Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Hoài Nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Hoài Nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

Trợ lý ảo – nơi trí tuệ nhân tạo đua tài

Ngày 25-9, Bộ Thông tin & Truyền thông đã tổ chức lễ ra mắt Nền tảng trợ lý ảo tiếng Việt - Viettel Cyberbot. Đây là nền tảng do Trung tâm Không gian mạng Viettel, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội phát triển với mục đích giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng trên nền tảng công nghệ xử lý ngôn ngữ tiếng Việt.

Viettel Cyberbot – một nền tảng công nghệ xử lý ngôn ngữ tiếng Việt, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Nguồn: Cyberbot.vn

Viettel Cyberbot là nền tảng trợ lý ảo tiếng Việt, giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống tổng đài tự động thông qua tương tác với khách hàng bằng tin nhắn (Chatbot) hoặc bằng giọng nói (Callbot).

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

Rồi một ngày, smartphone trở thành đồ cổ

Điện thoại di động ra đời khiến cho chiếc điện thoại cố định cồng kềnh ngày càng trở thành bất tiện và thừa thãi. Rồi điện thoại thông minh ra đời với quá nhiều tính năng khiến chiếc điện thoại di động trở thành lạc hậu. Liệu đến khi nào điện thoại thông minh (smartphone) sẽ trở thành đồ cổ? Và cái gì sẽ thay thế nó? Dường như Mark Zuckerberg và Facebook đang tìm ra câu trả lời.

Facebook sắp ra mắt Oculus Quest 2, thế hệ mới của VR tất-cả-trong-1

Bộ thiết bị đeo Oculus Quest 2 của Facebook

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2020

Google tham gia hạn chế biến đổi khí hậu

Tuần lễ Khí hậu Thế giới diễn ra từ 21 đến 27-9-2020 tại New York. Đây là Hội nghị thượng đỉnh diễn ra cùng với Đại hội đồng Liên hiệp quốc và quy tụ các nhà lãnh đạo quốc tế từ doanh nghiệp, chính phủ và xã hội dân sự để thể hiện hành động đối với biến đổi khí hậu. Nhân dịp này, CEO Sundar Pichai của Google và Alphabet công bố những chính sách quan trọng của mình trong việc hạn chế biến đổi khí hậu.

Sundar Pichai, CEO Google & Alphabet phát biểu về Chương trình hành động về môi trường của Google. Ảnh chụp màn hình.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong Google Maps

Khi bạn xác định một điểm đến  trên Google Maps và yêu cầu nó chỉ đường, Google Maps sẽ không chỉ xác định vài ba lộ trình đến đó mà còn ước lượng thời gian đi nữa. Để có được những thông tin ấy ở mức chính xác cao nhất, Google Maps đã vận dụng nhiều đến trí tuệ nhân tạo. Hiểu cách hoạt động của Google Maps sẽ giúp bạn sử dụng nó hiệu quả hơn.

Theo thống kê của Google, mỗi ngày quãng đường mà tất cả những người lái xe tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng Google Maps để điều hướng di chuyển lên đến hơn 1 tỷ km. Khi bạn lên ô tô hay xe máy (hoặc ngay cả đi bộ) và bắt đầu điều hướng, trên màn hình sẽ hiển thị ngay một số điều: đi đường nào, giao thông dọc theo tuyến đường của bạn đông hay thoáng, thời gian di chuyển ước tính và thời gian đến dự kiến (ETA, Estimate Time of Arrival). Tất cả những điều này nhìn có vẻ đơn giản, nhưng để có được chúng Google Maps đã phải làm rất nhiều việc phía sau hậu trường.

Bài viết này sẽ đi sâu vào hai mảng công việc chính của Google Maps: giao thông và định tuyến, tức trả lời 2 câu hỏi: 1. Làm sao Google Maps biết khi nào có tắc đường? và 2. Google Maps xác định tuyến đường tốt nhất cho chuyến đi bằng cách nào?


Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

Thực tế ảo và tương lai của tiếp thị

Nhân việc ra mắt nền tảng trải nghiệm Thực tế ảo Xã hội Horizon của Facebook, nhà tương lai học về công nghệ Cathy Hackl có những dự báo về tương lai của tiếp thị truyền thông xã hội. Bài đăng trên tạp chí Forbes, bài viết dưới đây dẫn lại những ý chính của tác giả.

