Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Zalo và những ứng dụng hấp dẫn

Vì sao Zalo là OTT có nhiều người dùng nhất Việt Nam? Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, nếu bạn có smartphone thì hãy xem thử trên smartphone của bạn có cài Zalo không. Hãy nhớ lại do đâu bạn cài đặt ứng dụng này, và bạn có cảm thấy thích khi sử dụng nó không? Tại sao?

Vì sao Zalo là OTT có nhiều người dùng nhất tại Việt Nam?

Như đã nêu trong một bài trước trên trang Đời sống số, hiện nay Zalo là ứng dụng gọi điện, nhắn tin miễn phí của Việt Nam có nhiều người dùng nhất trong nước, vượt qua các tên tuổi lớn nước ngoài như Viber, Line, Kakao Talk. Theo các nhà phân tích, đạt được kết quả này nhờ những nguyên nhân sau:

-      Những tính năng cơ bản của Zalo phù hợp với nhu cầu của người dùng Việt Nam: Zalo khó lòng vượt qua các công ty tên tuổi nước ngoài về công nghệ để tạo ra các tính năng vượt trội về công nghệ, nhưng ứng dụng này đã tận dụng ưu thế là một sản phẩm Việt Nam, hiểu rõ nhu cầu, sở thích người dùng Việt để đưa ra những tính năng phù hợp nhất.
-      Chiến lược marketing của Zalo theo kiểu truyền miệng, với việc sử dụng rất nhiều người nổi tiếng, ngôi sao trong giới nghệ sĩ, thường xuyên nhắc nhở, giới thiệu Zalo trên những trang Facebook của họ cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng khác.

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Xem hình đoán tuổi

Một ứng dụng của Microsoft dùng để xem hình đoán tuổi vừa ra mắt hiện đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều người đang thích thú đưa hình của mình và những người quen lên để xem chương trình này đoán thử tuổi. Bạn đã thử chưa?

Nguyên do ra mắt ứng dụng

Ứng dụng này do 2 anh Corom Thompson and Santosh Balasubramanian, kỹ sư của Microsoft tạo ra. Theo các tác giả viết trên blog ngày 29/4/2015, hai anh đang thử nghiệm một API mới của Microsoft dùng để nhận dạng khuôn mặt và tạo nên trang web how-old.net để thể hiện những thử nghiệm này. Đầu tiên, 2 người giới thiệu trang web đến một số người quen để họ chạy thử và cho ý kiến. Kỳ vọng của 2 anh là sẽ có khoảng 50 người thử sản phẩm của mình.

Thật bất ngờ, chỉ trong vài giờ đã có tới 35.000 lượt người thử nghiệm ứng dụng.
Các tác giả đã hoàn thiện trang web (hiện giờ vẫn đang tiếp tục hoàn thiện) và giới thiệu rộng rãi đến mọi người. Ở Việt Nam ứng dụng này nhanh chóng tạo nên sự thích thú cho nhiều người và được sử dụng rất nhiều.

Ai đang chiếm lĩnh thị trường OTT Việt Nam?

Cách đây chưa lâu, hành vi gọi điện thông qua mạng Internet, không qua mạng lưới viễn thông còn bị xem là phạm pháp, vì làm thất thoát cước viễn thông. Thế nhưng hiện nay dịch vụ gọi điện, nhắn tin miễn phí qua mạng đã trở nên vô cùng phổ biến, gọi chung là dịch vụ OTT. OTT phổ biến đến mức các nhà mạng viễn thông phải vào cuộc, không phải vào cuộc để ngăn cấm mà là để… cùng tham gia!

OTT là gì?

OTT là viết tắt của Over-The-Top, tạm dịch là đi qua đầu. Trong lĩnh vực truyền thông, OTT được hiểu là việc chuyển giao nội dung dạng âm thanh, video hay những dạng media khác thông qua mạng Internet mà không có sự tham gia kiểm soát hay phân phối nội dung của kênh truyền thông (như kênh truyền hình, đài phát thanh…). Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) có thể nhận biết sự có mặt của những gói nội dung này, nhưng không có trách nhiệm về nội dung, không thể kiểm soát, không thể xem, không có bản quyền và cũng không thể định hướng lại hướng đi của nội dung.

