Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Sản phẩm video hội nghị Google Meet được cung cấp miễn phí trên toàn thế giới

Google Meet - sản phẩm video hội nghị với nhiều tính năng cao cấp của Google – vốn là một ứng dụng có thu phí. Trong mùa dịch COVID-19, Google đã cung cấp ứng dụng này miễn phí đến một số đối tượng hạn chế, như trường học. Mới đây, ngày 29-4, Google tuyên bố bắt đầu cung cấp miễn phí Google Meet với đầy đủ tất cả các tính năng cao cấp cho tất cả mọi người dùng trên toàn thế giới.

Cung cấp miễn phí Google Meet trên toàn thế giới

Ngày 29 tháng Tư, Javier Soltero, Phó Chủ tịch G Suite của Google, cho biết:

Các cuộc họp video giúp chúng ta kết nối với nhau - từ trao đổi công việc với đồng nghiệp, tâm sự những người thân cho đến việc học từ nhà.

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2020

Du lịch khám phá thế giới trong mùa dịch bằng Google Earth


Ngày 22-4 vừa qua là kỷ niệm tròn 50 năm Ngày Trái đất. Nhân dịp này Google đã mời mọi người sử dụng Google Trái đất (Google Earth) cùng ngắm trái đất đẹp tươi, cùng khám phá những điều độc đáo nhất mà thiên nhiên dành tặng cho hành tinh xanh để hiểu thêm, yêu quý và gìn giữ môi trường.

Google Earth – chương trình dành cho những người yêu khoa học, đam mê khám phá

Google Earth là một chương trình máy tính thể hiện bản đồ 3D của toàn bộ trái đất thông qua dữ liệu là ảnh vệ tinh. Chương trình này được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2001, bởi công ty Keyhole, Mỹ, và sau đó được Google mua lại vào tháng 10-2004. Kể từ đó chương trình được mang tên Google Earth.

Thời điểm ấy chưa có Google Maps, do đó mọi người dùng Google Earth như là một bản đồ để tìm địa điểm. Đến khi Google Maps ra đời năm 2005 nhưng đến mấy năm sau mới dần dần hoàn thiện thì người ta vẫn còn dùng Google Earth như công cụ tìm địa điểm chủ yếu. Thế rồi Google Maps ngày càng cải tiến, ngày càng tiện lợi, được mọi người sử dụng thường xuyên, Google Earth đi vào quên lãng. Nhiều người nghĩ rằng Google Earth đã bị xóa sổ rồi, bởi vì Google không để tồn tại làm gì hai chương trình có tính năng tương tự nhau là Google Maps và Google Earth.

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

Google giúp bạn tránh rủi ro COVID-19… online


Khi mọi người trên khắp thế giới đang ở nhà do COVID-19, nhiều người đang chuyển sang các ứng dụng và công cụ truyền thông mới để làm việc, tìm hiểu, truy cập thông tin và kết nối với những người thân yêu. Cũng từ đó những rủi ro trực tuyến liên quan đến COVID-19 tăng lên, Google đã có tổng kết và đề xuất những giải pháp hỗ trợ.

Những rủi ro bảo mật trực tuyến lợi dụng sự bùng phát COVID-19

Nhóm phân tích mối đe dọa của Google liên tục theo dõi các hoạt động hack và phát hiện ra một loạt các trò lừa đảo mới như: mail và tin nhắn giả danh các tổ chức từ thiện và tổ chức phi chính phủ (NGO) chống lại COVID -19, hướng dẫn từ các quản trị viên của hệ thống trực tuyến; mail và tin nhắn gửi đến các nhân viên làm việc tại nhà và cả các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe giả mạo. Các hệ thống của Google cũng đã phát hiện ra các trang web chứa phần mềm độc hại đóng vai trò là trang đăng nhập cho các tài khoản truyền thông xã hội phổ biến, các tổ chức y tế và thậm chí cả bản đồ coronavirus. Trong vài tuần qua, các bộ phân loại tiên tiến của Google đã phát hiện 18 triệu phần mềm độc hại hàng ngày và các hành vi lừa đảo liên quan đến COVID-19, bên cạnh hơn 240 triệu tin nhắn rác liên quan đến COVID.

Để bảo vệ bạn khỏi những rủi ro này, Google đã xây dựng các biện pháp bảo vệ nâng cao cho các sản phẩm của Google để tự động xác định và ngăn chặn các mối đe dọa trước khi chúng đến tay người dùng. Các mô hình học máy (machine learning) trong Gmail đã phát hiện và chặn hơn 99,9 % thư rác, lừa đảo và phần mềm độc hại. Bảo mật tích hợp của Google cũng bảo vệ bạn bằng cách thông báo cho bạn trước khi bạn vào các trang web lừa đảo, quét các ứng dụng trong Google Play trước khi bạn tải xuống. Mặc dù vậy, để giữ an toàn ở mọi nơi trực tuyến, không chỉ trên các sản phẩm của Google, Google đề nghị người dùng lưu ý các vấn đề sau.

Facebook ra mắt Messenger cho trẻ em tại Việt Nam


Ngày 22-4, Facebook vừa chính thức giới thiệu Messenger Kids (Messenger cho trẻ em, hay gọi theo Facebook là Messenger nhí) tại Việt Nam. Ứng dụng này hiện có mặt tại hơn 70 quốc gia trên toàn cầu, bao gồm Việt Nam, và sẽ bổ sung thêm nhiều quốc gia khác trong thời gian tới.

Ứng dụng Messenger Kids giúp cha mẹ quản lý bé tốt hơn nhưng vẫn mang đến niềm vui cho bé

Có lẽ đây là thời điểm thích hợp nhất để Facebook tung ra Messenger nhí, trên blog của mình Facebook viết: Khi các trường học đóng cửa và mọi người sống giãn cách, hơn bao giờ hết phụ huynh đang hướng đến công nghệ để giúp con cái họ kết nối với bạn bè và gia đình. Messenger nhí là một ứng dụng trò chuyện và nhắn tin video giúp trẻ em kết nối với bạn bè và gia đình trong một không gian vui vẻ, do phụ huynh kiểm soát. Hôm nay, chúng tôi bắt đầu tung ra Messenger nhí đến nhiều quốc gia hơn và chúng tôi đã thêm các lựa chọn mới cho cha mẹ để kết nối trẻ em với bạn bè. Bắt đầu từ hôm nay, trẻ em ở hơn 70 quốc gia mới trên thế giới có thể sử dụng Messenger nhí, và sẽ có thêm nhiều quốc gia nữa trong thời gian tới.

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Google hỗ trợ Dạy tại nhà


Google vừa cho ra mắt trang web tiếng Việt “Dạy tại nhà”, cung cấp các tài nguyên, công cụ và thông tin để giáo viên sử dụng cho việc dạy học từ xa trong thời gian giãn cách xã hội tại nhà vì dịch bệnh.

Trang web tổng hợp Dạy tại nhà (Teach from Home)

Dạy tại nhà (TeachfromHome) là một trang web tổng hợp được Google phát hành trên toàn cầu với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trang web này chứa thông tin, các mẹo, nguồn tài liệu và công cụ để hỗ trợ giáo viên trong việc giảng dạy online. Truy cập trang web tại https://teachfromhome.google, Google sẽ tự điều hướng để đến trang có ngôn ngữ phù hợp tùy theo vị trí địa lý của bạn, ở Việt Nam trang sẽ điều hướng đến là https://teachfromhome.google/intl/vi/.

Bố cục trang khá rõ ràng, dễ hiểu. Trang giải đáp các vấn đề cơ bản của người dạy như:

-        Làm thế nào để dạy từ xa bằng cuộc gọi video?
-        Làm thế nào để dạy từ xa mà không cần cuộc gọi video?
-        Làm cách nào để học sinh luôn tích cực tham gia?
-        Làm thế nào để giữ liên lạc với các giáo viên khác?

Vấn đề và cách giải quyết, được nêu ra trên trang Dạy tại nhà

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

YouTube khởi động chiến dịch “Ở nhà với tôi” trên toàn cầu

Hưởng ứng lời kêu gọi giãn cách xã hội cách ly tại nhà để chung tay phòng chống sự lây lan của dịch COVID-19, người dân tại nhiều quốc gia đang thực hiện cách ly xã hội, bao gồm cả Việt Nam. Nhằm giúp mọi người khỏi cảm thấy buồn chán, cô lập và đơn độc trong thời gian này, YouTube đã khởi động chiến dịch #StayHome #WithMe trên toàn cầu.

