Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2017

Thành phố thông minh, qua Tầm nhìn châu Á - Bài 1

Thành phố thông minh là một khái niệm đang được quan tâm nhiều trên thế giới, ở Việt Nam những thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang… đang tiến hành xây dựng thành những thành phố thông minh. Mới đây, trên kênh Microsoft Asia đã phát series chia sẻ về Tầm Nhìn Châu Á (Asia Vision Series), trên đó các tác giả đã nêu lên các quan điểm mới của mình về thành phố thông minh tại Châu Á. LĐĐN xin tổng hợp các nội dung này để bạn đọc tham khảo.

Phần 1: Những đặc điểm của một thành phố thông minh

Ông Stefan Sjöström trên Asia Vision Series

Mã độc vẫn đang đe dọa

Mã độc tống tiền WannaCry bùng phát vào tháng 5-2017 gây nguy hại cho hơn 300.000 máy tính trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Qua cuối tháng 6-2017, lại tiếp tục một biến thể của mã độc này mang tên Petya (còn gọi là Petrwrap) bùng phát. Các chuyên gia bảo mật cho rằng những mối đe dọa chưa dừng lại ở đó.

Màn hình hiện thông báo tống tiền khi máy tính bị nhiễm mã độc

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Đi tới đâu rồi?

Khi có người thân đi đâu xa, hoặc khi có bạn phương xa đến thăm thì trong khi chờ đợi ta thường sốt ruột gọi điện hỏi thăm: Đi tới đâu rồi? Google vừa cung cấp một tính năng mới trên Google Maps cho phép ta theo dõi theo thời gian thực xem bạn của mình đang đi đến đâu, để khỏi sốt ruột nữa.

Hiển thị hành trình trên Google Maps

Nếu bạn có một smartphone và đang bật định vị GPS (hầu hết smartphone hiện nay đều có chức năng định vị này), thì khi mở ứng dụng Google Maps trên smartphone bạn sẽ thấy trên bản đồ một chấm xanh thể hiện vị trí hiện tại của mình. Bạn di chuyển, chấm xanh này sẽ di chuyển trên bản đồ để thể hiện hành trình.

Chức năng Chia sẻ vị trí mới của Google Maps sẽ giúp bạn chia sẻ lộ trình ấy cho người khác. Khi chia sẻ, người nhận (người thân của bạn) sẽ thấy trên thiết bị của họ (smartphone hoặc máy tính) vị trí cùng lộ trình di chuyển của bạn, giống y như điều bạn thấy trên smartphone của mình. Như vậy người thân luôn biết được bạn đang đi tới đâu mà không cần phải hỏi “Đi tới đâu rồi?”.

Biến smartphone thành máy tính

Ngày 28-6-2017, công ty Điện tử Samsung Vina vừa giới thiệu một thiết bị để biến smartphone Galaxy S8/S8+ thành máy tính cá nhân. Đó là đế chuyển đổi Samsung DeX, cắm smartphone Galaxy S8/S8+ vào đế này, kết nối với màn hình và bàn phím là người dùng sẽ có một máy tính để bàn.

Samsung DeX là một chiếc đế hình tròn nhỏ, trọng lượng 230g, được thiết kế để gắn vừa một chiếc smartphone Samsung Galaxy S8 hay S8+. Khi được gắn vào Samsung DeX, chiếc smartphone sẽ biến thành một chiếc máy tính để bàn. Tận dụng tính di động và cấu hình ngày càng mạnh của smartphone, giải pháp Samsung DeX ra đời với mục tiêu biến Galaxy S8/S8+ thành một chiếc máy tính cá nhân khi thông qua chiếc đế chuyển đổi này để kết nối với các thiết bị ngoại vi như màn hình, bàn phím và chuột máy tính. Với đế chuyển đổi Samsung DeX, người dùng có thể tận dụng ngay các màn hình lớn tại nơi làm việc, phòng khách sạn,… để kết nối cùng Galaxy S8/S8+ và làm việc như đang thao tác trên một máy tính thực thụ chạy hệ điều hành Android. Giao diện Android được tùy biến sâu khi hiển thị trên màn hình lớn sẽ giúp người dùng dễ dàng truy cập các ứng dụng, chỉnh sửa tài liệu, lướt web, xem video, trả lời tin nhắn và nhiều hơn thế nữa.