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Viettel ra mắt OTT mừng đại lễ 30/4 và 1/5

Viettel Telecom vừa chính thức ra mắt dịch vụ OTT Mocha Messenger với tính năng “Cùng trải nghiệm âm nhạc” độc đáo đầu tiên tại Việt Nam. Đây là một trong những tiện ích được Viettel tung ra dịp 30/4 và 1/5 để tri ân khách hàng.

Dịch vụ OTT (Over-The-Top) thường được hiểu như là các dịch vụ nhắn tin, chat, gọi điện thoại thông qua mạng Internet. Hầu hết các dịch vụ OTT đều miễn phí, và điều đáng chú ý là OTT được xây dựng trên nền tảng Internet chứ không phải thông qua nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) nào hay nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nào, cho nên các nhà cung cấp này không nhận được khoản thu nào từ dịch vụ này cả. Chẳng những thế, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông còn bị mất doanh thu vì khách hàng không gọi điện hay nhắn tin theo phương pháp truyền thống mà chuyển qua sử dụng dịch vụ OTT.

Người Việt Nam sử dụng dịch vụ 3G như thế nào?

Báo Bưu điện Việt Nam và Công ty nghiên cứu thị trường Công nghệ và bán lẻ GfK Việt Nam với sự tài trợ của Qualcomm và sự hợp tác của 3 nhà mạng MobiFone, VinaPhone và Viettel  đã khảo sát về hành vi sử dụng dịch vụ 3G của người dùng Việt Nam. Báo cáo kết quả khảo sát vừa được công bố chiều 23/04/2015.  Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng đã tới dự.

Dự án khảo sát này được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng tại nhà, ở 3 thành phố: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng.

Phát biểu về kết quả của dự án này, Thứ trưởng Lê Nam Thắng khẳng định, các kết quả nghiên cứu thái độ và hành vi người dùng nói chung đều là kênh thông tin hữu ích giúp cơ quan nhà nước tham khảo về hành vi người dùng, là kênh cho doanh nghiệp tham khảo để đo độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ mình cung cấp.

Dù được quảng bá rất mạnh, tỷ lệ người dùng dịch vụ 3G ở Việt Nam vẫn chưa tới 50%

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Bước chuyển mới của Nữ hoàng YouTube

Michelle Phan là một cô gái gốc Việt có kênh YouTube dạy về trang điểm  được nhiều người xem vào bậc nhất thế giới.Cô được tặng biệt danh là “phù thủy trang điểm”. Thật bất ngờ, ngày 31/3/2015 vừa rồi Michelle Phan đã cho ra mắt kênh video riêng của mình mang tên ICON, không còn lệ thuộc YouTube nữa.

Trên trang Đời sống Số, LĐĐN ngày 9/6/2014 đã có bài giới thiệu về Michelle Phan như sau:

Michelle Phan

Mua bán qua mạng, coi chừng bị lừa!

Mua bán qua mạng – hay còn được gọi văn hoa là “thương mại điện tử” – là một phương thức kinh doanh đang phát triển và đang được Nhà nước khuyến khích. Những lợi ích của việc mua bán qua mạng được nói đến rất nhiều, nhưng những vụ việc lừa đảo cũng không ít khiến nhiều người hoang mang. Bài viết này liệt kê ra một số dạng lừa đảo để người đọc hiểu rõ hơn về tình trạng mua bán qua mạng hiện nay.

Người bán lừa

Đương nhiên là đối tượng lừa đảo được quan tâm nhất chính là người bán. Hai điều người mua băn khoăn nhất trước khi quyết định mua hàng qua mạng là:

  1. Cửa hàng này có thật không? Mình chuyển tiền mua hàng có bị mất tiền không?
  2. Hàng hóa có chất lượng, mẫu mã đúng như thể hiện trên mạng không? Nếu không thì có trả lại được chăng?
Trên thực tế, đúng là 2 điều lo ngại này là có cơ sở. Một số trang web giả mạo chào bán hàng hiệu (thường là hàng thời trang, mỹ phẩm) với giá khuyến mãi rất tốt để thu hút sự chú ý của khách hàng. Khi khách đồng ý mua và chuyển tiền vào tài khoản rồi thì họ chuyển hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc thậm chí lấy tiền mà không gởi hàng cho khách.