Tạp chí về công nghệ thông tin nổi tiếng của Mỹ PC Magazine ngày
3/9/2015 vừa đăng bài viết tựa đề “Vietnam's Tech Boom: A Look Inside Southeast
Asia's Silicon Valley” (Bùng nổ công nghệ tại Việt Nam: Một cái nhìn vào Thung
lũng Silicon của Đông Nam Á). Giới công nghệ Mỹ có cái nhìn như thế nào để gọi
Việt Nam là thung lũng Silicon của Đông Nam Á? Lao động Đồng Nai xin dịch bài
viết trên để cung cấp thông tin cho các bạn.
Đã hơn bốn thập kỷ từ khi trực thăng đưa những binh sĩ Mỹ
cuối cùng rời khỏi Việt Nam, ngày nay Khu Công nghệ cao Đà Nẵng của Việt Nam
đang nhộn nhịp nhiều hoạt động. Khu công nghệ cao này là một trong những nơi
được xây dựng nên trong Kế hoạch Tổng thể về Công nghệ Thông tin (CNTT) Việt
Nam đến năm 2020, bao gồm văn phòng, nhà xưởng cho số lượng ngày càng tăng của
các công ty CNTT quốc tế, công ty phần mềm, nhà sản xuất phần cứng, và những
nhà máy cung cấp cơ sở hạ tầng để tạo nên nguồn năng lượng cho một thành phố
miền Trung, trung tâm của cuộc bùng nổ công nghệ.
Khu Công nghệ cao Đà
Nẵng
Ngày nay Việt Nam là một quốc gia có dân số 93,5 triệu
người, với độ tuổi bình quân là 30,3 – được xem như là lực lượng dân số đang
tăng của những lập trình viên trẻ, kỹ sư, nhà doanh nghiệp, và sinh viên, đang
dẫn dắt sự tăng trường về kinh tế và cải tiến về công nghệ. Đối với họ, quá khứ
chiến tranh chia cắt của đất nước là bài học lịch sử, không phải là sự tưởng
nhớ.
15 năm trước, Việt Nam có rất ít công ty CNTT, nhưng bây giờ
có đến gần 14.000 doanh nghiệp CNTT, từ phần cứng, phần mềm, tới nội dung số. Ông
Lâm Nguyễn Hải Long, giám đốc điều hành Công viên Phần mếm Quang Trung, công
viên phần mềm lớn nhất Việt Nam, cho biết: Chính phủ Việt Nam đã nhận thấy rằng
lĩnh vực công nghệ chính là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế quốc gia. Chính
phủ đã đầu tư mạnh mẽ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và ban hành nhiều chính
sách để thúc đầy doanh nghiệp trong và ngoài nước tạo dựng doanh nghiệp tại
Việt Nam.
Từ thủ đô Hà Nội ở miền Bắc sang thành phố ven biển miền
Trung Đà Nẵng tới thành phố Hồ Chí Minh ở miền Nam, các trường đại học ở từng
địa phương đã cho tốt nghiệp hàng trăm kỹ sư CNTT và phần mềm được đào tạo lành
nghề mỗi năm. Rất nhiều người trong số họ đã được tuyển dụng ngay khi vừa ra
trường bởi các công ty lớn như Cisco, Fujitsu, HP, IBM, Intel, LG, Samsung,
Sony, và Toshiba. Ngày càng nhiều những sinh viên trẻ mới tốt nghiệp tìm đến
các quỹ đầu tư để tìm nguồn vốn cho dự án khởi nghiệp (start-up) của mình.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, giám đốc điều hành, chủ tịch, và là
đồng sáng lập của Công ty Kiểm tra Chất lượng Phần mềm LogiGear, cho rằng những
chuyên gia CNTT trẻ của Việt Nam là đại diện cho thế hệ đầu tiên của tầng lớp
trung lưu ở Việt Nam. Ông nói: “Người trẻ ở Việt Nam đang có nhiều khát vọng.
Thị trường ở đây thực sự nóng và thế hệ này đã có đủ tiền để mua một ngôi nhà
hay một căn hộ. Đất nước đã có những thay đổi cực kỳ to lớn.”
Nguyễn Quốc Hùng lớn lên ở Việt Nam, nhưng sau đó đã rời đất
nước để theo học tại Mỹ. Ông lập nghiệp tại Silicon Valley, sau đó là đồng sáng
lập LogiGear năm 1994. Vào giữa thập niên 2000, khi tìm kiếm nguồn gia công
(outsourcing) trên thế giới, ông Hùng quyết định quay về quê hương. LogiGear mở
ra phòng khảo sát và xưởng thiết kế tại thành phố Hồ Chí Minh, và hơn một thập
kỷ sau đã mở rộng tới trên 500 nhân viên tại TPHCM. Công ty cũng đã chuyển một
phần lớn hoạt động tới phân xưởng mới tại Đà Nẵng từ 2014.
Công viên Phần mềm
Quang Trung
Cùng với nhiều Việt kiều được đào tạo ở phương Tây khác đã
và đang quay về Việt Nam, Nguyễn Quốc Hùng đã trở thành một đại sứ cho những
tiềm năng kinh doanh của đất nước. Đối mặt với thách thức là quan điểm truyền
thống cho rằng Việt Nam là nơi cung cấp nguồn nhân lực gia công giá rẻ,
LogiGear là một trong những công ty đầu tiên đưa ra những chương trình đào tạo
nhân viên, mời giảng viên từ các trường đại học nước ngoài, công tác với những
công ty khác để hình thành nên Tổ chức Gia công Công nghệ Thông tin Việt Nam (Vietnam
IT Outsourcing Organization, VNITO), một cộng đồng có mục tiêu định hình chung
sự nhận thức rằng Việt Nam là một trục thịnh vượng cho toàn bộ nền CNTT.
Ở Việt Nam, CNTT là một thuật ngữ bao trùm, nó chỉ đến bất
kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào có liên quan đến công nghệ tính toán hoặc Internet,
bao gồm cả phần cứng, phần mềm, doang nghiệp, mạng và viễn thông.
Đối với riêng Đà Nẵng, ông Hùng nhận thấy rằng hạ tầng cơ sở
hiện đại, lực lượng dồi dào kỹ sư nhiều năng lực đang chờ đón cơ hội. Ông Hùng
nói: “Không có gì giống với Thung lũng Silicon, từ những yếu tố cải tiến, đến
những nhà tiên phong, hay những công nghệ làm thay đổi thế giới, nhưng đất nước
này rất năng động, luôn luôn hướng về phía trước. Lực lượng lao động có thể
chưa có những hiểu biết hoàn chỉnh để làm kinh doanh như các nước phương Tây,
thế nhưng từ góc độ một trục công nghệ, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng.
Kỳ sau: Đà Nẵng – thủ
phủ miền Trung.
Rob Mavin (PC Magazine)
PHN dịch
LĐĐN - 09/09/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét