộc để giải phóng tài nguyên
bị mã hóa hoặc bị hạn chế.
Giải pháp bảo vệ
Microsoft khuyến nghị 5 giải pháp thực hành tốt nhất để
chống lại các mối đe dọa an ninh mạng là:
-
Nền tảng vững chắc: Chỉ sử dụng phần mềm chính hãng,
phiên bản mới và luôn cập nhật. Các tài nguyên CNTT phiên bản cũ, không được
bảo vệ hoặc các bản không chính hãng, sẽ làm gia tăng các cơ hội cho tấn công
mạng.
-
Tập trung làm sạch hệ thống mạng: Việc nhân viên IT ít
quan tâm về vệ sinh mạng, hành vi cẩu thả của người dùng, sử dụng mật khẩu yếu
trong tổ chức đã làm gia tăng tổn thương cho hệ thống. Với việc ngày càng nhiều
thiết bị cá nhân sử dụng tại nơi làm việc, thì cơ hội nhiễm mã độc càng gia
tăng.
-
Có văn hóa về dữ liệu: Xây dựng một nền văn hóa phân
tích dữ liệu lớn liên quan đến phân loại dữ liệu, chứng thực đa hệ, mã hóa,
quản lý quyền, máy học để phân tích hành vi và đăng nhập nhằm phát hiện các bất
thường hoặc đáng ngờ, từ đó có thể cung cấp manh mối tiềm năng nhằm ngăn chặn
các vi phạm an ninh sắp xảy ra.
-
Đầu tư hệ sinh thái bảo vệ mạng mạnh mẽ và giám sát mọi
hệ thống toàn thời gian: Đầu tư vào các giải pháp an ninh tin cậy cùng công
nghệ bảo mật hiện đại để giám sát, phát hiện và loại trừ các hiểm họa mạng phổ
biến và tiên tiến theo thời gian thực, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn
để tiến hành các phân tích về hiểm họa tốt hơn.
-
Đánh giá thường xuyên, rà soát và kiểm định: Cố gắng
thực thi an ninh toàn diện không chỉ ở khía cạnh công nghệ. Xây dựng chuỗi CNTT
đáng tin cậy từ đám mây xuyên suốt phần mềm, phần cứng, IoT, thiết bị cá nhân
và thường xuyên xem xét và đánh giá các đầu tư an ninh mạng và hiệu suất của cả
phần mềm và triển khai phần cứng, bao gồm khách hàng và các đối tác cung ứng
truy cập vào mạng.
Thái Thư
LĐĐN - 13/02/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét