Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

10 lý do hạn chế trẻ dưới 12 tuổi sử dụng điện thoại di động và máy tính bảng

Học viện Y khoa trẻ em Mỹ và Hội Y khoa Trẻ em Canada xác định rằng không nên cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi tiếp xúc với bất kỳ công nghệ điện tử nào. Trẻ 3-5 tuổi sử dụng 1 tiếng/ngày,  6-18 tuổi giới hạn ở mức 2 tiếng/ ngày.



Báo cáo của Kaiser Foundation 2010, Active Healthy Kids Canada 2012 cho rằng giới trẻ hiện nay đang dành quá nhiều thời gian tiếp xúc với thiết bị điện tử, có thể gấp 4-5 so với cường độ cho phép, và điều này thường để lại những hậu quả nghiêm trọng. Các thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng, trò chơi điện tử) đang khiến cho thói quen sử dụng công nghệ tăng lên nhiều, đặc biệt với thanh thiếu niên. Điều này tạo nên những ảnh hưởng không hay.

Bà Cris Rowan, chuyên gia trị liệu y khoa trẻ em, đã nêu lên 10 lý do để kêu gọi các bậc cha mẹ, thầy cô giáo và chính phủ nên hạn chế sử dụng thiết bị di động cho trẻ dưới 12 tuổi.

Blog – không thể bỏ qua

Có thể bạn là một người viết blog chuyên nghiệp (blogger) hoặc một người chưa từng biết blog là gì, nhưng dù là ai bạn cũng nên biết rằng tác động của blog đến truyền thông nói riêng và xã hội nói chung là vô cùng to lớn.

Blog là gì?

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Trẻ con dùng máy tính bảng - Lợi thì có lợi nhưng… coi chừng!

Mới đây, hãng thông tấn BBC (Anh) đã làm một cuộc khảo sát nhân ngày An toàn Internet hơn (Safer Internet Day). Cuộc khảo sát cho thấy nhiều bậc phụ huynh chưa quan tâm đến những nguy hiểm mà trẻ em gặp phải khi sử dụng các thiết bị di động như máy tính bảng và smartphone.

20%  cha mẹ không kiểm soát xem con cái mình đang làm gì khi online với máy tính bảng hoặc smartphone.  90% người lớn được BBC phỏng vấn cho biết họ có nói với con cái về an toàn trên mạng, nhưng họ vẫn để chúng sử dụng thiết bị di động một cách tự do, không giám sát.

Google+: Mạng xã hội lớn thứ 2 sau Facebook

Nói đến mạng xã hội người ta nghĩ ngay đến Facebook. Điều đó là hiển nhiên, vì đây là mạng xã hội được nhiều người dùng nhất trên thế giới và cả ở Việt Nam. Thế nhưng Facebook không phải là mạng xã hội duy nhất, còn có những mạng xã hội khác như Google Plus, LinkedIn, MySpace… trong đó mạng xã hội lớn thứ 2 sau Facebook là Google Plus (viết gọn là Google+).

Logo Google+ và biểu tượng vòng kết nối

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Kết thúc vụ kiện vi phạm bản quyền phần mềm tại Đồng Nai

Ngày 7/3/2014, trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam có đăng thư xin lỗi công khai của công ty Long John đối với Microsoft và Lạc Việt về hành vi vi phạm bản quyền phần mềm của 2 đơn vị này.

Công ty Long John có tên đầy đủ là Công ty TNHH Quốc tế Gold Long John Đồng Nai, có trụ sở tại khu công nghiệp Nhơn Trạch 2, tỉnh Đồng Nai. Đây là một công ty Đài Loan, chuyên sản xuất và bán buôn vải sợi.


Dùng Google Drive, không cần gửi mail nữa!

Ích lợi của việc chia sẻ file

Khi bạn cần gửi một hoặc nhiều tài liệu, văn bản, hình ảnh… đến ai đó, thường thỉ bạn sẽ gửi email và attach các file đó vào mail. Với Google Drive bạn có thể thay đổi cách làm, tiện lợi hơn nhiều, đó là Chia sẻ (Share) file.

Hãy lấy một thí dụ như thế này:

Bạn là một phóng viên đang tác nghiệp ở xa. Bạn viết bài, chụp ảnh, gửi về tòa soạn. Bạn sẽ làm như sau:

-          Tải các file đó lên Google Drive của bạn.
-          Chia sẻ chúng cho người biên tập.

Biên tập viên được chia sẻ có thể ngồi trên máy ở tòa soạn (bất cứ máy nào), truy cập vào Google Drive của anh ta là có thể mở ra, xem, sửa các file của bạn.

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Cuộc phiêu lưu của hạt đậu

“Nó còn bé lắm, bé chỉ bằng một em học sinh tiểu học. Nó rất nghịch ngợm nhưng lại ham học hỏi. Nhưng nó không phải là một cậu bé. Nó chỉ là một hạt đậu, một hạt đậu biết đi, đứng, nói, cười và dĩ nhiên, còn biết học nữa. Nó được gọi là Đậu Lém. Và bởi ham học hỏi, Đậu Lém muốn đi phiêu lưu để học hỏi thêm nhiều điều hay trong cái thế giới bao la và rộng lớn này.”

Đó là lời giới thiệu nhân vật Đậu Lém trong bộ chương trình Đậu Lém phiêu lưu ký.

Nhân vật Đậu Lém