Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Dùng Google Drive, không cần gửi mail nữa!

Ích lợi của việc chia sẻ file

Khi bạn cần gửi một hoặc nhiều tài liệu, văn bản, hình ảnh… đến ai đó, thường thỉ bạn sẽ gửi email và attach các file đó vào mail. Với Google Drive bạn có thể thay đổi cách làm, tiện lợi hơn nhiều, đó là Chia sẻ (Share) file.

Hãy lấy một thí dụ như thế này:

Bạn là một phóng viên đang tác nghiệp ở xa. Bạn viết bài, chụp ảnh, gửi về tòa soạn. Bạn sẽ làm như sau:

-          Tải các file đó lên Google Drive của bạn.
-          Chia sẻ chúng cho người biên tập.

Biên tập viên được chia sẻ có thể ngồi trên máy ở tòa soạn (bất cứ máy nào), truy cập vào Google Drive của anh ta là có thể mở ra, xem, sửa các file của bạn.

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Cuộc phiêu lưu của hạt đậu

“Nó còn bé lắm, bé chỉ bằng một em học sinh tiểu học. Nó rất nghịch ngợm nhưng lại ham học hỏi. Nhưng nó không phải là một cậu bé. Nó chỉ là một hạt đậu, một hạt đậu biết đi, đứng, nói, cười và dĩ nhiên, còn biết học nữa. Nó được gọi là Đậu Lém. Và bởi ham học hỏi, Đậu Lém muốn đi phiêu lưu để học hỏi thêm nhiều điều hay trong cái thế giới bao la và rộng lớn này.”

Đó là lời giới thiệu nhân vật Đậu Lém trong bộ chương trình Đậu Lém phiêu lưu ký.

Nhân vật Đậu Lém

Ứng dụng điện toán đám mây với Google Drive

Điện toán đám mây là gì?

Về cơ bản, có thể hiểu điện toán đám mây (cloud computing) như thế này: Thay vì lưu trữ dữ liệu trên thiết bị của mình (máy tính để bàn, laptop, máy tính bảng…) thì người dùng sẽ lưu trữ chúng trên… mây. Mây ở đây là không gian trên mạng Internet. Tương tự như vậy đối với các trình ứng dụng, thay vì phải mua và cài đặt các chương trình đó lên máy tính thì người sử dụng sẽ chạy các trình ứng dụng được cung cấp sẵn trên mạng Internet.

Việc lưu trữ dữ liệu lên Internet đương nhiên sẽ giúp ta tiết kiệm dung lượng trên đĩa cứng của mình, đặc biệt là đối với các thiết bị di động (smart phone, tablet) vốn có bộ nhớ để lưu trữ dữ liệu khá hạn chế. Thế nhưng đó chưa phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là đây:

-    Nếu có sự cố xảy ra đối với máy tính của ta, như bị hư đĩa cứng, hoặc bị… mất trộm, thì dữ liệu vẫn còn nguyên, an toàn trên mạng.
-    Ta có thể truy cập dữ liệu của mình ở bất cứ nơi đâu (miễn là có kết nối Internet). Thí dụ: ta soạn văn bản, bảng tính… trên máy tính đặt ở nhà. Khi đến cơ quan, ta chỉ cần kết nối Internet là có thể tiếp tục xử lý các file ấy. Thậm chí đi nước ngoài cũng vẫn mở file ra được.
-    Nhiều người ở nhiều nơi khác nhau có thể cùng xử lý một file. Bạn tạo ra một (hoặc nhiều) file và chia sẻ file đó với người khác, thế là người đó có thể cùng tham gia xử lý file đó với bạn. Điều này đặc biệt hữu ích đối với các tòa soạn báo, khi ấy phóng viên viết bài, đăng ảnh đưa lên một folder và chia sẻ folder ấy cho người biên tập. Thế là biên tập viên có thể xem xét và biên tập bài vỡ ngay, không cần gửi mail, check mail nữa.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Đặt chỗ trên bản đồ Google

Google Maps là ứng dụng xem bản đồ phổ biến nhất thế giới hiện nay, đặc biệt là trên các thiết bị di động như máy tính bảng, smartphone. Trên Internet, bạn có thể vào trực tiếp Google Maps tại: http://maps.google.com. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng Google Maps qua nhiều phương thức khác nhau, như sử dụng App trên smartphone, một số website nhúng Google Maps vào website của mình và khi click vào đó bạn sẽ khai thác dữ liệu của Google Maps…

Google Maps là một ứng dụng của Google từ 2005 và các dữ liệu của nó luôn luôn được cập nhật qua hệ thống vệ tinh toàn cầu. Bạn sử dụng nó không chỉ tìm đường đi mà còn tra cứu được rất nhiều thông tin về các địa điểm ở mọi nơi trên thế giới. Google Maps vừa được cập nhật nhiều tính năng mới, trong đó phần giao diện thay đổi rõ ràng, sáng sủa hơn. Cột thông tin chi tiết bên trái được thay bằng những ô thông tin linh hoạt hơn, giúp phạm vi quan sát bản đồ được rộng hơn.

School Cheater – thêm một game Việt gây chú ý

Sau khi Flappy Bird tạo cơn sốt trên cộng đồng mạng, lại thêm một game di động của Việt Nam gây sự chú ý trên thế giới. Đó là School Cheater, sản phẩm vừa lọt vào top 11 game xuất sắc nhất tại cuộc thi Game Development World Championship 2013, cũng như nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người chơi.


Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Video trực tuyến

Video trực tuyến cất cánh khi việc truy cập Internet qua đường truyền băng thông rộng phát triển.
Sự bùng nổ của video trực tuyến khiến nhiều nhật báo từ 2005 phải thuê người quay phim và thúc đẩy phóng viên bắt đầu sản xuất nội dung video để phát trên mạng. Đến quý III 2010, chỉ riêng tại Mỹ, thời lượng video trực tuyến do các nhật báo sản xuất đã vượt qua thời lượng của các đài truyền hình mặc dù tính bình quân trên từng sản phẩm thì độ dài của video trực tuyến ngắn hơn video phát sóng.[1]


Bạn đã sử dụng triệt để YouTube chưa?

Bạn đã từng xem video clip trên YouTube chưa? Có lẽ trên 90% câu trả lời là có. Bạn không chỉ xem video clip của YouTube trên máy tính mà còn xem trên máy tính bảng, smartphone; không chỉ xem trên website YouTube mà còn xem trên nhiều website khác nữa (những đoạn video clip YouTube được nhúng vào các trang web ấy).


Video trên YouTube có sức lan tỏa hơn hẳn bất kỳ kênh truyền hình nào. Điệu nhảy Gangnam Style nếu không có YouTube thì cũng không thể nào đạt được số lượt người xem là 1 tỷ  trong thời gian ngắn như vậy. Tương tự như thế ở Việt Nam giọng ca nhí Phương Mỹ Chi cũng nhờ YouTube mà nhân lên gấp bội lượng người hâm mộ.