Microsoft vừa công bố “Nghiên cứu văn hóa dữ liệu Châu Á năm 2016”, theo
đó 91% các lãnh đạo doanh nghiệp ở châu Á đồng ý rằng phải định hướng được dữ
liệu thì doanh nghiệp mới linh hoạt và nhạy bén, nhưng chỉ 44% lãnh đạo tham dự
khảo sát chia sẻ rằng họ đã có một chiến lược kỹ thuật số sẵn sàng. Báo cáo này
cũng nêu hiện trạng văn hóa dữ liệu tại Việt Nam.
Văn hóa dữ liệu là
gì?
Ông Vũ Minh Trí, Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam, giải
thích: “Sự hòa nhập của đám mây, di động và dữ liệu đang biến đổi phương thức
kinh doanh của các doanh nghiệp với khách hàng. Hệ quả là những yêu cầu mới sẽ
phát sinh và giúp mọi doanh nghiệp
chuyển đổi thành công thành mô hình kỹ thuật số theo định hướng dữ liệu. Trong
thế giới hiện đại của ‘Ưu tiên di động, Ưu tiên đám mây’, công nghệ đang xen
lẫn trong mọi mặt đời sống riêng tư và đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi theo số
hóa. Vì dữ liệu là nguồn điện năng của các nền kinh tế mới, các doanh nghiệp
cần phải chuyển đổi dữ liệu thành những kiến thức sâu sắc có thể thực thi, hoặc
dự đoán tương lai theo phương thức đi trước xu hướng và phát triển các nguồn
doanh thu mới. Đối mặt với những bất ổn kinh tế và đối thủ cạnh tranh gây rối,
phân tích dữ liệu và dự báo là những điều cần thiết để các doanh nghiệp tồn tại.
Với những công cụ thích hợp, tầm nhìn có thể đến từ bất kỳ ai, bất cứ nơi nào,
mọi lúc. Tiếp cận của doanh nghiệp có dữ liệu được định hướng như vậy gọi là
“văn hóa dữ liệu” (data culture)”.
Khảo sát của Microsoft có sự tham dự của 940 lãnh đạo của các
doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ tại 13 thị trường châu Á, trong đó có 269 lãnh đạo
cấp cao tại Đông Nam Á (Việt Nam, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và
Indonesia).
Việc xây dựng văn hóa
dữ liệu tại Việt Nam
Bản khảo sát nêu ra 5 yếu tố chính đang là rào cản cho việc xây
dựng văn hóa dữ liệu tại Việt Nam:
-
Bảo mật dữ liệu còn kém
-
Thiếu nhân sự với kỹ năng kỹ thuật số có trình độ cao.
-
Chi phí cao
-
Tầm nhìn của giám đốc điều hành còn hạn chế.
-
Dữ liệu được quản trị trong các “kho” kín không được
chia sẻ
Bên cạnh đó, Microsoft nêu lên 5 lợi điểm nếu quan tâm đến
văn hóa dữ liệu:
-
Năng lực để tạo ra những quyết định tức thì: với việc
nắm được dữ liệu về khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh, môi trường… chủ
doanh nghiệp có thể kịp thời ra quyết định chính xác.
-
Cải thiện toàn cục việc bán hàng.
-
Gia tăng được mức độ hài lòng và giữ được khách hàng
-
Chuyển đổi cách vận hành doanh nghiệp
-
Cải tiến quy trình.
Các nhà lãnh đạo
doanh nghiệp Việt Nam với văn hóa dữ liệu
Trong bản khảo sát, khi được hỏi họ quan tâm đến những tiêu
chí nào trong việc xây dựng văn hóa dữ liệu trong thời gian 12 – 18 tháng tới,
các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam cho kết quả quan tâm (từ nhiều đến ít)
như sau:
-
Phân tích thời gian thực
-
Lưu trữ dữ liệu đám mây
-
Phân tích dự báo
-
IoT (Internet of Things)
-
Phân tích dữ liệu lớn
Các tiêu chí ưu tiên
quan tâm về dữ liệu của lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam. Đồ họa của Microsoft
Thứ tự quan tâm này hơi khác với các lãnh đạo doanh nghiệp
Đông Nam Á: phân tích thời gian thực, phân tích dự báo và hình ảnh hóa dữ liệu.
87% lãnh đạo doanh
nghiệp ở Đông Nam Á tham gia cuộc nghiên cứu của Microsoft cho rằng văn hóa dữ
liệu cần được định hướng từ cao xuống thấp, và cần có nhân sự kiến thiết trong
đội ngũ lãnh đạo để định hướng thành công việc triển khai chiến lược dữ liệu.
Tại Việt Nam, các lãnh đạo doanh nghiệp cũng cho rằng CEO (giám
đốc điều hành) phải là người dẫn dắt Văn hóa dữ liệu trong công ty.
Microsoft đã đưa ra sơ đồ các vị trí quan trọng trong việc
xây dựng văn hóa dữ liệu công ty như sau:
Nhân sự xây dựng văn
hóa dữ liệu công ty. Đồ họa của Microsoft.
Các vị trí quan trọng lần lượt là: Giám đốc Điều hành (CEO),
Giám đốc Dữ liệu & Giám đốc Kỹ thuật số (CDO), Giám đốc Công nghệ Thông tin
(CIO). Trong đó khái niệm CDO là khá mới mẻ đối với Việt Nam.
Hành động của
Microsoft và của doanh nghiệp Việt Nam
Văn hóa dữ liệu là một khái niệm khá mới đối với doanh
nghiệp Việt Nam (và cả của thế giới nữa), tuy nhiên với đà phát triển của công
nghệ thông tin đây là một xu thế tất yếu và rất cần quan tâm nếu doanh nghiệp
Việt không muốn bị chậm chân và trở nên lạc hậu, không tiếp cận được với sự
phát triển chung.
Trong tình hình đó, Microsoft Việt Nam đang có những hoạt
động tích cực để hỗ trợ doanh nghiệp Việt.
Microsoft cho biết họ cam kết đầu tư xây dựng những đám mây
thông minh cho các tổ chức hiện đại có mục tiêu định hướng dữ liệu. Đám mây mở
và linh hoạt giúp họ triển khai CNTT phù hợp – dù triển khai mô hình kinh doanh
mới, phát triển những cái hiện có hoặc chuyển đổi mô hình doanh nghiệp.
Ông Vũ Minh Trí nói: “Tại Microsoft, chúng tôi đang tiếp tục
cải tiến và triển khai những giải pháp giúp trao quyền cho khách hàng làm được
nhiều hơn và đạt kết quả tốt hơn. Trong 6 tháng qua, Microsoft đã mang lại nhiều
cải tiến vượt trội phục vụ những nhu cầu về dữ liệu hiện đại và số hóa, có thể
làm việc xuyên suốt trong môi trường doanh nghiệp và cả đám mây. Các tổ chức
hiện nay có thể bắt tay vào cuộc hành trình chuyển đổi kỹ thuật số theo cách
toàn diện hơn: đưa dữ liệu của họ từ nhận thức đến tầm nhìn xa, đồng thời trao
quyền cho lãnh đạo doanh nghiệp giúp cung cấp giá trị nâng cao trong nền kinh
tế mới này.”
Phạm Hoài Nhân
Theo thông tin từ
Microsoft và MediaOnline
LĐĐN - 16/05/2016
______
Box:
IoT (tiếng Anh: Internet of Things) tạm dịch là Mạng lưới
vạn vật kết nối Internet, là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con
người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền
tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương
tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển
từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói
đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet
và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét