Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Tổng kết năm trên báo Xuân

Tết năm ngoái, một ứng dụng tạo báo Xuân được rất nhiều người ưa chuộng. “Báo Xuân” là một trang màn hình với cách trình bày giống như trang báo và nội dung là thống kê các hoạt động trên Facebook của người dùng trong năm qua. Tết lại đến, và ứng dụng này xuất hiện trở lại. Bạn có muốn thử không?

Ứng dụng làm báo Xuân

Để lấy được số liệu thống kê về hoạt động trên Facebook của bạn, ứng dụng “Báo Xuân” này cần phải truy cập vào tài khoản Facebook của bạn. Chính điều đó khiến nhiều người e ngại, sợ rằng sẽ bị đánh cắp tài khoản và mật khẩu. E ngại này là chính đáng, tuy nhiên vào dịp Tết năm ngoái rất nhiều người đã sử dụng ứng dụng này mà không thấy ai bị sự cố gì, do đó bạn có thể yên tâm thử nghiệm.

Trang “Báo Xuân” sẽ có dạng như thế này:

Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015

Coi chừng “Võ Tắc Thiên” hại bạn

Ứng dụng “Võ Tắc Thiên” đã tạo nên một cơn sốt trong người dùng Facebook thời gian qua. Lợi dụng điều này, kẻ xấu đã tạo nên một ứng dụng nhái “Võ Tắc Thiên” để đánh cắp tài khoản người dùng.

Trong một số báo trước, LĐĐN có nhắc đến một ứng dụng trên điện thoại di động đang rất thu hút người dùng là “Võ Tắc Thiên”, ứng dụng này cho phép bạn trang điểm mình thành Võ Tắc Thiên và đưa lên mạng cho mọi người chiêm ngưỡng. Bài viết cũng nêu lên nhận định: Thực chất đây là một phần mềm xử lý ảnh có các tính năng hạn chế, với việc chỉ cho phép bạn tự biến hóa mình thành một nhân vật là Võ Tắc Thiên. Tự biến mình thành một nhân vật Trung Hoa, với một công cụ chẳng có gì mới mẻ e rằng là một việc làm vô nghĩa, nên thiết nghĩ bạn đừng quan tâm đến ứng dụng này.

Ứng dụng Võ Tắc Thiên rất ăn khách

Ngày Tết, chụp ảnh nào!

Tết năm nay tại đường hoa Hàm Nghi (TPHCM) và đường hoa Trấn Biên (Biên Hòa) đều thông báo sẽ có Wi-fi miễn phí để phục vụ khách thưởng ngoạn. Có Wi-fi thì rõ là rất tiện lợi rồi, vì người đi chơi xuân luôn được kết nối Internet để làm nhiều việc, thế nhưng mục đích rõ nhất là: du khách có thể chia sẻ ngay lên mạng những bức ảnh chụp đường hoa của mình. Người ta tự hỏi: Từ bao giờ việc chia sẻ ảnh trên mạng trở nên phổ biến như vậy, và người ta chia sẻ ảnh trên mạng nhiều tới mức nào?

Ảnh Đường hoa Trấn Biên 2014 trên Facebook

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Gọi giúp việc nhà theo kiểu Uber taxi

Với ý tưởng tương tự như Uber taxi: kết nối giữa người cần dịch vụ và người có dịch vụ, một ứng dụng cho smartphone mới ra đời mang tên Taske giúp người sử dụng tìm kiếm người giúp việc nhà một cách nhanh chóng, thuận tiện.

Ứng dụng Taske

Taske là ứng dụng gọi giúp việc đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Việt Nam dựa trên công nghệ định vị GPS. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin và các thuật toán mới nhất, giờ đây người dùng có thể sử dụng smartphone để gọi các dịch vụ giúp việc như sửa chữa, hay vệ sinh nhà cửa mà không phải đi đâu xa để tìm kiếm.

Ứng dụng này hiện có trên iOS, bản trên Android dự kiến sẽ xuất hiện trong vài ngày tới.