Khi mọi người phải cách xa nhau, sự hiện diện là quý giá

Đại dịch đang khiến nhiều người trên toàn cầu phải ở nhà, hạn chế tiếp xúc cơ thể lẫn tiếp xúc xã hội. Gia đình và bạn bè kết nối thông qua các cuộc gọi Zoom, người ta dự tiệc sinh nhật bằng cách lái xe qua để gửi quà rồi đi luôn. Các chuyên gia dành vô số giờ trên màn hình để nói chuyện với đồng nghiệp và khách hàng. “Mệt mỏi vì Zoom” là lời than thở của những người phải làm việc từ xa. Trong những điều kiện như vậy, người ta thấy rằng “sự hiện diện” là quan trọng hơn bao giờ hết.

Sự hiện diện trong không gian - cảm giác “có mặt ở đó” nhờ sự xuất hiện trong một không gian ảo - có thể giúp những người đang sống trong một thế giới bị ảnh hưởng bởi đại dịch và xa nhau về thể chất cảm thấy thỏa mãn vì có được trải nghiệm xã hội và cảm giác thân thuộc.

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

Trí tuệ nhân tạo giúp chụp MRI nhanh gấp 4 lần

Ngày 18-8-2020, các nhà nghiên cứu tại Facebook Inc. và NYU Langone Health công bố kết quả một thí nghiệm hợp tác giữa hai đơn vị này kéo dài hai năm cho thấy trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra tốc độ chụp cộng hưởng từ (MRI) tăng gấp bốn lần.

Chụp MRI là giải pháp chẩn đoán hiệu quả nhưng là nỗi sợ hãi của nhiều người. 

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Hai “ông lớn” về tài liệu sát nhập với nhau

Nếu bạn làm công tác thiết kế, nghiên cứu, dạy học hay bất cứ công việc gì cần đến tài liệu thì chắc chắn bạn đã từng sử dụng qua SlideShare, kho đồ họa, tài liệu trình chiếu, video… khổng lồ và Scribd, kho tư liệu sách điện tử và sách nói lớn nhất thế giới. Vào ngày 24-9 sắp tới, SlideShare sẽ chính thức sát nhập với với Scribd, hai ông lớn đã lớn càng thêm lớn.

SlideShare: kho slide, infographics khổng lồ

Màn hình chính của SlideShare

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

4, đến 3, rồi lại 5

Bạn ngồi làm việc là sẽ bật máy tính lên với hệ điều hành Windows và bộ Office của Microsoft, bạn tìm kiếm thông tin hay cần chỉ đường thì sẽ sử dụng đến Google, bạn muốn giao tiếp với xã hội thì thông qua Facebook… Gần như toàn bộ các hoạt động của mọi người trên thế giới đều bị chi phối bởi một vài đại gia công nghệ. Đó là những công ty công nghệ nào? 3, 4, hay 5 công ty?

Bộ tứ quyền lực

Năm 2017, Scott Galloway cho ra mắt tác phẩm The Four (Bộ Tứ) nói về 4 đại gia công nghệ mà theo ông “suốt 20 năm qua đã truyền khá nhiều cảm hứng cho chúng ta, từ niềm vui, kết nối bạn bè, sự giàu có và cả khám phá những điều mới mẻ, nhiều hơn bất cứ ai trong lịch sử nhân loại”. 4 đại gia đó là Apple, Amazon, Facebook Google. Quyển sách nhanh chóng lọt vào danh sách Best Seller của New York Times. Tóm tắt đánh giá của Galloway về 4 đại gia công nghệ đó như sau:

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

Staycation giúp Airbnb hồi sinh trong đại dịch


Du lịch có lẽ là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch COVID-19, trong đó nền tảng chia sẻ dịch vụ lưu trú Airbnb chịu tổn thương vô cùng nghiêm trọng, đến mức các nhà quan sát cho rằng đại diện tiêu biểu của nền kinh tế chia sẻ này đang tiến tới cái chết lâm sàng. Thế nhưng một vài tháng qua Airbnb bỗng hồi sinh với doanh thu tăng vọt, nhờ một loại dịch vụ: Staycation.

Airbnb và cơn ác mộng COVID-19

Airbnb (chia sẻ nơi lưu trú) cùng với Uber (chia sẻ phương tiện vận chuyển) được xem là những công ty khởi nguồn cho nền kinh tế chia sẻ và cùng là những kỳ lân khởi nghiệp lừng lẫy nhất thế giới. Thế nhưng thật bất ngờ, cùng với những biến tướng bất lợi của nền kinh tế chia sẻ, năm 2019 Airbnb đã công bố lỗ 322 triệu USD.