Hình dạng Samsung DeX. Ảnh: Samsung

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

Triển lãm ảnh nghệ thuật chụp bằng smartphone

Từ 14g ngày 22-6-2017 đến 16g ngày 25-6-2017 tại Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM (số 69 Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, quận 1) diễn ra cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật chụp bằng smartphone nhằm mục đích từ thiện mang tên Sắc Màu Cuộc Sống lần thứ 2. Cuộc triển lãm này gây quỹ để thực hiện 200 ca phẫu thuật mổ đục thủy tinh thể cho bà con nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long.

Cuộc triển lãm “chung tay mang lại ánh sáng cho người bị đục thủy tinh thể” do Diễn đàn nhiếp ảnh VNphoto.net, Diễn đàn công nghệ Tinhte.vn, và Bệnh viện Mắt TP.HCM phối hợp tổ chức với sự tài trợ của Công ty Samsung Việt Nam. 50 tác phẩm ảnh nghệ thuật được chụp bằng smartphone Samsung S8/S8+ của 5 nhiếp ảnh gia Phạm An Dương, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Ngọc Hòa, Nguyễn Phúc Lộc, và Đặng Văn Tuấn được in treo tại triển lãm.

Nokia, mà không phải Nokia

Tuần qua, trên thị trường Việt Nam có sự ra mắt của 3 sản phẩm smartphone: Nokia 3, Nokia 5 và Nokia 6. Nokia nào đây? Bởi vì từ tháng 9-2013 Microsoft đã chính thức mua lại bộ phận sản xuất điện thoại và các dịch vụ liên quan của Nokia với chi phí 7,1 tỷ USD, để rồi sau đó đã hủy bỏ thương hiệu Nokia trong tên các sản phẩm smartphone của mình (thay vào đó là Microsoft Lumia).

Thời hoàng kim và lụi tàn của Nokia

Có lẽ không ai đã dùng điện thoại di động mà không biết đến tên Nokia, hãng sản xuất điện thoại di động của Phần Lan. Đầu thập niên 1990, khi những chiếc điện thoại di động đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam thì gần như chắc chắn rằng đó là điện thoại Nokia. Tên gọi Nokia thông dụng đến nỗi Nokia gần như đồng nghĩa với điện thoại di động, giống như nói Honda tức là nói xe máy vậy. Điều này không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Có được vị thế ấy là vì Nokia đóng vai trò tiên phong trong công nghệ điện thoại di động trên thế giới. Nokia 1100, ra mắt năm 2003, cho đến giờ vẫn là mẫu điện thoại giữ kỷ lục được bán nhiều nhất trên toàn cầu với số lượng 250 triệu chiếc đã bán.

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Xu hướng xấu của báo chí thời Internet: Câu view

Không thể phủ nhận rằng ngày nay báo mạng đã dần dần lấn lướt báo in. Internet đã mang lại nhiều ưu thế lớn trong việc truyền thông nhưng đồng thời thể loại báo chí qua mạng Internet này cũng mang lại nhiều điều bất cập. Một trong những điều đó là tình trạng câu view trên báo điện tử.

Muốn nhiều người đọc phải… câu view

Báo chí muốn sống được phải có độc giả. Lượng người đọc càng cao thì bán được càng nhiều báo và thu hút quảng cáo càng lớn. Đối với báo điện tử thì không có bán báo nên nguồn thu chính là quảng cáo. Hiện nay có nhiều công cụ đo được lượng người xem trên từng trang web nên các đơn vị đăng quảng cáo chọn lựa để đăng (và trả tiền nhiều) trên những trang mà họ biết là có nhiều người xem. Từ đó dẫn đến nhu cầu của tờ báo là phải bằng mọi cách tăng số lượng người xem báo mình lên. Áp lực này không chỉ đè nặng lên ban biên tập mà cả phóng viên. Hiện nay, rất nhiều báo mạng trả nhuận bút cho phóng viên theo số lượt người xem bài trên mạng. Như vậy một bài viết công phu, có giá trị chưa chắc được trả nhuận bút cao mà phải là bài được nhiều người bấm vào xem.

Câu view là gì?