Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

Airbnb – Cánh chim đầu đàn của nền kinh tế chia sẻ đang trong giông bão


Airbnb (chia sẻ nơi ở) cùng với Uber (chia sẻ phương tiện vận chuyển) được xem là những công ty khởi nguồn cho nền kinh tế chia sẻ. Mặc dù ở Việt Nam người ta biết đến Uber trước Airbnb nhưng trên thế giới Airbnb là công ty ra đời trước (năm 2008, so với Uber năm 2009). Đạt được những kết quả vượt bậc và phát triển mạnh trên khắp thế giới nhưng tại thời điểm này Airbnb đang trải qua những bão giông chưa từng có.

Website của Airbnb Việt Nam vẫn đang hoạt động bình thường với một số cải tiến cho phù hợp tình hình COVID-19

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

Ứng dụng của Google dành cho người khiếm thính


Ứng dụng Live Transcribe (tên tiếng Việt là Tạo phụ đề trực tiếp) do Google tạo nên với sự hỗ trợ của trường đại học Gallaudet - trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ dành cho người khiếm thính và người bị suy giảm thính lực – có công dụng chính là giúp những người khiếm thính giao tiếp được bình thường. Nếu khéo léo tận dụng một chút ta có thể dùng ứng dụng này cho… nghề báo!

Live Transcribe là ứng dụng rất hiệu quả cho người khiếm thính

Ứng dụng Live Transcribe ra mắt lần đầu tiên vào ngày 4-2-2019 và mới có bản cập nhật gần nhất vào ngày 2-6-2020. Ứng dụng hoàn toàn miễn phí, người dùng có thể tải về từ kho ứng dụng của Google (tìm Live Transcribe hoặc Tạo phụ đề trực tiếp).

Khi người dùng khiếm thính mở ứng dụng Live Transcribe thì tất cả những âm thanh xung quanh sẽ được ghi lại dưới dạng văn bản để người ấy có thể đọc được. Tất cả âm thanh ở đây nghĩa là: nếu là lời nói thì sẽ được ghi lại thành văn bản, còn nếu là âm thanh khác thì sẽ được ghi bằng chú thích ở góc dưới màn hình, thí dụ như: [Tiếng khóc], [tiếng chim hót]… Tức là rất giống với khi xem phim nước ngoài có phụ đề tiếng Việt.

Khi người xung quanh nói chuyện, toàn bộ lời nói sẽ được ghi lại thành văn bản tức thời trên màn hình để người khiếm thính có thể đọc ngay. Ảnh chụp từ clip của Google.

Những sản phẩm Việt Nam đầu tiên của dự án YouTube Nhà Sáng tạo Thay đổi ra đời


Như tin đã đưa trên báo Đồng Nai, đầu năm 2020 YouTube đã chọn được 3 nhà sáng tạo video clip để làm Đại sứ Nhà Sáng tạo Thay đổi (Creators for Change) đầu tiên của Việt Nam. Sau 4 tháng, sản phẩm tham gia dự án của 3 đại sứ này chính thức được công chiếu trên kênh YouTube của họ và được chia sẻ trong danh sách video thuộc chương trình Nhà Sáng tạo Thay đổi trên kênh YouTube của UNDP (Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc) vào thứ Sáu ngày 12-06-2020.

Với 2 chủ đề trọng điểm là Vấn đề bạo lực mạng và Nâng cao vị thế của phụ nữ, video của các Đại sứ Việt Nam sẽ đóng góp vào những thông điệp tích cực mà dự án Creators For Change đã thúc đẩy trên khắp thế giới trong nhiều năm nay thông qua sức ảnh hưởng của các nhà sáng tạo YouTube - những người dẫn đầu trong việc truyền cảm hứng giúp thay đổi nhận thức của giới trẻ trong cộng đồng của mình theo những hướng tích cực.

Video của các Đại sứ Nhà Sáng tạo Thay đỏi Việt Nam đã xuất hiện trên kênh của UNDP. Ảnh chụp màn hình.

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

Hệ thống robot KIVA: Nhà kho thời đại 4.0 của Amazon


Tháng 3-2012, Amazon mua toàn bộ Kiva Systems – một công ty chuyên sản xuất các hệ thống robot quản lý nhà kho - với giá 775 triệu USD, đó là thương vụ lớn thứ nhì của Amazon tính tới thời điểm đó. Tại thời điểm chuyển giao, Kiva đang cung cấp giải pháp của mình cho một số khách hàng và Amazon tiếp quản các hợp đồng này. Đến khi thời hạn hợp đồng kết thúc, Amazon không tái ký hợp đồng và cũng không bán hệ thống Kiva cho bất cứ ai khác. Họ giữ Kiva cho riêng mình và đổi tên thành Amazon Robotics, một công ty con thuộc Amazon. Hệ thống robot Kiva có gì hay mà Amazon quyết giữ độc quyền như vậy?

Khởi đầu của hệ thống robot Kiva

Mick Mountz là một chuyên gia làm việc cho Webvan, một công ty thực hiện dịch vụ rau củ trực tuyến thành lập năm 1996, thời kỳ vàng son của các công ty dot-com (công ty dựa trên nền tảng internet). Công ty này giao hàng đến tận nhà khách hàng chỉ 30 phút sau khi đặt hàng qua mạng. Thời điểm đó những công ty kiểu thế này có thể làm các cửa hàng rau củ phải đóng cửa. Thế nhưng Webvan thất bại và tuyên bố phá sản năm 2001.

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2020

Facebook kiện những kẻ mạo danh mình


Trong vài tuần qua, Facebook liên tiếp đệ đơn kiện các công ty đăng ký tên miền đã cho đăng ký các tên miền có nội dung na ná với tên miền của Facebook, nhằm lừa đảo người dùng Internet.

Rất nhiều tên miền mạo danh Facebook hoặc dịch vụ của Facebook

Trong thông báo tuần này, Facebook cho biết họ đã đệ đơn kiện công ty đăng ký tên miền Namecheap và dịch vụ ủy quyền của công ty này là WhoIsGuard tại bang Arizona. Nội dung kiện là Namecheap, thông qua WhoIsGuard, đã đăng ký nhiều tên miền có nội dung giống với tên của Facebook hoặc các dịch vụ của Facebook nhằm lừa đảo mọi người.

Facebook cho biết họ thường xuyên quét các tên miền và ứng dụng vi phạm nhãn hiệu của mình để bảo vệ mọi người khỏi bị lạm dụng, từ đó đã phát hiện rằng rằng dịch vụ Whoisguard của Namecheap đã đăng ký hoặc sử dụng 45 tên miền mạo danh Facebook hoặc các dịch vụ của Facebook, chẳng hạn như InstagramBusinessHelp.com, Facebo0k-login.com và Whatsappdoad.site... Facebook đã gửi thông báo cho Whoisguard từ tháng 10-2018 đến tháng 2-2020, và mặc dù WhoIsGuard có nghĩa vụ cung cấp thông tin về các tên miền vi phạm này, họ đã từ chối hợp tác. Để mọi người không bị lừa bởi những địa chỉ web này, Facebook đã thực hiện hành động pháp lý.

Cà phê Dalgona đã thành “hot trend” như thế nào?


Bạn đã từng được ai “rủ rê” pha chế thử một món cà phê có tên gọi Dalgona chưa? Nếu có thì cũng chẳng có gì lạ, vì theo phát hiện của Google điều này đang là một xu hướng (trend) chung của cả thế giới!

Cà phê Dalgona là gì?

Cà phê Dalgona - còn gọi là cà phê bọt biển, cà phê đánh bông - là một loại thức uống được làm bằng cách đánh bông cà phê hòa tan, đường và nước nóng cho đến khi nó trở thành kem và sau đó thêm vào sữa. Có khi nó được phủ lên trên bằng bột cà phê, ca cao, bánh quy vụn hoặc mật ong.

Cà phê Dalgona. Ảnh: whiskaffair.com

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2020

Người ảo trong thế giới thực


Ngày 31-8-2007, công ty Crypton Future Media của Nhật trình làng một giọng ca trẻ, Hatsune Miku, 17 tuổi. Chỉ trong 12 ngày đầu phát hành, gần 30.000 bản đã được bán ra, một con số bất ngờ đối với chính của Crypton Future Media. Cuối năm đó, Amazon.co.jp thông báo doanh thu của Hatsune đạt hơn 57 triệu yên, trở thành mặt hàng chạy nhất của Amazon. Và Hatsune Miku tiếp tục trở thành thần tượng mãi cho đến tận bây giờ…

Những con số ấn tượng về Hatsune Miku

Tính đến năm 2018, theo thống kê của Brett King trong Augmented:

-        Hatsune Miku có hơn 100 ngàn bài hát đã được phát hành, một triệu rưỡi video trên YouTube và hơn một triệu tác phẩm hội họa từ người hâm mộ.
-        Hatsune Miku có một điệu nhảy gây sốt của riêng mình với tên MikuMikuDance (MMD)
-        Viện nghiên cứu Nomura ước tính rằng kể từ khi ra mắt tháng 8-2007 đến tháng 3-2012, Hatsune Miku đã mang về hơn 10 ngàn tỷ yên doanh thu (khoảng 130 tỷ USD). Doanh thu này bao gồm cả những sản phẩm phái sinh từ đĩa nhạc Hatsune Miku như game, video quảng cáo, vật dụng lưu niệm,…
-        Hatsune Miku có nhiều hợp đồng quảng cáo hơn tổng số của 2 ngôi sao thể thao là Tiger Woods và Michael Jordan cộng lại.
-        Hatsune Miku có hơn 2,5 triệu người hâm mộ trên Facebook.
-        Hatsune Miku đã biểu diễn hơn 30 show ca nhạc cháy vé trên khắp thế giới, tại Los Angeles, New York, Đài Bắc, Hong Kong, Singapore, Tokyo, Vancouver, Washington và gần đây nhất là hát cùng với Lady Gaga.

Điều đáng nói là khi Hatsune Miku xuất hiện lần đầu năm 2007 thì cô mới 17 tuổi, đến nay sau 13 năm cô cũng chỉ mới… 17 tuổi thôi!