Không dừng lại ở đó, bước sang năm 2020 đại dịch COVID-19 lan rộng khắp thế giới, toàn bộ dịch vụ du lịch gần như đóng băng, kéo theo tình trạng không có khách của các dịch vụ lưu trú. Doanh thu của Airbnb suy giảm trầm trọng.

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

Không quan tâm ai sẽ mua TikTok, Facebook tung ra Reels để thay thế TikTok

Giữa lúc TikTok đang bị cấm sử dụng tại Mỹ và các đại gia Microsoft, Twitter đang lăm le thâu tóm ứng dụng này từ Trung quốc thì Facebook lại chọn một hướng đi khác. Ngày 5-8 Facebook vừa cho ra mắt Reels, ứng dụng tạo video ngắn với những tính năng tương tự TikTok để thách thức đối thủ này.

Instagram Reels của Facebook rất giống TikTok. Ảnh: Facebook

Reels là gì?

Reels không phải là một ứng dụng độc lập mà là một phần nằm trong Instagram, vốn là một ứng dụng nổi tiếng đã được Facebook mua lại từ năm 2012 với giá 1 tỷ USD. Chính điều này là một lợi thế lớn của Reels, bởi vì một người đã cài đặt Instagram rồi thì mặc nhiên họ sẽ được cập nhật Reels và trở thành người dùng Reels. Trên thực tế, Instagram đã ra mắt Reels lần đầu tiên ở Brazil vào tháng 11-2019, sau đó là Pháp, Đức và Ấn Độ. Ngày 5-8, Instagram chính thức mở rộng Reels sang Mỹ và hơn 50 quốc gia, khu vực khác (chưa có Việt Nam).

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2020

Microsoft với thương vụ mua TikTok

Thông tin Microsoft sẽ mua TikTok đang thu hút sự quan tâm không chỉ giới công nghệ trên toàn thế giới mà cả giới kinh doanh và chính trị nữa. Diễn biến của sự kiện này sẽ còn nhiều thay đổi trong thời gian ngắn sắp tới, bài viết này chỉ nhằm tìm hiểu TikTok là gì và vì sao nó lại tạo được sự quan tâm lớn như vậy.

Microsoft mua TikTok đang là thương vụ thu hút sự quan tâm của toàn thế giới

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

GPT-3: Khi máy viết văn… hay hơn người!

Tháng 5-2020, công ty OpenAI vừa giới thiệu công cụ tạo văn bản GPT-3 dựa trên trí tuệ nhân tạo. Màn trình diễn của GPT-3 trong buổi giới thiệu này đã gây kinh ngạc cho giới chuyên môn với khả năng sáng tác văn chương của nó không kém gì người thật, nếu không muốn nói là… hơn!

Năng lực viết văn của GPT-3 như con người

Các bạn hãy đọc đoạn văn sau đây, mô tả cảm xúc của John St Clair Etouffee, chuyên gia nghệ thuật nổi tiếng thế giới, khi đi dạo quanh bảo tàng Louvre thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật, và dừng lại trước bức La Gioconda, trò chuyện cùng nàng Mona Lisa nổi tiếng của Leonardo da Vinci:

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

Tốc độ Internet tại Việt Nam: Không tệ, nhưng chưa phải là tốt

Số liệu phân tích của Speedtest vừa được công bố cho thấy tốc độ Internet tại Việt Nam trong tháng 6-2020 tuy có cải thiện so với 2 tháng trước đó nhưng vẫn thấp hơn một chút so với tốc độ trung bình của thế giới.

Speedtest.net là một dịch vụ web có trụ sở tại Mỹ cung cấp bảng phân tích miễn phí các số liệu về hiệu suất truy cập Internet, như tốc độ truy cập và độ trễ kết nối dữ liệu. Dịch vụ này đo tốc độ truyền dữ liệu và độ trễ kết nối Internet dựa trên khoảng 8.000 máy chủ phân tán theo địa lý trên toàn thế giới (tính đến tháng 11-2019). Mỗi thử nghiệm đo tốc độ dữ liệu cho hướng tải xuống, tức là từ máy chủ đến máy tính người dùng và tốc độ tải lên dữ liệu, tức là từ máy tính của người dùng đến máy chủ. Các thử nghiệm được thực hiện trong trình duyệt web của người dùng hoặc trong các ứng dụng.

