Thế là cáp quang biển AAG đã được nối lại vào ngày 23/1/2015. Người
dùng Internet ở Việt Nam đã có thể truy cập Internet với tốc độ bình thường sau
gần 3 tuần dở khóc dở mếu vì đường truyền ì ạch. Điều đáng lo ngại là cáp quang
biển quá thường xuyên bị đứt khiến người ta phải tự hỏi: Phải chăng là nên
chuẩn bị tư thế để sẵn sàng “sống chung với cáp quang đứt”?
Cáp quang biển AAG
thường xuyên bị đứt
Điểm lại những lần cáp quang biển AAG bị đứt gần đây nhất,
ta có bảng thống kê như sau:
Ngày bị đứt
|
Ngày khắc phục
|
Vị trí đứt
|
Số ngày bị gián đoạn
|
15/07/14
|
27/07/14
|
Gần Vũng Tàu
|
12
|
15/09/14
|
04/10/14
|
Gần Hồng Kông
|
19
|
05/01/15
|
23/01/15
|
Gần Vũng Tàu
|
18
|
Như vậy trong vòng 6 tháng tuyến cáp quang biển bị đứt tới 3
lần, mỗi lần mất thời gian khắc phục từ 2 đến 3 tuần. Nếu tính ra thì trong
thời gian 192 ngày, có đến 49 ngày đường truyền bị gián đoạn, tỷ lệ lên đến
25,52%. Quả là không ngoa nếu gọi là “sống chung với cáp quang đứt”!
Cáp quang biển AAG là
gì và hậu quả của việc đứt cáp như thế nào?
Sơ đồ tuyến cáp quang
AAG
Tuyến cáp quang AAG (Asia America Gateway) là tuyến kết nối tiểu
vùng Đông Nam Á với Đài Loan, Hồng Kông rồi sang Mỹ. AAG được đưa vào sử dụng
từ 2009 với tổng vốn đầu tư xây dựng hơn 500 triệu USD, chiều dài hơn 20.000 km.
Đây là tuyến đường truyền trọng yếu, chịu trách nhiệm 1 phần lớn băng thông của
Việt Nam tới Mỹ, nơi nhiều máy chủ của các dịch vụ phổ biến nhiều người dùng
như Google, Facebook toạ lạc nên khi tuyến cáp AAG xảy ra sự cố, kết nối của
người dùng tới các dịch vụ này bị ảnh hưởng gây nên sự khó chịu.
Hệ thống cáp quang biển cập bờ tại Việt Nam không phải chỉ
có AAG mà có đến 3 tuyến, nhưng AAG là tuyến quan trọng nhất, gánh gần 60% tổng
dung lượng truyền đi quốc tế.
Như vậy, khi cáp quang AAG bị đứt thì đường truyền Internet
từ Việt Nam ra quốc tế không bị ngắt hoàn toàn. Ngoài ra, các giao dịch, trao
đổi thông tin trong nước không bị ảnh hưởng.
Trên nguyên tắc thì đúng là như vậy, nhưng trên thực tế rất
nhiều giao dịch thông tin tưởng là thuần túy trong nước lại có liên quan đến
nước ngoài.
Nếu bạn dùng địa chỉ Gmail tức là bạn đang dùng dịch vụ của
Google, mà các server của Google thường thì ở Mỹ. Vì thế một mail do bạn gửi từ
Biên Hòa đến Biên Hòa đi nữa nó cũng phải đánh một vòng sang tận… Mỹ rồi mới quay
về Biên Hòa, và chắc chắn bị ảnh hưởng bởi việc đứt cáp quang biển.
Tương tự như vậy là trường hợp của Facebook, hầu hết các
server của Facebook đều ở Mỹ, do đó mọi hoạt động trên Facebook của ta đều phải
thông qua các server này và bị chậm hẳn (thậm chí bị tê liệt) khi đứt cáp quang
biển.
Các công ty nước ngoài đóng tại Việt Nam thường trao đổi dữ
liệu qua hệ thống mạng với server đặt tại công ty mẹ ở nước ngoài cũng sẽ ảnh
hưởng trầm trọng bởi sự cố này. Một số công ty Việt Nam có server đặt ở nước ngoài
cũng thế. Đó là chưa kể khi xảy ra sự cố đứt cáp, các nhà mạng khắc phục tạm
thời sự cố bằng cách hướng lưu lượng về các tuyến khác (trong nước) làm các
tuyến này bị nghẽn (giống như kẹt xe), khiến ngay cả truy cập các website trong
nước cũng chậm!
