Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Facebook sắp có nút “Dislike”

Trong một phát biểu hôm thứ Ba tuần trước, Mark Zuckerberg của Facebook đã tuyên bố Facebook đang có kế hoạch để đưa ra “một nút tương tự như là Dislike” (Không thích) cho người sử dụng.

CEO Facebook: Mark Zuckerberg

Like và Dislike

Nút “Thích” (“Like”)là một trong những tính năng của Facebook được người sử dụng ưa chuộng và dùng nhiều nhất, vì nó đơn giản, nhanh chóng và thể hiện được sự quan tâm của mình đối với một nội dung của người khác (một hình ảnh, dòng trạng thái, nhận xét…). Từ đó dẫn đến một mong muốn là có một nút ngược lại với nó là nút “Không thích” (“Dislike”) để thể hiện thái độ không ưa đối với nội dung nào đó.

Ai hiểu con hơn mẹ? Đó chính là Facebook!

Ai hiểu biết về gia đình, bạn bè và người yêu của bạn hơn chính bạn? Đó là… một chiếc máy tính! Nói rõ hơn, nếu nó nghiên cứu kỹ những lần bấm “Thích” của bạn trên Facebook.

Chỉ cần xem 10 nút “Thích”, máy tính có thể cho biết chính xác tính cách đồng nghiệp của bạn

Đó là kết quả của một cuộc khảo sát chứng minh rằng máy tính có thể phán đoán về cá tính của một cá nhân chính xác hơn phán đoán của con người, mà chỉ dựa vào những lần bấm “Thích” của người đó trên Facebook.

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Công nghệ thông tin và nghề báo

Gần 3 thập niên qua, từ ngày những chiếc máy vi tính đầu tiên xuất hiện ở Đồng Nai và không cho thấy có liên quan gì mấy đến nghề báo thì đến nay báo chí có lẽ là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hường nhiều nhất bởi công nghệ thông tin.

Từ “tin học” đến “công nghệ thông tin & truyền thông”

Hơn 25 năm trước, khi những chiếc máy vi tính đầu tiên xuất hiện ở Đồng Nai và những nhà báo Đồng Nai đầu tiên tiếp cận với máy tính – khi ấy gọi là Tin học (Informatics) – thì không ai nghĩ rằng công nghệ này đóng vai trò quan trọng đối với báo chí. Hồi ấy, vai trò chủ yếu của máy tính là tính toán phục vụ cho công tác quản lý. Công dụng của máy tính đối với nhà báo chỉ là giúp viết tin bài thuận tiện hơn nhờ các hệ soạn thảo văn bản. Đối với bộ phận kỹ thuật của báo thì là sử dụng phần mềm chế bản điện tử như Ventura, PageMaker để dàn trang.

Khoảng 10 năm sau, vào cuối thập niên 1990, khi Internet chính thức có mặt ở Việt Nam thì thuật ngữ tin học đã được thay thế bằng thuật ngữ Công nghệ thông tin (Information Technology, thường được viết tắt là IT, CNTT). Đối với giới báo chí, IT mang đến những công dụng mới. Với Internet, việc tiếp cận thông tin bên ngoài nhanh hơn, nhiều hơn. Việc truyền thông nội bộ (gửi tin, bài đến tòa soạn) nhanh hơn, tiện lợi hơn nhờ email. Một số tờ báo trực tuyến của Việt Nam đã ra đời, nhưng chưa tạo nên sự thay đổi lớn.

Năm 2001, nhà báo Minh Chung của Đài Truyền hình Đồng Nai đã tạo một bước đột phá khi lần đầu tiên mang chiếc laptop như thế này đi tác nghiệp tại Seagames 21 ở Malaysia

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Việt Nam, thung lũng Silicon của Đông Nam Á (3)

Tạp chí về công nghệ thông tin nổi tiếng của Mỹ PC Magazine ngày 3/9/2015 vừa đăng bài viết tựa đề “Vietnam's Tech Boom: A Look Inside Southeast Asia's Silicon Valley” (Bùng nổ công nghệ tại Việt Nam: Một cái nhìn vào Thung lũng Silicon của Đông Nam Á). Giới công nghệ Mỹ có cái nhìn như thế nào để gọi Việt Nam là thung lũng Silicon của Đông Nam Á? Lao động Đồng Nai xin dịch bài viết trên để cung cấp thông tin cho các bạn.

Thành phố Hồ Chí Minh – trục công nghệ phía Nam

Trong khi khu vực công nghệ nhanh chóng phát triển tại Đà Nẵng thì cách đó 850 km về phương Nam, bầu không khí năng động diễn ra tại TP Hồ Chí Minh. Nền văn hóa và cộng đồng về CNTT ở đây được định hình từ năm 2010 với việc tổ chức các cuộc thi hackathons và trại khởi nghiệp, với sự góp sức của tiến sĩ Dương Nguyên Vũ, giám đốc đầu tiên của Viện John Von Neumann (JVN), trực thuộc Đại học Quốc gia TPHCM[1].

