Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2020

Bị tẩy chay, Facebook chịu tác động của quy luật “80/20” hay “Cái đuôi dài”?

Đến cuối tháng 6 đã có hơn 100 thương hiệu lớn trên thế giới tuyên bố ngừng quảng cáo trên Facebook, trong đó có những khách hàng lớn bậc nhất như CocaCola, P&G, Unilever… Ai đã từng tìm hiểu qua về kinh tế học đều biết quy luật 80/20, theo đó 80% doanh thu của một đơn vị đến từ 20% khách hàng lớn nhất. Như vậy theo quy luật này, với việc mất đi số khách hàng lớn nhất doanh thu quảng cáo của Facebook sẽ suy giảm trầm trọng, thế nhưng doanh thu của họ chẳng giảm là bao. Quy luật 80/20 đã không còn giá trị?

Chiến dịch tẩy chay Facebook trên toàn cầu

Biểu tượng của Chiến dịch Stop Hate for Profit

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2020

Dùng Google để tìm khủng long trong nhà bạn


Cuối quý 1 năm nay, người sử dụng smartphone đã hết sức hào hứng với ứng dụng Google 3D Animals, qua đó người sử dụng có thể cho “xuất hiện” và tương tác với rất nhiều loại động vật ngay trong nhà của mình, như hổ, cá sấu, chó… Google vừa bổ sung vào danh sách các loài thú này hàng chục loại động vật độc đáo, đó là loài khủng long. Lần này công nghệ được cải tiến để mang lại những cảm giác thật hơn nữa.

Một số loài khủng long và cảnh tái hiện chúng trên bờ biển, cánh đồng, đường phố

Xu hướng tiêu dùng trong giai đoạn bình thường mới


Lazada vừa tổ chức Lễ hội mua sắm từ ngày 18 đến 22-6-2020. Kết thúc lễ hội, họ đã có một số khái quát về những xu hướng tiêu dùng trong giai đoạn bình thường mới. Mặc dù đây không phải một khảo sát chính thức về xu hướng tiêu dùng trong thương mại điện tử nhưng những số liệu có được cũng là một tham khảo thú vị.

Các xu hướng tiêu dùng đáng chú ý. Nguồn: Lazada

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2020

Elon Musk - Kẻ phản đối Trí tuệ Nhân tạo

Thời đại công nghệ 4.0 là thời của Trí tuệ Nhân tạo (AI). Hầu như tất cả các ông lớn công nghệ trên thế giới – từ Microsoft, Google đến Facebook, Apple và nhiều công ty công nghệ lớn của Trung quốc, châu Âu – đều dành những nỗ lực lớn nhất cho nghiên cứu và ứng dụng AI. Thế nhưng có một nhân vật lẫy lừng trong giới công nghệ lại lớn tiếng phản đối việc ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo. Đó là Elon Musk.

Tranh cãi về hiểm họa của AI

Elon Musk được xem là doanh nhân công nghệ nổi tiếng nhất hiện nay. Ông là người sáng lập của hàng loạt công ty công nghệ tầm cỡ trên thế giới, trong đó đáng chú ý nhất là Tập đoàn Công nghệ Khai phá Không gian SpaceX (công ty tư nhân về tên lửa đẩy và tàu vũ trụ đầu tiên và duy nhất trên thế giới hiện nay) và Tesla Inc. (công ty chuyên thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm ô tô điện và linh kiện cho các phương tiện chạy điện). Tháng 12-2016, ông được xếp hạng 21 trong danh sách Những người quyền lực nhất thế giới của Forbes. Năm 2019 được xếp hạng đầu tiên trong danh sách Forbes của các nhà lãnh đạo sáng tạo nhất năm. Với vị thế như vậy, quan điểm của Elon Musk về một lĩnh vực nóng như Trí tuệ nhân tạo chắc chắn sẽ gây chú ý và ảnh hưởng lớn đến giới công nghệ nói riêng, dư luận thế giới nói chung.

Elon Musk, Bill Gates và Mark Zuckerberg tranh cãi nảy lửa về AI

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

Facebook giúp người dùng chia sẻ thông tin đáng tin cậy hơn


Facebook cho biết rằng khi hỏi mọi người loại tin tức nào họ muốn xem trên Facebook, thì câu trả lời là muốn thông tin kịp thời và đáng tin cậy. Vì vậy, từ năm 2018 Facebook đã cung cấp nút Context (Ngữ cảnh) để cung cấp thông tin về các nguồn bài viết trong News Feed. Hôm nay, Facebook bổ sung thêm một tính năng, đó là đưa ra một màn hình thông báo để người dùng biết khi nào các bài báo mà họ định chia sẻ đã cũ hơn 90 ngày.

Nút Context là gì?

Đó là nút tròn nhỏ hình chữ i nghiêng xuất hiện ở góc dưới bên phải của hình đại diện cho một liên kết (link) khi người dùng dẫn link đó. Khi nhấp vào nút chữ i này sẽ có những thông tin xuất xứ của liên kết.

 
Màn hình bên trái là nội dung liên kết hiện trên News Feed của Facebook, nút Context là nút i ở góc dưới bên phải hình đại diện. Màn hình bên phải là thông tin về nguồn cung cấp, hiện lên khi nhấn nút Context.

Vì COVID-19, Grab và Gojek đồng loạt cắt giảm nhân sự


Tuần trước, Grab vừa thông báo sẽ cắt giảm 5% nhân sự toàn vùng thì tuần này đến lượt Gojek thông báo cắt giảm 9% nhân sự. Nguyên nhân cắt giảm của cả hai được cho là vì COVID-19. Cả hai tập đoàn đều có công ty con tại Việt Nam là Grab Việt Nam và GoViet, vậy điều này có ảnh hưởng thế nào với các công ty Việt?


Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

Airbnb – Cánh chim đầu đàn của nền kinh tế chia sẻ đang trong giông bão


Airbnb (chia sẻ nơi ở) cùng với Uber (chia sẻ phương tiện vận chuyển) được xem là những công ty khởi nguồn cho nền kinh tế chia sẻ. Mặc dù ở Việt Nam người ta biết đến Uber trước Airbnb nhưng trên thế giới Airbnb là công ty ra đời trước (năm 2008, so với Uber năm 2009). Đạt được những kết quả vượt bậc và phát triển mạnh trên khắp thế giới nhưng tại thời điểm này Airbnb đang trải qua những bão giông chưa từng có.

Website của Airbnb Việt Nam vẫn đang hoạt động bình thường với một số cải tiến cho phù hợp tình hình COVID-19

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

Ứng dụng của Google dành cho người khiếm thính


Ứng dụng Live Transcribe (tên tiếng Việt là Tạo phụ đề trực tiếp) do Google tạo nên với sự hỗ trợ của trường đại học Gallaudet - trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ dành cho người khiếm thính và người bị suy giảm thính lực – có công dụng chính là giúp những người khiếm thính giao tiếp được bình thường. Nếu khéo léo tận dụng một chút ta có thể dùng ứng dụng này cho… nghề báo!

Live Transcribe là ứng dụng rất hiệu quả cho người khiếm thính

Ứng dụng Live Transcribe ra mắt lần đầu tiên vào ngày 4-2-2019 và mới có bản cập nhật gần nhất vào ngày 2-6-2020. Ứng dụng hoàn toàn miễn phí, người dùng có thể tải về từ kho ứng dụng của Google (tìm Live Transcribe hoặc Tạo phụ đề trực tiếp).

Khi người dùng khiếm thính mở ứng dụng Live Transcribe thì tất cả những âm thanh xung quanh sẽ được ghi lại dưới dạng văn bản để người ấy có thể đọc được. Tất cả âm thanh ở đây nghĩa là: nếu là lời nói thì sẽ được ghi lại thành văn bản, còn nếu là âm thanh khác thì sẽ được ghi bằng chú thích ở góc dưới màn hình, thí dụ như: [Tiếng khóc], [tiếng chim hót]… Tức là rất giống với khi xem phim nước ngoài có phụ đề tiếng Việt.

Khi người xung quanh nói chuyện, toàn bộ lời nói sẽ được ghi lại thành văn bản tức thời trên màn hình để người khiếm thính có thể đọc ngay. Ảnh chụp từ clip của Google.

Những sản phẩm Việt Nam đầu tiên của dự án YouTube Nhà Sáng tạo Thay đổi ra đời


Như tin đã đưa trên báo Đồng Nai, đầu năm 2020 YouTube đã chọn được 3 nhà sáng tạo video clip để làm Đại sứ Nhà Sáng tạo Thay đổi (Creators for Change) đầu tiên của Việt Nam. Sau 4 tháng, sản phẩm tham gia dự án của 3 đại sứ này chính thức được công chiếu trên kênh YouTube của họ và được chia sẻ trong danh sách video thuộc chương trình Nhà Sáng tạo Thay đổi trên kênh YouTube của UNDP (Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc) vào thứ Sáu ngày 12-06-2020.

Với 2 chủ đề trọng điểm là Vấn đề bạo lực mạng và Nâng cao vị thế của phụ nữ, video của các Đại sứ Việt Nam sẽ đóng góp vào những thông điệp tích cực mà dự án Creators For Change đã thúc đẩy trên khắp thế giới trong nhiều năm nay thông qua sức ảnh hưởng của các nhà sáng tạo YouTube - những người dẫn đầu trong việc truyền cảm hứng giúp thay đổi nhận thức của giới trẻ trong cộng đồng của mình theo những hướng tích cực.

Video của các Đại sứ Nhà Sáng tạo Thay đỏi Việt Nam đã xuất hiện trên kênh của UNDP. Ảnh chụp màn hình.

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

Hệ thống robot KIVA: Nhà kho thời đại 4.0 của Amazon


Tháng 3-2012, Amazon mua toàn bộ Kiva Systems – một công ty chuyên sản xuất các hệ thống robot quản lý nhà kho - với giá 775 triệu USD, đó là thương vụ lớn thứ nhì của Amazon tính tới thời điểm đó. Tại thời điểm chuyển giao, Kiva đang cung cấp giải pháp của mình cho một số khách hàng và Amazon tiếp quản các hợp đồng này. Đến khi thời hạn hợp đồng kết thúc, Amazon không tái ký hợp đồng và cũng không bán hệ thống Kiva cho bất cứ ai khác. Họ giữ Kiva cho riêng mình và đổi tên thành Amazon Robotics, một công ty con thuộc Amazon. Hệ thống robot Kiva có gì hay mà Amazon quyết giữ độc quyền như vậy?

Khởi đầu của hệ thống robot Kiva

Mick Mountz là một chuyên gia làm việc cho Webvan, một công ty thực hiện dịch vụ rau củ trực tuyến thành lập năm 1996, thời kỳ vàng son của các công ty dot-com (công ty dựa trên nền tảng internet). Công ty này giao hàng đến tận nhà khách hàng chỉ 30 phút sau khi đặt hàng qua mạng. Thời điểm đó những công ty kiểu thế này có thể làm các cửa hàng rau củ phải đóng cửa. Thế nhưng Webvan thất bại và tuyên bố phá sản năm 2001.