Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Kẻ móc túi thời @

Hiện nay nhan nhản các trò lừa đảo thông qua mạng: gửi tin nhắn qua điện thoại, gửi messenger qua Facebook hoặc các OTT, gửi mail… Người dùng nếu thiếu cảnh giác bấm vào đường link kèm theo, hoặc làm theo hướng dẫn trong các messenger trên sẽ bị sập bẫy. Không dừng lại ở đó, mới đây Thanh tra Sở Thông tin & Truyền thông (TT&TT) TP Hà Nội đã phát hiện trường hợp người dùng không hề tin theo các thông tin lừa đảo qua mạng mà vẫn bị lừa mất tiền như thường.

Kết luận của Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội

Ngày 2/11/2015, Sở TT&TT Hà Nội thông tin cho biết: Ngày 19/10/2015 vừa qua, Chánh Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội đã ký ban hành Kết luận Thanh tra số 199/KL-TTR về việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực TT&TT đối với Công ty TNHH Đầu tư Vinamob.

Theo đó, thanh tra Sở TT&TT Hà Nội đã phát hiện công ty Vinamob ký kết hợp đồng hợp tác với 3 doanh nghiệp có trụ sở tại Trung Quốc để cung cấp dịch vụ nội dung số thông qua việc cài đặt sẵn các mã lệnh nhắn tin đến đầu số 8x61 trên các máy điện thoại sản xuất tại Trung Quốc.

3 doanh nghiệp Trung quốc đã ký kết hợp đồng hợp tác với Vinamob thiết lập hệ thống thiết bị máy chủ đặt tại Trung Quốc để kết nối với hệ thống máy chủ của Vinamob đặt tại Việt Nam phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ một cách bất hợp pháp để móc túi người tiêu dùng.

Điện thoại giá rẻ Zes Z10 Trung quốc do Vinamob cung cấp được chào bán trên mạng. Đây là một trong những mẫu điện thoại có cài đặt ứng dụng “móc túi”.

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Tạm dừng Trang thông tin điện tử Trí Việt 24h

Trang thông tin điện tử Trí Việt 24h có nhiều hành vi ăn cắp bản quyền của các báo điện tử khác một cách trắng trợn. Mới đây, nhiều báo đã bức xúc lên tiếng và cơ quan chủ quản của trang thông tin điện tử này là (Mic.gov.vn) - Trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn Nhân lực - Nhân tài Việt Nam đã có công văn gởi lên Bộ Thông tin & Truyền thông đề nghị tạm dừng hoạt động của trang.

Ăn cắp thông tin và thách thức cơ quan chức năng

Một trong những “nạn nhân” của trang Trí Việt 24h là báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Đào Ngọc Tước, phó TBT báo,  cho biết: “Không chỉ ăn cắp trắng trợn hàng trăm tin bài, khi chúng tôi yêu cầu giải thích, Trí Việt 24h còn lớn tiếng thách thức”.

Ông Tước khẳng định: “Tất cả những bài báo của chúng tôi bị lấy lại mà không có sự chấp thuận của chúng tôi. Chúng tôi cũng chưa bao giờ có hợp tác thỏa thuận thông tin gì với trang tin này”.

Phản ánh của một số độc giả cho biết, Trí Việt 24h thường xuyên ăn cắp các thông tin kinh tế, pháp luật từ nhiều tờ báo khác nhau, mục đích là để khi những người có liên quan cần xử lý thông tin thì Trí Việt 24h sẵn sàng gây khó khăn, thậm chí tống tiền.

Điều trơ trẽn là ở trang chủ của Trí Việt 24h lại ghi: “Ghi rõ nguồn TriViet24h.vn khi bạn phát hành lại thông tin từ webside này”, mặc dù chính họ là người ăn cắp thông tin từ báo khác.

Chấp nhận thí điểm dịch vụ kiểu Uber taxi

Mãi đến gần đây, dịch vụ taxi Uber vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi. Người dùng dịch vụ thì tỏ ra thích thú, nhưng cơ quan quản lý cho rằng cần phải cấm. Mặc dù vậy, các dịch vụ tương tự Uber taxi lần lượt được ra đời, như Grabtaxi, Easytaxi. Mới đây, bộ Giao thông Vận tải đã kiến nghị và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép thí điểm dịch vụ này, nhưng với Grabtaxi chứ không phải Uber taxi.

Uber taxi

Uber là một dịch vụ ra đời trên thế giới từ năm 2009. Đây thực chất là một phần mềm cho phép kết nối giữa những người có xe nhàn rỗi và người có nhu cầu đi xe. Khi dịch vụ vận chuyển được thực hiện, đơn vị sở hữu phần mềm (Uber) sẽ được hưởng phần trăm trên cước vận chuyển đó.