Đại học Quốc gia TPHCM

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Việt Nam, thung lũng Silicon của Đông Nam Á (2)

Tạp chí về công nghệ thông tin nổi tiếng của Mỹ PC Magazine ngày 3/9/2015 vừa đăng bài viết tựa đề “Vietnam's Tech Boom: A Look Inside Southeast Asia's Silicon Valley” (Bùng nổ công nghệ tại Việt Nam: Một cái nhìn vào Thung lũng Silicon của Đông Nam Á). Giới công nghệ Mỹ có cái nhìn như thế nào để gọi Việt Nam là thung lũng Silicon của Đông Nam Á? Lao động Đồng Nai xin dịch bài viết trên để cung cấp thông tin cho các bạn.

Đà Nẵng – thủ phủ miền Trung

Đà Nẵng là thành phố lớn thứ tư của Việt Nam, được biết đến như là một điểm du lịch với những khu nghỉ mát ven biển và chiếc Cầu Rồng phun lửa hơn là một khu vực công nghệ. Thế nhưng sau khi có những đầu tư mạnh mẽ của chính phủ với 60 triệu USD cho sân bay và 93 triệu USD cho hệ thống đường cao tốc thì thành phố này đã rất phù hợp cho việc phát triển kinh tế ở quy mô lớn, hơn là thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, vốn cổ xưa và đông dân hơn.

Việt Nam, thung lũng Silicon của Đông Nam Á

Tạp chí về công nghệ thông tin nổi tiếng của Mỹ PC Magazine ngày 3/9/2015 vừa đăng bài viết tựa đề “Vietnam's Tech Boom: A Look Inside Southeast Asia's Silicon Valley” (Bùng nổ công nghệ tại Việt Nam: Một cái nhìn vào Thung lũng Silicon của Đông Nam Á). Giới công nghệ Mỹ có cái nhìn như thế nào để gọi Việt Nam là thung lũng Silicon của Đông Nam Á? Lao động Đồng Nai xin dịch bài viết trên để cung cấp thông tin cho các bạn.

Đã hơn bốn thập kỷ từ khi trực thăng đưa những binh sĩ Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam, ngày nay Khu Công nghệ cao Đà Nẵng của Việt Nam đang nhộn nhịp nhiều hoạt động. Khu công nghệ cao này là một trong những nơi được xây dựng nên trong Kế hoạch Tổng thể về Công nghệ Thông tin (CNTT) Việt Nam đến năm 2020, bao gồm văn phòng, nhà xưởng cho số lượng ngày càng tăng của các công ty CNTT quốc tế, công ty phần mềm, nhà sản xuất phần cứng, và những nhà máy cung cấp cơ sở hạ tầng để tạo nên nguồn năng lượng cho một thành phố miền Trung, trung tâm của cuộc bùng nổ công nghệ.

Khu Công nghệ cao Đà Nẵng

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Snapchat - ứng dụng nhắn tin “không giống ai”!

Khi bạn đăng tải lên Facebook, Twitter… hay khi nhắn tin, gửi hình qua Viber, Zalo… thì chắc chắn bạn đều muốn những thông tin đó được lưu lại để có thể xem về sau. Thậm chí, gần đây Facebook còn đưa ra tính năng là nhắc nhớ lại kỷ niệm ngày này năm trước bằng cách đưa lại hình ảnh, trạng thái mà bạn đã đưa lên 1, 2 năm trước. Thế nhưng có một ứng dụng nhắn tin rất “khác người”, nó không lưu thông tin, hình ảnh bạn đã nhắn, mà chỉ cho tồn tại trong vòng 1 – 10 giây rồi xóa sạch! Ứng dụng đó là Snapchat.

Snapchat: Một ứng dụng “không giống ai”!

Snapchat là một ứng dụng tin nhắn hình ảnh ra đời vào tháng 9/2011. Sử dụng ứng dụng này, người dùng có thể chụp ảnh, quay video, thêm văn bản và hình vẽ vào, và gửi chúng vào danh sách người nhận có kiểm soát. Những hình ảnh và video gửi được gọi là Snaps. Điều khác thường của ứng dụng này là sau 1 – 10 giây (do người sử dụng thiết lập) sau khi người nhận xem snaps thì nó sẽ hoàn toàn biến mất trên thiết bị của họ và cả trên máy chủ Snapchat.

Ý tưởng “điên rồ” đó đã giúp Snapchat nhanh chóng chinh phục giới trẻ tại Mỹ. Bởi vì họ có thể yên tâm gửi cho nhau những thông tin quan trọng, những lời chia sẻ mà chẳng sợ chúng bị phát tán rộng rãi như ở trên Facebook hay các ứng dụng khác. Với Snapchat, đơn giản là: nói xong rồi thì… quên nó đi!