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2020

AR (thực tế tăng cường) ngày càng đi vào đời sống

Những năm gần đây thuật ngữ Thực tế tăng cường (AR: Augmented Reality) dần trở nên quen thuộc với mọi người. Từ chỗ là một công nghệ cao cấp chỉ ứng dụng trong các nghiên cứu khoa học hay các lĩnh vực công nghệ phức tạp thì giờ đây AR đã hiện diện trong rất nhiều mặt của cuộc sống. Ai cũng có thể tiếp cận AR, chỉ với chiếc smartphone nhỏ gọn của mình.

AR (Augmented Reality, thực tế tăng cường) và VR (Vitual Realty, thực tế ảo) khác nhau thế nào?

VR là công nghệ ra đời cách nay khá lâu, nó sẽ đưa bạn vào một thế giới hoàn toàn ảo do máy tính tạo ra. Trong các ứng dụng phổ biến, thế giới này có thể là một nhà bảo tàng, một phòng triển lãm hay một khu du lịch. Khi bạn đeo vào một chiếc kính đặc biệt VR bạn sẽ thấy được môi trường do máy tính tạo ra chung quanh mình, giống như bạn đang sống trong đó. Với VR, bạn có thể tham quan, khám phá các điểm đến ở rất xa trong khi chỉ ngồi yên một chỗ trong phòng của mình. Nếu có thêm những thiết bị chuyên dụng, như tay cầm chơi game, bạn có thể hoạt động trong môi trường ảo đó. Đây chính là các ứng dụng chơi game thực tế ảo.

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2020

Những công trình nghiên cứu mang tên Việt Nam tại Hội nghị Quốc tế về Máy học

Tại Hội nghị Quốc tế về Máy học ICML (International Conference on Machine Learning) 2020 (lần thứ 37) diễn ra từ ngày 12-7 đến 18-7-2020, Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo VinAI Research (thuộc Tập đoàn Vingroup) đã có 3 công trình nghiên cứu được công bố. Đây là một kết quả rất đáng tự hào.

Hội nghị Quốc tế về Máy học là gì?

Hội nghị Quốc tế về Máy học (ICML) là hội nghị học thuật quốc tế hàng đầu về máy học. Cùng với NeurIPS, đây là một trong hai hội nghị chính có tác động cao trong nghiên cứu Máy học và Trí tuệ nhân tạo trên toàn cầu, được Hiệp hội máy học quốc tế (IMLS) hỗ trợ.
ICML được tổ chức hàng năm, lần đầu tiên được tổ chức tại Pittsburg, bang Pennsylvania, Mỹ năm 1980. Năm nay hội nghị được tổ chức từ ngày 12 đến 18-7 tại Vienne, Áo là lần thứ 37 và cũng là lần đầu tiên ICML được tổ chức dưới hình thức online, vì lý do ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19.

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020

Google Earth - Mười lăm năm ấy, biết bao nhiêu tình?

Google Earth (Google Trái đất) ra đời năm 2005, đến nay vừa tròn 15 năm. Nhân dịp này, bà Rebecca Moore, giám đốc Google Earth, đã có bài viết nhìn lại chặng đường 15 năm qua.

Ở Google Earth, người ta thường nói đùa với nhau rằng nếu Google Maps giúp bạn tìm đường đi thì Google Earth sẽ giúp bạn… đi lạc! Với Google Earth, bạn có thể ngắm hành tinh của chúng ta như một phi hành gia từ vũ trụ, sau đó di chuyển đến bất cứ nơi nào trên đó chỉ trong tích tắc bằng một cú nhấp chuột. Cả buổi trời khám phá các thành phố, phong cảnh và những câu chuyện trên Google Earth, bạn sẽ hầu như không trầy xước một cái móng chân.

Hiện đã 15 tuổi, Google Earth vẫn là kho lưu trữ hình ảnh địa lý có thể truy cập công khai lớn nhất thế giới. Nó kết hợp không ảnh, ảnh vệ tinh, địa hình 3D, dữ liệu địa lý và chế độ xem phố giúp bạn lướt qua để khám phá như đi trên một tấm thảm khổng lồ. Nhưng Google Earth không chỉ là một quả cầu kỹ thuật số 3D. Công nghệ nằm ẩn sau Google Earth giúp cho mọi người đều có thể lập bản đồ, có thể hiểu rõ hơn về thế giới của chúng ta và hành động để tạo ra sự thay đổi tích cực.

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2020

Bị tẩy chay, Facebook chịu tác động của quy luật “80/20” hay “Cái đuôi dài”?

