Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

IBM Việt Nam có tổng giám đốc mới


Ngày 24-10, tập đoàn IBM đã công bố chính thức bổ nhiệm ông Tan Jee Toon làm Tổng Giám đốc Công ty IBM Việt Nam..

Ông Tan Jee Toon – Tổng giám đốc IBM Việt Nam. Ảnh: IBM

Tổng giám đốc IBM Việt Nam – người mới mà cũ

Ông Tan Jee Toon không phải là một người mới đối với Việt Nam. Chính ông đã từng đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc của IBM Việt Nam trong giai đoạn 2013-2015 (thay cho ông Võ Tấn Long, giữ cương vị này từ 2008-2013). Từ tháng 1-2016, ông Eric Yeo đã đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc của IBM Việt Nam để thay thế ông Tan  Jee Toon được bổ nhiệm làm Giám đốc Nhóm Điện toán Đám mây và các Giải pháp Phần mềm của IBM khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, với trụ sở tại Singapore.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Biến chuyển trên bản đồ thương mại điện tử Việt Nam


Bản đồ thương mại điện tử Việt Nam quý 3/2018 cho thấy một sự biến chuyển vị trí khá bất ngờ của các trang thương mại điện tử Việt Nam. Lần đầu tiên Lazada rơi khỏi vị trí hàng đầu của mình, tuột xuống hàng thứ ba, trong khi đó Shopee vươn lên mạnh mẽ, chiếm vị trí đầu bảng.

Bản đồ thương mại điện tử Việt Nam là gì?

Bản đồ thương mại điện tử Việt Nam là một bảng thống kê do iPrice thực hiện. Bản đồ thương mại điện tử Việt Nam xếp hạng top 50 doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam dựa trên lượt truy cập trung bình theo quý, xếp hạng ứng dụng di động và số người theo dõi trên mạng xã hội.

Phương pháp lập bảng như sau:

-          Lượt truy cập trung bình theo quý: Tổng hợp lượt truy cập hàng tháng. Nguồn: Similar Web
-          Xếp hạng ứng dụng: Thứ hạng trung bình của ứng dụng di động Nguồn: App Annie
-          Lượt theo dõi trên mạng xã hội. Nguồn: Facebook, Twitter, Instagram
-          Lượt theo dõi trên Facebook được thu thập theo lượt người theo dõi tại Việt Nam. Với các doanh nghiệp thương mại điện tử quy mô khu vực, lượt theo dõi trên Facebook bao gồm tất cả các quốc gia vận hành.

Vỏ quít dầy, móng tay nhọn


Tháng 7-2018, Liên minh châu Âu xử phạt Google một mức phạt là 4,3 tỷ euro (khoảng 5 tỷ USD) do lạm dụng sự độc quyền của những ứng dụng Android. Mới đây, Google đã đưa ra một động thái cho thấy sự đáp trả của mình với quyết định này như thế nào.

Tại thời điểm Liên minh châu Âu tuyên bố xử phạt, Google đã phản bác lại rằng thay vì hành vi của họ được cho là làm giảm sự lựa chọn của người dùng thì trái lại nó lại mang đến cho họ nhiều cơ hội hơn. Google đang theo đuổi quá trình kháng nghị lại quyết định xử phạt của EU, quá trình này được dự đoán sẽ kéo dài trong nhiều năm.

Mô tả một cách khái quát vụ việc này như sau:

Hệ điều hành trên smartphone được mọi người sử dụng hiện nay là Android, một sản phẩm của Google. Hệ điều hành Android này rất được phổ biến vì nó là một sản phẩm chất lượng và miễn phí, lại có mã nguồn mở. Song song với ưu điểm này, Google có “một chút” đòi hỏi đối với các nhà sản xuất thiết bị. Đó là các thiết bị điện thoại khi xuất xưởng ngoài việc cài đặt hệ điều hành Android thì phải cài đặt luôn các gói ứng dụng như Google Tìm kiếm và Chrome. Người dùng khi mua điện thoại mặc nhiên sẽ thấy trên đó có sẵn Google Tìm kiếm và trình duyệt Chrome rồi, đây cũng là những ứng dụng quá tốt và quá cần dùng nên họ dễ dàng chấp nhận ngay. Điều này giúp củng cố mảng kinh doanh quảng cáo khổng lồ của Google, đem lại cho họ khoản lợi nhuận to lớn.

