Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Bộ vi xử lý Intel sản xuất tại Việt Nam

Ngày 29-7, Công ty Intel Products Việt Nam công bố lần đầu tiên sản xuất bộ vi xử lý (CPU) tại nhà máy lắp ráp và kiểm định chíp của công ty tại TPHCM.

Từ trái sang: bà Sherry Boger – Tổng giám đốc Intel Products Vietnam, ông Lê Mạnh Hà - Phó chủ tịch UBND TP.HCM và ông Lau Chze Tat - giám đốc nhà máy tại buổi lễ giới thiệu sản phẩm. Ảnh: Phạm Hồng Phước.

Cuối thập niên 80 thế kỷ trước, những chiếc máy vi tính đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Những bài học vỡ lòng về máy tính thời ấy đều bắt đầu bằng: Khối óc của máy tính chính là bộ xử lý trung tâm, Central Processing Unit, viết tắt là CPU. CPU là bộ phận quan trọng nhất, quyết định tính năng của chiếc máy vi tính. Những thành phần khác của chiếc máy tính có thể có xuất xứ từ Đài Loan, Trung quốc (như màn hình, bàn phím, con chuột…) nhưng CPU dứt khoát phải là của Intel, công ty lớn của Mỹ.

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Phát triển công nghệ điện toán đám mây tại Việt Nam

Tại hội thảo Toàn cảnh CNTT – TT lần thứ 19 diễn ra tại TP. HCM ngày 25/7, Microsoft Việt Nam cho biết họ đã có những khoản đầu tư lớn để phát triển công nghệ điện toán đám mây tại Việt Nam.

Hội thảo Toàn cảnh CNTT – TT lần thứ 19 mang chủ đề “Nền tảng thứ ba – Xu hướng và hiện thực triển khai”.

Ngành công nghệ thông tin khởi đầu từ nền tảng công nghệ thứ nhất dựa trên siêu máy tính và thiết bị đầu cuối từ thập niên 70-80. Cuối thế kỷ 20 nền tảng thứ hai gắn liền với xu hướng cá nhân hóa với máy tính cá nhân và làn sóng kết nối với internet. Hiện tại, nền tảng thứ ba với sự trỗi dậy của điện toán đám mây, công nghệ di động, sự hội tụ của truyền thông xã hội, công nghệ siêu dữ liệu và Internet of Things (khả năng kết nối các thiết bị và kết nối vào Internet).

Câu chuyện về điện thoại Xiaomi

Mới tháng trước, smartphone Star N9500 của Trung quốc bị phát hiện nhúng sẵn mã độc theo dõi người dùng thì vài ngày qua lại có thông tin một loại điện thoại khác của Trung quốc bí mật gửi dữ liệu riêng của người dùng về nơi sản xuất: smartphone Redmi Note của Xiaomi.

Redmi Note bí mật gởi dữ liệu của người dùng về máy chủ ở Trung quốc

Thông tin này xuất phát từ Kenny Li, một thành viên trên diễn đàn IMA Mobile ở Hong Kong. Li phát hiện rằng chiếc RedMi Note của anh đã kết nối tới một địa chỉ IP ở Trung Quốc và truyền dữ liệu tới đó mỗi khi Wi-Fi được bật. Hiện tượng này không xảy ra với kết nối 3G, theo Li là để tránh sự chú ý của người dùng.

Khi mới phát hiện, Li nghĩ thiết bị chỉ đang cập nhật firmware, nhưng ngay cả khi anh đã root (can thiệp hệ thống) trên điện thoại và đổi sang firmware khác thì việc trao đổi dữ liệu ngầm vẫn diễn ra, chứng tỏ tiến trình này đã được tích hợp sâu vào trong máy.

Ngoài việc truyền ảnh, thiết bị còn gửi cả nội dung các tin nhắn đến máy chủ.

Smartphone Redmi Note

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Lừa đảo qua dịch vụ nội dung số

Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) Bộ Công an và Công an quận Đống Đa, Hà Nội vừa triệt phá tổ chức hoạt động phát tán tin nhắn lừa đảo người sử dụng điện thoại di động. Trong vòng một năm, 6 công ty của tổ chức này đã lừa đảo chiếm đoạt khoảng 23 tỉ đồng từ các thuê bao di động.

Cơ quan điều tra Công an quận Đống Đa đã khởi tố vụ án, khởi tố 11 bị can, trong đó bắt tạm giam 5 bị can về hành vi “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Công nghiệp nội dung số là gì?

Có lẽ không ít người khá ngỡ ngàng khi nghe nói đến khái niệm “công nghiệp nội dung số”. Điều này cũng phải thôi, vì khái niệm này chỉ mới xuất hiện khoảng mười năm gần đây. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là hiện nay hầu hết chúng ta đều đang sống cùng nội dung số, sử dụng dịch vụ của các đơn vị cung cấp nội dung số. Vậy công nghiệp nội dung số là gì?

Công nghiệp nội dung số là gì?

Công nghiệp nội dung số (Digital Content Industry - DCI) là ngành công nghiệp sản xuất, cung cấp và phân phối các sản phẩm và nội dung thông tin số, gồm: Giáo trình, bài giảng, tài liệu dưới dạng điện tử; sách, báo, tạp chí dưới dạng số; các loại trò chơi điện tử; sản phẩm giải trí trên mạng viễn thông; thư viện số, kho dữ liệu số; phim, ảnh, nhạc, quảng cáo số…
(Nguồn: Nghị định 71/2007/NĐ-CP về hướng dẫn thực hiện một số điều Luật CNTT)

Từ chiếc smartphone của mình, bạn có vô số dịch vụ nội dung số

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Samsung Galaxy V – Smartphone dành riêng cho Việt Nam

Đã có ít nhất là 2 đơn vị giới thiệu sản phẩm smartphone Samsung Galaxy – V: Smartphone được cho là do Samsung thiết kế dành riêng cho Việt Nam (V là Việt Nam).

Trên website của nhà bán lẻ Mai Nguyên cho biết họ sẽ cung cấp smartphone Samsung Galaxy V trong tuần sau. Còn trên website của Thế giới di động thì cho biết Samsung Galaxy V sẽ ra mắt vào cuối tháng 7. Mức giá được công bố là 2,3 triệu đồng. Mặc dù vậy, trên cả 2 website này cũng không thể giới thiệu chính xác cấu hình máy.

Như đã giới thiệu trên LĐĐN trong các số trước, Asus vừa cho ra mắt Zenfone 4 với giá bán 2 triệu đồng và cấu hình khá tốt, đang tạo ra cơn sốt trên thị trường. Galaxy V (chữ V được cho là viết tắt của Việt Nam) được kỳ vọng sẽ tạo ra một cuộc chiến mới trong phân khúc smartphone giá thấp, cạnh tranh với mẫu máy này của Asus.

Dồn dập thông tin về tội phạm qua mạng

Trong những ngày qua, hàng loạt thông tin về tội phạm qua mạng Internet bị cơ quan công an phát hiện và công bố.

Cá độ bóng đá qua Internet

Nổi bật nhất là thông tin về việc triệt phá các đường dây cá độ bóng đá qua Internet.
Như LĐĐN đã đưa tin trong tuần trước, ngày 3/7/2014 cục C45 và C50 đã thực hiện việc bắt khẩn cấp đối với 6 đối tượng tại TPHCM có hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc qua hệ thống M88 chuyên cá độ bóng đá. Đến thời điểm bị triệt phá, đường dây đã có hàng ngàn người tham gia với số tiền lên đến hơn 1.400 tỷ đồng.

Một trang web cá độ bóng đá