Internet tại Việt Nam
vào loại chậm nhất thế giới
Thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam cho thấy tính theo
số người dùng thì Việt Nam là nước có số người dùng cao nhất Đông Nam Á,
Internet phổ cập ở mọi nơi. Tuy nhiên nếu xét theo tốc độ truy cập thì Internet
tại Việt Nam vào loại chậm nhất thế giới.
Trên Lao động Đồng Nai số ra ngày 18/8/14 có đăng bài phân
tích về bảng xếp hạng về tốc độ kết nối Internet trung bình của các quốc
gia/vùng lãnh thổ quý I/2014 do công ty công nghệ Akamai công bố như sau:
Xếp hạng
toàn cầu
|
Tên quốc
gia/vùng lãnh thổ
|
Tốc độ kết
nối trung bình (Mbps)
|
1
|
Hàn quốc
|
23,6
|
2
|
Nhật
|
14,6
|
3
|
Hồng Kông
|
13,3
|
20
|
Đài Loan
|
8,9
|
24
|
Singapore
|
8,4
|
42
|
Úc
|
6,0
|
45
|
New Zealand
|
5,6
|
48
|
Thái Lan
|
5,2
|
69
|
Malaysia
|
3,5
|
79
|
Trung quốc
|
3,2
|
93
|
Indonesia
|
2,4
|
105
|
Phillipines
|
2,1
|
107
|
Việt Nam
|
2,0
|
118
|
Ấn Độ
|
1,7
|
Mới đây, Akamai vừa công bố bảng kết quả khảo sát quý
III/2014. Tình hình không khả quan gì hơn. Tốc độ kết nối trung bình có tăng
lên, đạt được 2,5 Mbps nhưng vẫn chỉ trên có Ấn Độ và xếp hạng 105 thế giới.
Có thể hình dung bức tranh Internet Việt Nam như bức tranh
giao thông: người tham gia giao thông thì đông nhưng chất lượng đường xá lại
kém nên di chuyển chậm, ngoài ra thiếu các tuyến đường dự phòng nên khi có
tuyến nào bị tắc đường là sẽ bị ùn tắc giao thông ngay.
Đường truyền chậm,
thường gặp sự cố là vấn nạn của Internet Việt Nam
Đành chịu vậy sao?
Dĩ nhiên đối với người dùng thì đành chịu: chấp nhận đường
truyền chậm và thỉnh thoảng lại bị tắc vì sự cố đứt cáp trời ơi đất hỡi. Tuy
nhiên, đối với những đơn vị cung cấp dịch vụ Internet thì cần phải có những
giải pháp khắc phục và cải tiến. Hơn thế nữa, ở thời nay Internet không chỉ tác
động đến các mặt xã hội mà còn ảnh hưởng đến cả an ninh, quốc phòng và chính
trị. Việc bảo đảm hệ thống Internet thông suốt là một vấn đề quan trọng mang
tầm cỡ quốc gia, do đó không chỉ các doanh nghiệp mà ở cấp Nhà nước cũng phải
có những giải pháp toàn diện.
Giải pháp quan trọng nhất là phải có thêm nhiều đường truyền
dự phòng. Khi đứt cáp quang hoặc bất cứ một sự cố nào là chuyển ngay sang các
đường truyền dự trữ này trong khi chờ đợi khắc phục sự cố, người dùng sẽ khỏi
phải rơi vào tình trang mỏi mòn chờ đợi như hiện nay. Đây là điều chỉ có thể
giải quyết ở cấp quốc gia.
Ngoài ra, theo các chuyên gia ngành viễn thông Việt Nam, AAG
là tuyến cáp quang biển có chi phí rẻ, chỉ bằng 1/3 so với số các tuyến cáp
quang biển hiện có trong khu vực. Tiền nào của nấy, để đảm bảo chi phí thấp nhà
cung cấp AAG đã cắt giảm đi những hoạt động dự phòng (tuyến cáp phụ, các đợt
bảo trì, kiểm tra). Nên chăng chọn thuê tuyến cáp quang biển khác có chất lượng
tốt hơn?
Trong khi chờ đợi các giải pháp tích cực hơn, người dùng
đành chấp nhận giải pháp hiện tại: Đường
truyền chậm thì… chờ - Cáp đứt thì… nối!
Phạm Hoài Nhân
LĐĐN - 26/01/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét