Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Twitter có phát triển tại Việt Nam?

Twitter là mạng xã hội lớn trên thế giới với hơn nửa tỷ người dùng. Đặc điểm của Twitter là giới hạn chiều dài mẩu tin trên đó không quá 140 ký tự. Mới đây, có thông tin cho biết Twitter đang xem xét để tăng hạn mức ký tự trong mẩu tin của mình. Liệu điều này có xảy ra không, và nếu có sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Twitter là gì?


Twitter là dịch vụ mạng xã hội miễn phí cho phép người sử dụng đọc, nhắn và cập nhật các mẩu tin nhỏ gọi là tweet. Ra đời sau khi các ứng dụng blog đã rất thịnh hành, sau luôn cả mạng xã hội Facebook, triết lý của Twitter là: trong thời buổi công nghiệp gấp gáp này, mỗi người không có nhiều thời gian để đọc và viết, vì thế thay vì viết những bài dài như blog hay tương đối chi tiết như nội dung trên Facebook thì chỉ muốn “tốc ký” những mẩu tin ngắn. Những mẩu tweet được giới hạn tối đa 140 ký tự lan truyền nhanh chóng trong phạm vi nhóm bạn của người nhắn hoặc phổ biến rộng rãi tới mọi người. Logo Twitter có hình chú chim nho nhỏ, và bản thân từ Twitter là mô phỏng tiếng chim kêu ríu rít.

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Intel phối hợp Bộ Công thương hỗ trợ thương mại điện tử tại Việt Nam

Ngày 22/9/2015, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có buổi tiếp và làm việc với ông Robert P. Swinnen, Phó Chủ tịch Tập đoàn kiêm Tổng Giám đốc Intel khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản. Hai bên đã chia sẻ những nội dung hợp tác cùng quan tâm, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử và công nghệ thông tin.

Chia sẻ tại buổi tiếp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Bộ Công Thương là Bộ kinh tế đa ngành, quản lý nhiều lĩnh vực quan trọng và có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin, với mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử trong tương lai.

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh tiếp lãnh đạo Intel. Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Bộ Công thương

Tin nhắn tự xóa – một nhu cầu mới?

Tháng trước, Mobifone vừa cho ra đời một dịch vụ mới: Dịch vụ Safe Text Mobifone - tự xóa tin nhắn sau khi đọc. Dịch vụ này không lạ, nó tương tự như Snapchat ra đời ở Mỹ từ tháng 9/2011. Vấn đề là: Tại sao lại xóa tin nhắn sau khi đọc? Đó có phải là một nhu cầu mới phát sinh?

Safe Text là gì?

Xin được nhắc một chút về dịch vụ Snapchat. Đây là một ứng dụng tin nhắn ra đời vào tháng 9/2011. Sử dụng ứng dụng này, người dùng có thể chụp ảnh, quay video, thêm văn bản và hình vẽ vào, và gửi chúng cho người nhận như nhiều ứng dụng nhắn tin khác. Những hình ảnh và video gửi được gọi là snaps. Điều khác thường của ứng dụng này là 1 – 10 giây (do người sử dụng thiết lập) sau khi người nhận xem snaps thì nó sẽ hoàn toàn biến mất trên thiết bị của họ và cả trên máy chủ Snapchat.

Snapchat có logo hình… con ma!

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Facebook sắp có nút “Dislike”

Trong một phát biểu hôm thứ Ba tuần trước, Mark Zuckerberg của Facebook đã tuyên bố Facebook đang có kế hoạch để đưa ra “một nút tương tự như là Dislike” (Không thích) cho người sử dụng.

CEO Facebook: Mark Zuckerberg

Like và Dislike

Nút “Thích” (“Like”)là một trong những tính năng của Facebook được người sử dụng ưa chuộng và dùng nhiều nhất, vì nó đơn giản, nhanh chóng và thể hiện được sự quan tâm của mình đối với một nội dung của người khác (một hình ảnh, dòng trạng thái, nhận xét…). Từ đó dẫn đến một mong muốn là có một nút ngược lại với nó là nút “Không thích” (“Dislike”) để thể hiện thái độ không ưa đối với nội dung nào đó.

Ai hiểu con hơn mẹ? Đó chính là Facebook!

Ai hiểu biết về gia đình, bạn bè và người yêu của bạn hơn chính bạn? Đó là… một chiếc máy tính! Nói rõ hơn, nếu nó nghiên cứu kỹ những lần bấm “Thích” của bạn trên Facebook.

Chỉ cần xem 10 nút “Thích”, máy tính có thể cho biết chính xác tính cách đồng nghiệp của bạn

Đó là kết quả của một cuộc khảo sát chứng minh rằng máy tính có thể phán đoán về cá tính của một cá nhân chính xác hơn phán đoán của con người, mà chỉ dựa vào những lần bấm “Thích” của người đó trên Facebook.

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Công nghệ thông tin và nghề báo

Gần 3 thập niên qua, từ ngày những chiếc máy vi tính đầu tiên xuất hiện ở Đồng Nai và không cho thấy có liên quan gì mấy đến nghề báo thì đến nay báo chí có lẽ là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hường nhiều nhất bởi công nghệ thông tin.

Từ “tin học” đến “công nghệ thông tin & truyền thông”

Hơn 25 năm trước, khi những chiếc máy vi tính đầu tiên xuất hiện ở Đồng Nai và những nhà báo Đồng Nai đầu tiên tiếp cận với máy tính – khi ấy gọi là Tin học (Informatics) – thì không ai nghĩ rằng công nghệ này đóng vai trò quan trọng đối với báo chí. Hồi ấy, vai trò chủ yếu của máy tính là tính toán phục vụ cho công tác quản lý. Công dụng của máy tính đối với nhà báo chỉ là giúp viết tin bài thuận tiện hơn nhờ các hệ soạn thảo văn bản. Đối với bộ phận kỹ thuật của báo thì là sử dụng phần mềm chế bản điện tử như Ventura, PageMaker để dàn trang.

Khoảng 10 năm sau, vào cuối thập niên 1990, khi Internet chính thức có mặt ở Việt Nam thì thuật ngữ tin học đã được thay thế bằng thuật ngữ Công nghệ thông tin (Information Technology, thường được viết tắt là IT, CNTT). Đối với giới báo chí, IT mang đến những công dụng mới. Với Internet, việc tiếp cận thông tin bên ngoài nhanh hơn, nhiều hơn. Việc truyền thông nội bộ (gửi tin, bài đến tòa soạn) nhanh hơn, tiện lợi hơn nhờ email. Một số tờ báo trực tuyến của Việt Nam đã ra đời, nhưng chưa tạo nên sự thay đổi lớn.

Năm 2001, nhà báo Minh Chung của Đài Truyền hình Đồng Nai đã tạo một bước đột phá khi lần đầu tiên mang chiếc laptop như thế này đi tác nghiệp tại Seagames 21 ở Malaysia

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Việt Nam, thung lũng Silicon của Đông Nam Á (3)

Tạp chí về công nghệ thông tin nổi tiếng của Mỹ PC Magazine ngày 3/9/2015 vừa đăng bài viết tựa đề “Vietnam's Tech Boom: A Look Inside Southeast Asia's Silicon Valley” (Bùng nổ công nghệ tại Việt Nam: Một cái nhìn vào Thung lũng Silicon của Đông Nam Á). Giới công nghệ Mỹ có cái nhìn như thế nào để gọi Việt Nam là thung lũng Silicon của Đông Nam Á? Lao động Đồng Nai xin dịch bài viết trên để cung cấp thông tin cho các bạn.

Thành phố Hồ Chí Minh – trục công nghệ phía Nam

Trong khi khu vực công nghệ nhanh chóng phát triển tại Đà Nẵng thì cách đó 850 km về phương Nam, bầu không khí năng động diễn ra tại TP Hồ Chí Minh. Nền văn hóa và cộng đồng về CNTT ở đây được định hình từ năm 2010 với việc tổ chức các cuộc thi hackathons và trại khởi nghiệp, với sự góp sức của tiến sĩ Dương Nguyên Vũ, giám đốc đầu tiên của Viện John Von Neumann (JVN), trực thuộc Đại học Quốc gia TPHCM[1].

Đại học Quốc gia TPHCM