Đến cuối tháng 6 đã có hơn 100 thương hiệu lớn trên thế giới tuyên bố ngừng quảng cáo trên Facebook, trong đó có những khách hàng lớn bậc nhất như CocaCola, P&G, Unilever… Ai đã từng tìm hiểu qua về kinh tế học đều biết quy luật 80/20, theo đó 80% doanh thu của một đơn vị đến từ 20% khách hàng lớn nhất. Như vậy theo quy luật này, với việc mất đi số khách hàng lớn nhất doanh thu quảng cáo của Facebook sẽ suy giảm trầm trọng, thế nhưng doanh thu của họ chẳng giảm là bao. Quy luật 80/20 đã không còn giá trị?

Chiến dịch tẩy chay Facebook trên toàn cầu

Biểu tượng của Chiến dịch Stop Hate for Profit

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2020

Dùng Google để tìm khủng long trong nhà bạn


Cuối quý 1 năm nay, người sử dụng smartphone đã hết sức hào hứng với ứng dụng Google 3D Animals, qua đó người sử dụng có thể cho “xuất hiện” và tương tác với rất nhiều loại động vật ngay trong nhà của mình, như hổ, cá sấu, chó… Google vừa bổ sung vào danh sách các loài thú này hàng chục loại động vật độc đáo, đó là loài khủng long. Lần này công nghệ được cải tiến để mang lại những cảm giác thật hơn nữa.

Một số loài khủng long và cảnh tái hiện chúng trên bờ biển, cánh đồng, đường phố

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2020

Elon Musk - Kẻ phản đối Trí tuệ Nhân tạo

Thời đại công nghệ 4.0 là thời của Trí tuệ Nhân tạo (AI). Hầu như tất cả các ông lớn công nghệ trên thế giới – từ Microsoft, Google đến Facebook, Apple và nhiều công ty công nghệ lớn của Trung quốc, châu Âu – đều dành những nỗ lực lớn nhất cho nghiên cứu và ứng dụng AI. Thế nhưng có một nhân vật lẫy lừng trong giới công nghệ lại lớn tiếng phản đối việc ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo. Đó là Elon Musk.

Tranh cãi về hiểm họa của AI

Elon Musk được xem là doanh nhân công nghệ nổi tiếng nhất hiện nay. Ông là người sáng lập của hàng loạt công ty công nghệ tầm cỡ trên thế giới, trong đó đáng chú ý nhất là Tập đoàn Công nghệ Khai phá Không gian SpaceX (công ty tư nhân về tên lửa đẩy và tàu vũ trụ đầu tiên và duy nhất trên thế giới hiện nay) và Tesla Inc. (công ty chuyên thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm ô tô điện và linh kiện cho các phương tiện chạy điện). Tháng 12-2016, ông được xếp hạng 21 trong danh sách Những người quyền lực nhất thế giới của Forbes. Năm 2019 được xếp hạng đầu tiên trong danh sách Forbes của các nhà lãnh đạo sáng tạo nhất năm. Với vị thế như vậy, quan điểm của Elon Musk về một lĩnh vực nóng như Trí tuệ nhân tạo chắc chắn sẽ gây chú ý và ảnh hưởng lớn đến giới công nghệ nói riêng, dư luận thế giới nói chung.

Elon Musk, Bill Gates và Mark Zuckerberg tranh cãi nảy lửa về AI

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

Facebook giúp người dùng chia sẻ thông tin đáng tin cậy hơn


Facebook cho biết rằng khi hỏi mọi người loại tin tức nào họ muốn xem trên Facebook, thì câu trả lời là muốn thông tin kịp thời và đáng tin cậy. Vì vậy, từ năm 2018 Facebook đã cung cấp nút Context (Ngữ cảnh) để cung cấp thông tin về các nguồn bài viết trong News Feed. Hôm nay, Facebook bổ sung thêm một tính năng, đó là đưa ra một màn hình thông báo để người dùng biết khi nào các bài báo mà họ định chia sẻ đã cũ hơn 90 ngày.

Nút Context là gì?

Đó là nút tròn nhỏ hình chữ i nghiêng xuất hiện ở góc dưới bên phải của hình đại diện cho một liên kết (link) khi người dùng dẫn link đó. Khi nhấp vào nút chữ i này sẽ có những thông tin xuất xứ của liên kết.

 
Màn hình bên trái là nội dung liên kết hiện trên News Feed của Facebook, nút Context là nút i ở góc dưới bên phải hình đại diện. Màn hình bên phải là thông tin về nguồn cung cấp, hiện lên khi nhấn nút Context.