Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Trường đại học nào có lập trình viên giỏi nhất thế giới?

Trang HackerRank – một website chuyên đưa ra các bài tập để các sinh viên công nghệ trau dồi kỹ năng lập trình – vừa đưa ra bảng kết quả 50 trường đại học có sinh viên đạt điểm lập trình cao nhất trên HackerRank. Đứng đầu bảng là trường đại học ITMO của Nga, kế tiếp là Sun Yat-sen Memorial Middle School của Đài Loan, Trung quốc. Điều bất ngờ là Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM xếp thứ ba, hơn cả các trường đại học lớn của Mỹ, Canada, Ấn Độ…

Về HackerRank và Cuộc thi Xếp hạng Đại học

HackerRank là một nền tảng xếp hạng các kỹ sư dựa trên kỹ năng lập trình của họ và giúp các công ty phát hiện được tài năng nhanh chóng hơn. Hiện nay, HackerRank có hàng triệu thành viên là các nhà phát triển – trong đó có hàng trăm ngàn sinh viên – từ khắp nơi trên thế giới, những thành viên này thường xuyên giải quyết các bài toán lập trình được HackerRank đưa ra để nâng cao kỹ năng lập trình của họ.

Để hình dung ra bằng dữ liệu cụ thể xem trường đại học nào có lập trình viên giỏi nhất, HackerRank đã tổ chức một cuộc thi lớn mang tên University Rankings Competition (Cuộc thi Xếp hạng Đại học). Hơn 5.500 sinh viên của 126 quốc gia đã tham gia cuộc thi này. Các công ty cũng đăng ký nhận kết quả thi để chọn thuê những lập trình viên xuất sắc nhất.

HackerRank đặt ra tiêu chuẩn xếp hạng dựa trên 2 yếu tố: điểm số và số người tham gia. Trường phải có tối thiểu là 10 thành viên tham gia cuộc thi có tên trên bảng điểm cá nhân cao nhất thì mới được xếp hạng. Việc xếp hạng được tính theo một công thức do HackerRank đề ra.

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Ra mắt trình duyệt Google Chrome 55

Vài năm qua, Google Chrome đã thực hiện một kế hoạch nhiều giai đoạn nhằm giảm bớt sự quan trọng của Adobe Flash. Với việc mới được đưa vào Mac, Windows và Linux, Chrome 55 tiến một bước đáng kể khi đưa HTML5 trở thành ngôn ngữ mặc định trên đa số các website hiện hành.

Chrome 55 đẩy mạnh việc thay thế Flash bằng HTML5

Hồi tháng 9, với version 53, Chrome đã chặn các trang dựa trên nền tảng Flash và các thành phần chạy ngầm khác. Version kế tiếp bắt đầu viết lại các chương trình nhúng để chạy Flash trên YouTube để dùng HTML5. Những sự thay đổi này kết hợp với nhau giúp tăng cường tính bảo mật, giảm điện năng tiêu thụ và tăng tốc độ truyền tải dữ liệu.

Xóa bản thân mình ra khỏi thế giới ảo

Mỗi người chúng ta đều không nhiều thì ít thể hiện bản thân mình trên mạng Internet. Tối thiểu là một địa chỉ email mà khi khởi tạo ta buộc phải khai báo một số thông tin về bản thân. Hơn nữa là tham gia vào các mạng xã hội như Facebook, LinkedIn…, xa nữa là các website cá nhân, blog như WordPress, Blogger… Nhiều người khác lại có thêm những tài khoản trên các trang thương mại điện tử. Liệu có khi nào những thông tin này gây phiền toái cho ta và ta muốn xóa bỏ tất cả chúng trên thế giới ảo?

Lợi và hại của việc “thể hiện” mình trên Internet

Hai ích lợi rõ nhất của việc “có mặt” trên Internet là tạo được sự kết nối với mọi người và xây dựng thương hiệu cá nhân.

Với mạng xã hội, như Facebook chẳng hạn, việc tạo tài khoản trên mạng xã hội này giúp ta có thể tìm kiếm và kết nối bạn bè và người thân ở khắp nơi. Ngược lại, nó cũng giúp cho bạn bè tìm thấy chúng ta và kết mối dây liên lạc.

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Giải thưởng cho Dịch vụ mạng lưới phân phối nội dung

Ngày 25-11 giải thưởng Công nghệ Thông tin – Truyền thông TP Hồ Chí Minh (CNTT-TT TPHCM) 2016 vừa được trao tặng. Dịch vụ VietnamCDN đã được trao giải thưởng thuộc nhóm 3, nhóm Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng tiêu biểu.

Về Giải thưởng CNTT-TT TPHCM

Giải thưởng CNTT-TT TP.HCM là giải thưởng chính thức do UBND TP.HCM tổ chức thường niên từ năm 2008. Đối tượng tham gia là các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực CNTT-TT hoặc có triển khai ứng dụng CNTT–TT. Năm nay, giải thưởng có chủ đề “Công nghệ số đồng hành cùng thành phố văn minh hiện đại”. Theo Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, cơ quan thường trực của giải, công nghệ số sẽ được ứng dụng một cách toàn diện vào các hoạt động nhằm đem lại hiệu quả cao trong quản lý kinh tế, hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công cho người dân, góp phần đưa TP.HCM sớm trở thành thành phố văn minh, hiện đại; là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; “là hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông”.

Cuộc thi Microsoft Imagine Cup 2017

Microsoft Việt Nam vừa phát động cuộc thi “Cúp Sáng tạo Microsoft – Microsoft Imagine Cup 2017”. Đây là cuộc thi toàn cầu thường niên do Tập đoàn Microsoft tổ chức nhằm phát động sự sáng tạo và chuyển những ý tưởng mới, những đam mê khám phá khoa học thành phát minh công nghệ cho thanh thiếu niên khắp thế giới.

Cúp Sáng tạo Microsoft được tổ chức lần đầu năm 2003, đến năm 2017 là lần thứ 15. Cuộc thi thu hút mỗi năm hàng triệu bạn trẻ tham dự bao gồm những người mới học lập trình và cả những sinh viên đại học thành thục về lập trình. Cuộc thi nhằm mục đích truyền cảm hứng phát huy tư duy sáng tạo cho các sinh viên, thu hút và hỗ trợ các bạn trẻ ứng dụng những công nghệ mới nhất để tạo ra những sản phẩm, giải pháp và ứng dụng trong đời thực, giải quyết các bài toán và thách thức nhiều mặt trong cộng đồng.

Giải thưởng cho đội thắng cuộc chung kết Cúp Sáng tạo Microsoft toàn cầu 2017 có giá trị lên đến 100.000 USD (năm 2016 là 50.000 USD). Ngoài ra, các đội tham dự vòng chung kết toàn cầu còn nhận được rất nhiều cơ hội hỗ trợ phát triển dự án từ Microsoft và các nhà đồng tài trợ cuộc thi.

Giải thưởng cho cuộc thi Imagine Cup 2017 lên đến 100.000 USD

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Microsoft đào tạo giáo viên CNTT cho các vùng xa

Microsoft và các đối tác tổ chức các khóa đào tạo về khoa học máy tính và CNTT cho giáo viên môn Tin học cấp THCS của Sóc Trăng, Kiên Giang, để từ đó phổ cập lại kiến thức cho học sinh. Đây là sự tiếp nối dự án “Tăng cường kỹ năng Công nghệ thông tin cho Giới trẻ Hội nhập và Phát triển” đã được triển khai tại các tỉnh phía Bắc từ tháng 6-2016.

Dự án “Tăng cường kỹ năng Công nghệ thông tin cho Giới trẻ Hội nhập và Phát triển” là sáng kiến được triển khai bởi bốn đối tác là Dự án Giáo dục THCS Khu vực khó khăn nhất giai đoạn 2 thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Cục Công nghệ Thông tin thuộc Bộ GD&ĐT, Microsoft Việt Nam và Vietnet-ICT.  Giai đoạn này, dự kiến dự án sẽ đào tạo thành công cho 500 giáo viên, đến từ 365 trường Dân tộc thiểu số, vùng khó và các Trung tâm Ekocenter tại 6 tỉnh Quảng Ninh, Hoà Bình, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đà Nẵng, Quảng Nam.

Các giáo viên được dạy về khoa học máy tính và công nghệ thông tin - Ảnh: Microsoft

Thử nghiệm trí tuệ nhân tạo cùng Google

Google vừa đưa ra trang web Thử nghiệm trí tuệ nhân tạo tại địa chỉ http://aiexperiments.withgoogle.com . Trên website này có thể khám phá “máy học” như thế nào bằng cách chơi với hình ảnh, ngôn ngữ, âm nhạc, v.v… Chơi các trò chơi này vừa giúp bạn thấy trí khôn nhân tạo của máy thú vị như thế nào, vừa là “dạy” cho máy để nó càng ngày càng thông minh hơn.

Trang web Thử nghiệm trí tuệ nhân tạo (AI Experiments)

Trang AI Experiments có rất nhiều thử nghiệm về trí tuệ nhân tạo

Theo lời giới thiệu trên trang web, mục đích của trang này nhằm giúp mọi người tìm hiểu về trí tuệ nhân tạo một cách dễ dàng hơn. Hiện nay, các thông tin về sự phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng nhiều khiến mọi người càng háo hức muốn biết xem AI là thế nào, nó làm được những gì. Trang AI Experiment là nơi trình diễn những thử nghiệm đơn giản, ở đó mọi người có thể chơi với công nghệ này thông qua những bức ảnh, hình vẽ, ngôn ngữ, âm nhạc, v.v… để hiểu hơn về vấn đề này.