Tại Việt Nam, Uber taxi có mặt ở TP Hồ Chí Minh từ tháng 7/2014 và nhanh chóng được người đi xe hưởng ứng, vì giá cước rẻ hơn, xe sang hơn… Người có xe nhàn rỗi cũng thích thú tham gia, vì nhờ dịch vụ này họ tận dụng được phương tiện của mình, có thêm thu nhập. Ngược lại, giới kinh doanh taxi cực lực phản đối vì họ bị cạnh trang. Các cơ quan quản lý như ngành giao thông vận tải, ngành thuế cũng lên tiếng không chấp nhận vì không quản lý được. Đã có những đề nghị cấm hoạt động dịch vụ Uber taxi tại Việt Nam.

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Sinh nhật lần I của YouTube tại Việt Nam

Mặc dù người dùng Việt sử dụng YouTube đã lâu, nhưng sự có mặt chính thức của dịch vụ YouTube tại Việt Nam đến nay chỉ mới vừa tròn một năm. Ngày 28/10/2015 vừa qua, tại TP Hồ Chí Minh, đại diện Google (đơn vị sở hữu YouTube) đã tổ chức buổi lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ nhất này.

Hình ảnh trong lễ sinh nhật YouTube tại Việt Nam. Ảnh: MediaOnline

Câu view – điều không tránh khỏi!

Không biết ai là người đầu tiên nghĩ ra từ Câu View, một thuật ngữ nửa Anh nửa Việt nhưng thật chính xác để diễn tả tình trạng câu khách vào đọc trang web của mình. Hiện tượng này ngày nay đang diễn ra tràn lan, từ những trang web cá nhân cho đến những trang thông tin điện tử chính thống.

Câu View là gì?

Khi tạo nên một nội dung trên trang web của mình, người chủ trang luôn luôn muốn thu hút khách vào xem trang web ấy. Xem, tiếng Anh là View, còn câu được hiểu như… câu cá, câu khách. Giải pháp câu khách đàng hoàng nhất là tạo nên những nội dung hấp dẫn, có giá trị. Thế nhưng không hề dễ để có những nội dung hấp dẫn, có giá trị, từ đó người chủ trang web dùng những tiểu xảo để lôi cuốn người đọc. Cũng từ đó những điều bi hài đã xảy ra.

Có người đã tổng kết rằng những yếu tố dễ thu hút người đọc được tóm gọn bằng 3 chữ S: Sex, Scandal và Soul – trong đó Sex và Scandal là những từ dễ hiểu rồi, còn Soul ý nói những nội dung tạo nên sự thương cảm. Những người câu View luôn tạo nên nội dung từ 3 yếu tố này.

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Dùng Facebook không cần chuột

Sử dụng máy tính với chuột rất tiện lợi, thế nhưng có nhiều người lại thích dùng bàn phím hơn là rê con trỏ chuột. Trên thực tế, dùng các phím tắt từ bàn phím lắm khi nhanh hơn dùng chuột rất nhiều. Chính vì thế, ngay cả Facebook cũng thiết kế một số phím tắt trong ứng dụng của mình để phục vụ người dùng.

Bạn muốn biết các phím tắt của Facebook? Trên trang Facebook hãy bấm ?. Màn hình hướng dẫn sẽ hiện ra

Thế nào là một website “ăn khách”?

Hiểu một cách căn bản thì một website hấp dẫn (hay “ăn khách”) là một website có nhiều người đọc và quan tâm. Thế nhưng có những số liệu cụ thể gì để chứng minh điều đó? Người ta dùng những công cụ dùng để đánh giá website như Alexa, SimilarWeb.

Xếp hạng một website như thế nào?

Các website trên thế giới được xếp hạng và người ta xem xét thứ hạng ấy để đánh giá mức độ thu hút của website. Việc xếp hạng được căn cứ theo rất nhiều tiêu chí, nhưng có thể xét 4 tiêu chí quan trọng nhất như sau:

  1. Số người ghé thăm website (Visits). Alexa tính số người đọc trung bình trong 3 tháng gần nhất, còn SimilarWeb tính số người đọc trung bình hàng tháng.
  2. Thời gian đọc trung bình cho mỗi trang trên website (Time on site).
  3. Số trang đọc (Page Views). Khi dừng ở một website, bạn không chỉ đọc một trang mà qua nhiều trang khác nhau. Thông số này cho biết trung bình mỗi người ghé thăm website đó đọc bao nhiêu trang.
  4. Tỷ lệ “nhảy” (Bounce Rate). Thuật ngữ này hơi khó dịch, ý nghĩa nó như sau: Có một số website mà vì lý do nào đó bạn tìm đến được (do tìm kiếm bằng Google, do đường link từ nơi khác…) nhưng khi xem lướt qua thì thấy chán quá, không xem tiếp nửa, bạn nhảy (bounce) sang website khác, do đó chỉ dừng lại ở một trang đầu tiên thôi. Tỷ lệ “nhảy” này càng cao chứng tỏ trang web đó càng… dở, và thứ hạng của nó sẽ thấp.