Sống chung với… cáp quang đứt

Thế là cáp quang biển AAG đã được nối lại vào ngày 23/1/2015. Người dùng Internet ở Việt Nam đã có thể truy cập Internet với tốc độ bình thường sau gần 3 tuần dở khóc dở mếu vì đường truyền ì ạch. Điều đáng lo ngại là cáp quang biển quá thường xuyên bị đứt khiến người ta phải tự hỏi: Phải chăng là nên chuẩn bị tư thế để sẵn sàng “sống chung với cáp quang đứt”?

Cáp quang biển AAG thường xuyên bị đứt

Điểm lại những lần cáp quang biển AAG bị đứt gần đây nhất, ta có bảng thống kê như sau:

Ngày bị đứt
Ngày khắc phục
Vị trí đứt
Số ngày bị gián đoạn
15/07/14
27/07/14
Gần Vũng Tàu
12
15/09/14
04/10/14
Gần Hồng Kông
19
05/01/15
23/01/15
Gần Vũng Tàu
18

Như vậy trong vòng 6 tháng tuyến cáp quang biển bị đứt tới 3 lần, mỗi lần mất thời gian khắc phục từ 2 đến 3 tuần. Nếu tính ra thì trong thời gian 192 ngày, có đến 49 ngày đường truyền bị gián đoạn, tỷ lệ lên đến 25,52%. Quả là không ngoa nếu gọi là “sống chung với cáp quang đứt”!

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Facebook dưới cái nhìn của Thủ tướng

Facebook là nơi mọi người đăng lên thông tin về hoạt động, suy nghĩ của mình, cũng là nơi để chia sẻ những thông tin mà người ta thấy hấp dẫn. Thông thường những thông tin được chia sẻ là các scandal, các sự kiện gây xúc động, bức xúc… Thế nhưng trong tuần qua, một thông tin được chia sẻ rất nhiềuvà nhanh  trên Facebook lại là nội dung trong một thông điệp của Thủ tướng Chính phủ!

Tại hội nghị tổng kết công tác 2014 và triển khai nhiệm vụ năm mới của Văn phòng Chính phủ ngày 15/1/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu chủ động đưa thông tin chính thống lên các mạng xã hội như Facebook, trong bối cảnh bùng nổ công nghệ mới và trước yêu cầu về quyền tiếp cận thông tin của người dân.

Thủ tướng đã phát biểu: “Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lên Facebook xem thông tin. Trên mạng ai nói gì thì nói, nhưng có thông tin chính thống của Chính phủ thì người dân mới có lòng tin. Đây là nhiệm vụ mới cần phải làm tốt hơn trong năm nay”.

Bạn bao nhiêu tuổi?

Hiện nay, người dùng Facebook đang thích thú với một ứng dụng vui có tên “Bói tuổi thực sự của bạn”. Bạn đã thử chưa?

Ứng dụng Bói tuổi

Thật ra tên gọi “Bói tuổi” không chính xác lắm, mà đây là một ứng dụng dựa trên một số câu hỏi đáp để phân tích tâm lý của người chơi, từ đó xác định tuổi tâm lý so với tuổi sinh học của người chơi (không có yếu tố bói toán ở đây). Nếu gọi là ứng dụng “Xác định tuổi tâm lý của bạn” thì chính xác hơn.

Một số người e ngại rằng như nhiều ứng dụng độc hại khác, ứng dụng này có thể chứa virus đánh cắp thông tin nên không dám cài đặt thử. Tuy nhiên nhiều chuyên gia công nghệ thông tin đã sử dụng qua và xác định rằng ứng dụng này vô hại, mặt khác ứng dụng chạy trực tiếp, không cần cài đặt và cũng không đòi hỏi tài khoản cá nhân cũng như password của bạn nên có thể yên tâm về chuyện an toàn.

Bạn nhập đường link sau đây để vào ứng dụng: http://www.playnhe.com/nytno/boi-tuoi-thuc-su-cua-ban.

Trên màn hình của trang web này bạn chỉ việc nhấn vào nút Ấn vào để chơi, sau đó trả lời (một cách trung thực) 25 câu hỏi là sẽ có kết quả.

Trang chủ của ứng dụng