Hàng ngàn Nhà sáng tạo YouTube trên toàn thế giới đang sản xuất ra các video để đồng hành cùng khán giả của mình trong thời gian cách ly. Theo báo cáo từ YouTube, số lượng video trung bình được tải lên YouTube hằng ngày trên toàn cầu có chứa cụm “Stay Home” (ở nhà) trong tiêu đề kể từ 15-3 đã tăng 590% so với trước đó. Đồng thời, lượt xem trung bình hằng ngày trên toàn cầu cũng tăng 100% với các video nấu ăn và 200% với các video tập luyện tại nhà.

Tại Việt Nam, kênh Google Vietnam đã thay đổi diện mạo mới để ủng hộ chiến dịch này. Nhiều nhà sáng tạo nội dung YouTube Việt cũng đã bắt đầu đặt hashtag #StayHome #WithMe trên video của mình và tăng cường năng suất tạo ra các video thú vị để động viên tinh thần cho các khán giả của mình, cùng nhau trải qua thời gian cách ly xã hội một cách tích cực và ý nghĩa nhất.

Cậu học sinh 17 tuổi và trang web theo dõi tình hình dịch bệnh COVID-19 toàn thế giới


Hiện giờ, để theo dõi tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam hoặc trên toàn thế giới ta có thể vào website của Bộ Y tế hoặc các các website uy tín của các tổ chức quốc tế như WorldOMeters, WHO. Bên cạnh đó có một trang web cũng có đầy đủ thông tin chính xác về dịch bệnh trên toàn thế giới, dễ xem và cập nhật từng phút nhưng lại chỉ do một cậu học sinh 17 tuổi thực hiện. Trang web này được hàng triệu người truy cập mỗi ngày.

Avi Schiffmann và trang web của mình

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

Office 365 đổi tên thành Microsoft 365 với ứng dụng Trí tuệ nhân tạo


Ngày 22-4 tới đây, phiên bản đám mây các ứng dụng văn phòng của Microsoft, Office 365 sẽ chính thức đổi tên thành Microsoft 365 với nhiều tính năng mới. Microsoft mô tả gói ứng dụng này là: “Đăng ký dành cho cuộc sống của bạn, giúp bạn tận dụng tối đa thời gian của mình, kết nối và bảo vệ những người bạn yêu quý, đồng thời giúp bạn phát triển và tăng trưởng”.

Microsoft 365 nhấn mạnh đến việc giúp bạn tận dụng thời gian để có cuộc sống tốt hơn

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020

Ứng dụng Big Data để đo lường hiệu quả cách ly xã hội


Cách ly xã hội (social distancing) là một chiến lược y tế công cộng, nhằm làm hạn chế sự lây lan của bệnh truyền nhiễm, hiện đang được áp dụng tại rất nhiều nơi trên thế giới trước tình trạng COVID-19 đang bùng phát. Việc hạn chế người dân đến những nơi công cộng hoặc giảm lượng người tập trung ở những địa điểm như cơ quan, bệnh viện... cũng nằm trong chiến lược đó. Thế nhưng làm sao đo được mức độ giảm tập trung ở những điểm công cộng ấy?

Chúng ta thấy những bức ảnh chụp cảnh các địa điểm vắng bóng người, nhưng cụ thể là vắng bao nhiêu % so với bình thường và có phải là thường xuyên vắng như thế không hay chỉ là ảnh chụp ngẫu nhiên? Nói cách khác, nếu chính phủ muốn xác định chính xác hiệu quả của việc cách ly xã hội do mình đề ra thì làm sao?

Lợi dụng nỗi lo trước COVID-19, Hacker tấn công mạng trên toàn thế giới


Trong một báo cáo gần đây, ngày 8-4-2020, Microsoft cho biết thời gian qua hackers đã tận dụng những đặc điểm của tình trạng bùng phát COVID-19 để gây ra các cuộc tấn công mạng trên toàn thế giới.

Diễn biến các vụ tấn công qua mạng hiện nay

Trong bài viết của mình, ông Rob Lefferts – phó chủ tịch Microsoft 365 Security – cho biết tất cả các quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới đều có ít nhất là một vụ tấn công qua mạng lợi dụng chủ đề COVID-19, như bản đồ dưới đây cho thấy.

Sơ đồ thể hiện các cuộc tấn công mạng trên thế giới, tính theo số lượng file chứa virus, tính đến 7-4-2020