Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

ZOOM Phát triển vượt bậc nhờ đại dịch


Trong thời buổi dịch SARS-CoV-2, hầu hết các doanh nghiệp đều rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thậm chí có doanh nghiệp không cầm cự nổi dẫn đến phá sản. Thế mà có một công ty chẳng những duy trì hoạt động mà còn phát triển vượt bậc, đó là ZOOM.

Zoom đang trở thành ứng dụng Hội thảo trực tuyến thịnh hành nhất thế giới trong vài tháng qua

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

Dịch COVID-19, người Việt tìm gì trên Google?


Google vừa cung cấp số liệu thống kê cho biết người Việt tìm gì trên Google trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID-19. Ngoài ra, theo diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Google Xu hướng (Google Trend) có thêm chuyên trang theo dõi thông tin Xu hướng Tìm kiếm Nổi bật liên quan virus Corona để người dân, doanh nghiệp và truyền thông báo chí có thể nắm bắt kịp thời.

Từ ngày 3-4, Google đã thay đổi Doodle trên trang chủ của mình bằng hình ảnh vui về sống tốt trong thời kỳ dịch COVID-19, với thông điệp: Stay home, Save Lives: Stop coronavirus

Dịch COVID-19, người ta truy cập những trang web nào?


Nếu Google, nhà tìm kiếm chuyên nghiệp, thống kê xem người ta tìm kiếm những gì trên web thì SimilarWeb, nhà phân tích website chuyên nghiệp, lại thống kê cho chúng ta những trang web nào được mọi người truy cập nhiều nhất trong mùa dịch COVID-19. Dữ liệu dưới đây cập nhật ngày 4-4-2020.

Những trang web chính cung cấp thông tin về dịch bệnh COVID-19

SimilarWeb giới thiệu 4 website chính cung cấp thông tin về dịch bệnh COVID-19 trên thế giới. đó là:

-        Website của Tổ chức Y tế Thế giới WHO: who.int. Website này đạt 274,3 triệu lượt truy cập trong 28 ngày qua.
-        Website của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC Hoa kỳ: cdc.gov. Website này đạt 350,7 triệu lượt truy cập trong 28 ngày qua.
-        Website của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Khối EU CDC EU: ecdc.europa.eu. Website này đạt 12 triệu lượt truy cập trong 28 ngày qua.
-        Website thống kê về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên toàn thế giới: www.worldometers.info. Website này đạt 988,8 triệu lượt truy cập trong 28 ngày qua.

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2020

Năm 1665, bị cách ly vì bệnh dịch, Newton đã làm gì?


Khi Đại Dịch Hạch xảy ra năm 1665 tại London, nhà bác học Isaac Newton mới bước vào tuổi đôi mươi và đang là sinh viên của Trinity College thuộc đại học Cambridge. Để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh dịch, ông phải nghỉ học, sống cách ly trong một nông trại cách Cambridge gần 100 km. Chính tại đây và trong thời gian này, ông đã khởi đầu một số công trình nghiên cứu mà theo đánh giá của các nhà chuyên môn là “làm thay đổi thế giới”.

Đại dịch hạch ở London năm 1665 – 1666

Tranh miêu tả đại dịch 1665 – 1666 ở London

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Lượng truy cập Facebook tăng vọt nhưng doanh thu theo chiều ngược lại


Những ngày dịch bệnh này nhiều người ở nhà, nhiều người không có việc làm, lại thêm nóng lòng muốn biết thông tin về người thân, về diễn biến bệnh dịch nên lượng truy cập Facebook tăng vọt. Đối với một mạng xã hội, lượng truy cập là chỉ báo quan trọng nhất cho thấy mạng ấy đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, Facebook lại không mừng. Tại sao vậy?

Đối với một mạng xã hội, doanh thu lớn nhất của họ đến từ quảng cáo. Theo quy luật, lượng truy cập càng cao thì số lượng nhấp vào quảng cáo càng nhiều, doanh thu càng lớn. Doanh thu lớn kéo theo lợi nhận cao, mạng xã hội lại có thêm tiền để nâng cấp hệ thống của mình. Với Facebook và những mạng xã hội khác, quy luật ấy không đúng trong thời gian này.

Người Việt đang sử dụng ví điện tử ra sao?

Công ty nghiên cứu thị trường Cimigo ngày 25-3-2020 đã công bố kết quả nghiên cứu về nhận định và hành vi của người dùng đối với những thương hiệu ví điện tử phổ biến tại Việt Nam. Trong xu thế thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là trong tình hình SARS-nCoV-2 đang bùng phát hiện nay, việc tìm hiểu về vấn đề này khá thiết thực không chỉ với người kinh doanh mà cả với người tiêu dùng.

Ví điện tử dùng để thanh toán gì nhiều nhất?

Nghiên cứu của Cimigo cho thấy MoMo, Moca và ZaloPay là 3 ví điện tử được sử dụng phổ biến nhất ở 2 thành phố chính của Việt Nam là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, chiếm 90% thị phần người dùng ví điện tử. Các ví điện tử phổ biến trên thị trường hiện được dùng nhiều nhất để nạp tiền điện thoại, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn định kỳ, thanh toán dịch vụ giao đồ ăn và đặt xe công nghệ. Trong đó, MoMo và ZaloPay được dùng nhiều nhất để nạp tiền điện thoại, chuyển tiền và thanh toán hóa đơn định kỳ. Moca được dùng chủ yếu cho nhu cầu thanh toán xe công nghệ (đối tác của Grab), nạp tiền điện thoại, chuyển tiền và giao đồ ăn.

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Chơi game để… cứu thế giới!


Đây không phải chuyện đùa mà là câu chuyện hoàn toàn nghiêm túc. Foldit là một game do đại học Washington phát triển mà khi chơi nó người chơi có thể góp công vào việc phát minh vaccine tiêu diệt virus Covid-19 đang đe dọa nhân loại. Càng kỳ thú hơn nữa là để góp công vào điều này bạn không nhất thiết phải có trình độ gì về hóa sinh.

Giáo sư Brian Koepnick đang giải thích về “gấp protein” và trò chơi Foldit

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

YouTube giữa mùa dịch Covid-19: Thà xóa lầm hơn bỏ sót!


YouTube có một đội ngũ nhân sự rất lớn để kiểm soát các video được tải lên. Trong tình hình đại dịch Covid-19 họ phải giảm một lượng lớn nhân sự này. Như vậy phải chăng việc kiểm duyệt các video tải lên YouTube sẽ lỏng lẻo hơn? Câu trả lời là Không, mà ngược lại.

Trong thông báo mới nhất gửi đến người dùng, YouTube viết:

“Tại YouTube cũng như tại các công ty đối tác, chúng tôi có các nhóm phụ trách việc hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng YouTube – từ những chuyên viên trả lời các câu hỏi của người dùng và nhà sáng tạo, đến những người đánh giá video để phát hiện hành vi vi phạm chính sách. Các nhóm và công ty đối tác này có hàng ngàn nhân viên chuyên trợ giúp người dùng và nhà sáng tạo. Trước diễn biến phức tạp của virus corona, chúng tôi đang tiến hành những bước cần thiết để bảo vệ sức khỏe của nhân viên, lực lượng lao động mở rộng, và các cộng đồng nơi họ sinh sống. Một trong những bước này là giảm số lượng nhân viên ở một số địa điểm nhất định.

Amazon trong cơn lũ SARS-CoV-2

Giữa cao điểm của dịch SARS-CoV-2 nhiều công ty phải hạn chế giờ làm việc của nhân viên, cho làm việc tại nhà hoặc cho nghỉ việc tạm thời. Các đại gia công nghệ như Google, Apple, Microsoft… cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên có một đại gia công nghệ khác hành xử ngược lại, đó là Amazon. Giữa cao điểm dịch SARS-Cov-2, họ tuyển thêm nhân viên, tăng giờ làm việc tại chỗ của nhân viên!

Dù đã tự động hóa cao độ, Amazon vẫn cần đến hàng trăm ngàn công nhân lao động trực tiếp

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

Làm sao phát hiện ra ảnh giả?

Với báo chí hiện đại, hình ảnh đóng vai trò rất quan trọng. Một hình ảnh đúng lúc, đúng chỗ nói lên nhiều nội dung và tác động hơn hẳn bài viết hàng ngàn chữ. Chính vì vậy, việc phát hiện kịp thời các hình ảnh không trung thực trước khi đưa lên trang báo vô cùng cần thiết.

Một ví dụ về hình ảnh sai: Tuần trước, một số báo Việt Nam đăng tin Nhà Trắng gặp các công ty công nghệ lớn để bàn về việc kiểm soát dịch coronavirus. Tin đăng kèm với ảnh này và chú thích là ảnh chụp cuộc gặp, với lần lượt từ trái qua phải là: CEO Tim Cook của Apple, Tổng thống Donald Trump, CEO Satya Nadella của Microsoft và CEO Jeff Bezos của Amazon. Ảnh chụp là thật và đúng là chụp ở Nhà Trắng, nhưng không phải trong cuộc họp nói trên mà là cuộc gặp ngày 19-6-2017.