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

Đo nhịp tim cho… trái chuối


Hiện nay, với đà phát triển của kỹ thuật số và nhu cầu về sức khỏe của con người, những thiết bị kỹ thuật số đeo tay như đồng hồ đeo tay thông minh (smartwathch) có thêm chức năng đo các thông số sức khỏe như huyết áp, nhịp tim... Bên cạnh chức năng đo nhịp tim của cơ thể, dạo này rộ lên trò vui dùng smartwatch để đo nhịp tim của… trái chuối, cuộn giấy vệ sinh…

Cuộn giấy vệ sinh có nhịp tim không?

Câu chuyện bắt đầu từ việc có ai đó ở Trung quốc thử tinh nghịch dùng một vòng đeo tay thông minh Xiaomi Mi Band 3 (đây là một vòng đeo tay thông minh có thể nhắn tin, xem thời tiết, theo dõi sức khỏe… có bán tại Việt Nam với giá khoảng 6 – 700.000 đ) đeo vào… cuộn giấy vệ sinh và phát hiện rằng nó cho kết quả là có nhịp tim. Thông tin này được đưa lên mạng xã hội Weibo và lập tức được nhiều người chú ý, bắt chước làm thử và đều cho kết luận là… cuộn giấy vệ sinh có nhịp tim!

Đối thủ của Facebook giã từ cuộc chơi


Google Plus là sản phẩm của Google, ra đời từ tháng 6-2011 với tham vọng và mục tiêu rõ ràng, là lật đổ ngôi vị thống trị của Facebook trên lĩnh vực mạng xã hội. Tuy nhiên, ngày 8-10 vừa qua Alphabet - công ty mẹ của Google - tuyên bố sẽ đóng cửa mạng xã hội Google Plus (tức Google+). Theo đó, trong vòng 10 tháng tới, Google sẽ cho đóng cửa Google+ phiên bản dành cho người tiêu dùng.


Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018

Bloomberg: Trung quốc dùng chip tí hon xâm nhập các công ty Mỹ

Ngày 4-10, Bloomberg cung cấp một thông tin gây chấn động thế giới. Theo đó, một công ty Trung quốc chuyên cung cấp bản mạch dùng cho máy chủ đã bí mật gắn các microchip vào những bản mạch chủ ở máy chủ tại trung tâm dữ liệu của hơn 30 công ty và tổ chức tại Mỹ, trong đó có cả công ty liên quan đến Bộ Quốc phòng Mỹ.

Nghi vấn đến từ công ty Supermicro

Supermicro là một công ty phần cứng chuyên về máy chủ (server) được Charles Liang (người gốc Đài Loan) thành lập tại Mỹ vào năm 1993. Công ty này cung ứng các thiết bị máy chủ như: bản mạch chủ (motherboard), máy chủ (server), chassis (vỏ máy chủ). Đây là một trong hai nhà sản xuất bản mạch chủ nổi tiếng nhất trên thế giới. Supermicro đang thống trị thị trường hơn 1 tỷ USD với các bản mạch chủ dành cho những chiếc máy tính có nhiệm vụ đặc biệt, từ máy chụp cộng hưởng từ MRI cho đến các hệ thống vũ khí.

Mặc dù Supermicro có trụ sở tại Mỹ nhưng hầu như mọi bản mạch chủ của họ đều được sản xuất bởi các nhà thầu ở Trung Quốc. Theo những nguồn tin giấu tên mà Bloomberg tiếp cận được, những bản mạch chủ dành cho máy chủ có thể đã trở thành mục tiêu cho một cuộc tấn công bằng phần cứng thông qua những con chip siêu nhỏ gắn trong sản phẩm.

Một banner quảng cáo Supermicro server tại Việt Nam

Những ứng xử không hay của người Việt trên Facebook


Tuần lễ vừa qua lại tiếp tục là một tuần lễ không yên tĩnh của Facebook, khi nhiều vấn đề xảy ra, chủ yếu liên quan đến bảo mật. Lớn nhất chính là lỗi bảo mật của Facebook cho phép hacker kiểm soát hơn 50 triệu tài khoản của người dùng.

50 triệu tài khoản Facebook đã bị hack

Khác với những lần trước khi lỗi bảo mật được các đơn vị khác phát hiện ra và tung thông tin tạo áp lực cho Facebook, lần này lỗi bảo mật được chính Facebook phát hiện ra và thông báo chính thức để cảnh báo người dùng.

Ngày 28-9, Facebook cho biết các kỹ thuật viên của họ phát hiện ra rằng hacker đã tìm được lỗ hổng trong mã bảo mật liên quan đến tính năng “Xem với tư cách khác” (View As). Tính năng “View As” cho phép người dùng xem trang cá nhân của mình với tư cách là một người dùng khác. Gần 50 triệu tài khoản đã bị xâm nhập vì lỗ hổng bảo mật này. Facebook đã tạm dừng tính năng “View As” để kiểm tra mức độ bảo mật.