Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Đặt chỗ trên bản đồ Google

Google Maps là ứng dụng xem bản đồ phổ biến nhất thế giới hiện nay, đặc biệt là trên các thiết bị di động như máy tính bảng, smartphone. Trên Internet, bạn có thể vào trực tiếp Google Maps tại: http://maps.google.com. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng Google Maps qua nhiều phương thức khác nhau, như sử dụng App trên smartphone, một số website nhúng Google Maps vào website của mình và khi click vào đó bạn sẽ khai thác dữ liệu của Google Maps…

Google Maps là một ứng dụng của Google từ 2005 và các dữ liệu của nó luôn luôn được cập nhật qua hệ thống vệ tinh toàn cầu. Bạn sử dụng nó không chỉ tìm đường đi mà còn tra cứu được rất nhiều thông tin về các địa điểm ở mọi nơi trên thế giới. Google Maps vừa được cập nhật nhiều tính năng mới, trong đó phần giao diện thay đổi rõ ràng, sáng sủa hơn. Cột thông tin chi tiết bên trái được thay bằng những ô thông tin linh hoạt hơn, giúp phạm vi quan sát bản đồ được rộng hơn.

School Cheater – thêm một game Việt gây chú ý

Sau khi Flappy Bird tạo cơn sốt trên cộng đồng mạng, lại thêm một game di động của Việt Nam gây sự chú ý trên thế giới. Đó là School Cheater, sản phẩm vừa lọt vào top 11 game xuất sắc nhất tại cuộc thi Game Development World Championship 2013, cũng như nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người chơi.


Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Video trực tuyến

Video trực tuyến cất cánh khi việc truy cập Internet qua đường truyền băng thông rộng phát triển.
Sự bùng nổ của video trực tuyến khiến nhiều nhật báo từ 2005 phải thuê người quay phim và thúc đẩy phóng viên bắt đầu sản xuất nội dung video để phát trên mạng. Đến quý III 2010, chỉ riêng tại Mỹ, thời lượng video trực tuyến do các nhật báo sản xuất đã vượt qua thời lượng của các đài truyền hình mặc dù tính bình quân trên từng sản phẩm thì độ dài của video trực tuyến ngắn hơn video phát sóng.[1]


Bạn đã sử dụng triệt để YouTube chưa?

Bạn đã từng xem video clip trên YouTube chưa? Có lẽ trên 90% câu trả lời là có. Bạn không chỉ xem video clip của YouTube trên máy tính mà còn xem trên máy tính bảng, smartphone; không chỉ xem trên website YouTube mà còn xem trên nhiều website khác nữa (những đoạn video clip YouTube được nhúng vào các trang web ấy).


Video trên YouTube có sức lan tỏa hơn hẳn bất kỳ kênh truyền hình nào. Điệu nhảy Gangnam Style nếu không có YouTube thì cũng không thể nào đạt được số lượt người xem là 1 tỷ  trong thời gian ngắn như vậy. Tương tự như thế ở Việt Nam giọng ca nhí Phương Mỹ Chi cũng nhờ YouTube mà nhân lên gấp bội lượng người hâm mộ.

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Ô kìa, con chim nó bay!

Flappy Bird (chim vỗ cánh) là trò chơi dành cho thiết bị di động được tải về nhiều nhất thế giới trong tháng 1/2014 trên cả 2 hệ điều hành iOS và Android.


Sẽ chẳng có gì ầm ĩ đối với một trò chơi chiếm vị trí số 1 thế giới như thế này nếu không có 2 đặc điểm sau:
  •  Ý tưởng, nội dung và cả kỹ thuật lập trình cho game quá đơn giản so với rất nhiều game khác.
  •  Đây là một trò chơi do người Việt Nam viết, và là lần đầu tiên một trò chơi Việt lên hàng đầu thế giới.

Google đâu chỉ là tìm kiếm

Hầu như tất cả mọi người dùng Internet đều đã có lần sử dụng Google, và cũng hầu như tất cả mọi người khi nhắc đến Google đều nghĩ đến công cụ tìm kiếm. Thế nhưng Google đâu phải chỉ có thế, nó giúp cho chúng ta hơn thế rất nhiều và có thể coi như đây là một công cụ xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả nhất trên không gian ảo.



Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Facebook: cho trẻ em hay cho người lớn?

Đà Nẵng: Tập huấn cho giáo viên sử dụng Facebook



Mới đây, vào tháng 12/2013, phòng giáo dục & đào tạo quận Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng đã mở lớp tập huấn cho giáo viên về Facebook để quản học sinh tốt hơn. Nói về việc này, thầy Trần Văn Hồng - Phó trưởng Phòng GD&ĐT quận Ngũ Hành Sơn cho biết: 

“Hiện nay, tình trạng trẻ hóa số học sinh sử dụng Facebook thực sự là một lời báo động không chỉ đối với nhà trường mà còn toàn xã hội. Nếu như trước đây, chỉ có lứa tuổi THPT mới sử dụng Facebook thì hiện nay đã lan rộng đến học sinh THCS. Mặc dù, Facebook cũng có tác động tích cực như kết nối bạn bè để chia sẻ học tập, giao lưu tình cảm… nhưng do sự nhận thức chưa chín chắn, nếu không được định hướng, giáo dục thấu đáo, các em học sinh dễ rơi vào trạng thái "sống ảo" trên không gian mạng, gây sa sút tinh thần và ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc học tập, đặc biệt có trường hợp còn xảy ra tình trạng sợ hãi, hoảng loạn do bị bạn chat đe dọa.”